Powered by Techcity

Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Di sản văn hóa không chỉ được coi là tài sản có giá trị giáo dục truyền thống, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, mà còn là một nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây, quan niệm về giáo dục di sản đã có nhiều đổi mới. Các điểm di sản, trung tâm trưng bày văn hóa đều có thể trở thành địa điểm học tập mà học sinh tất cả lứa tuổi có thể trực tiếp trải nghiệm.

_lan7395.jpg

Tiết học ngoại khóa đặc biệt

Tháng 9 vừa qua, có dịp theo chân thầy và trò Trường tiểu học Xuân An đến di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết) trong một giờ học ngoại khóa ngay thời điểm Lễ hội Katê diễn ra, chúng tôi cảm nhận được sự hào hứng lan truyền từ các em. Tiết học khá đông học sinh giữa một không gian rộng nhưng lại rất trật tự và ai cũng chăm chú như sợ bỏ sót bất cứ dữ liệu nào đó. Những tưởng thời đại công nghệ 4.0, học sinh tiếp xúc nhiều với các thiết bị công nghệ số sẽ ít hứng thú với lịch sử, song nhiều em đã chủ động tìm hiểu, đặt các câu hỏi, nêu lên những thắc mắc với người phụ trách.

_lan7329.jpg
<i>Học sinh Trường tiểu học Xuân An trong tiết học ngoại khóa tại di tích ảnh Ngọc Lân<i>

Quan sát sự hứng thú trong suốt buổi học của các em, cô Hàn Thị Bích Hiền – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Xuân An (TP. Phan Thiết) chia sẻ: “Giáo dục trải nghiệm di sản là một cách tiếp cận mới để các em tự lĩnh hội kiến thức, đồng thời phát triển toàn diện nhân cách. Để thực hiện các chuyến đi không hề đơn giản vì liên quan đến nhiều yếu tố. Nhưng nhà trường luôn nỗ lực, lên kế hoạch từ đầu năm học để vận dụng linh hoạt sự đổi mới trong dạy học. Và rõ ràng những bài học mà các em tự thu nhận được từ trải nghiệm thực tế đọng lại lâu bền, sâu sắc hơn. Bằng việc gợi mở vấn đề, đặt câu hỏi, tạo cho các em cơ hội tự khám phá, tự trải nghiệm, từ đó góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho học sinh trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, di sản văn hóa của dân tộc ngay từ bậc tiểu học. Còn với người thầy cũng sẽ thay đổi phương pháp dạy, gắn lý thuyết với thực tiễn”.

_lan7593.jpg
<i>Nghi lễ cúng Tết Katê tại Di tích tháp Pô Sah Inư ảnh Ngọc Lân<i>

Nhiều học sinh bày tỏ sự hào hứng, nhận xét: Buổi hoạt động ngoại khóa không chỉ là chuyến tham quan, được đi chơi mà còn là một giờ học tập bổ ích, thiết thực. Tại đây, các thông tin được giới thiệu ngắn gọn, đi kèm hình ảnh thực tế giúp chúng em không chỉ ghi nhớ kiến thức lịch sử mà cảm giác lại thoải mái, thư giãn…

Tăng cường sự phối hợp

Thực tế chứng minh, di sản văn hóa không thể đứng ngoài sinh hoạt của cộng đồng dân cư, hoặc đứng ngoài không gian văn hóa của nó. Ðể có thể duy trì sức sống cho di sản văn hóa vốn đã được nhân loại tôn vinh, thì trước hết các di sản văn hóa ấy phải được bảo tồn như nó vốn có, phải được “sống”, được tôn vinh, được người dân thừa nhận ngay trong chính đời sống của cộng đồng. Cho nên, cần ứng xử với di sản văn hóa bằng lòng tự hào dân tộc, bằng hiểu biết và niềm đam mê cái đẹp, bằng cảm nhận sự tinh túy các di sản văn hóa.

hs-ve-salon.jpg
<i>Học sinh tham quan tại Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ<i>

Tại Bình Thuận, từ năm 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp về “Hoạt động giáo dục thông qua di sản văn hóa và tổ chức học tập ngoại khóa tìm hiểu về di sản văn hóa địa phương tại các bảo tàng, di tích trên địa bàn tỉnh” giai đoạn 2020 – 2025 . Trong đó, năm 2023, những “Giờ học lịch sử” được các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đẩy mạnh. Như tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận đã đón 67 đoàn với hơn 4.000 học sinh tham quan, tìm hiểu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tìm hiểu về Trường Dục Thanh – nơi Bác Hồ dừng chân dạy học. Còn tại Nhà trưng bày Bảo tàng tỉnh, đón 13 đoàn với hơn 1.300 học sinh. Đặc biệt, tại Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ (xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc), đã đón gần 8.000 học sinh và giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham quan.

_lan0430.jpg
_lan0581.jpg
<i>Học sinh tham quan và tìm hiểu văn hóa tại Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm ảnh Ngọc Lân<i>

Ngoài ra, Bảo tàng tỉnh cũng đã linh hoạt trong việc tổ chức trưng bày, triển lãm tranh lưu động về “Bảo tồn di sản văn hóa địa phương” tại một số trường học; trưng bày các chuyên đề ảnh giới thiệu di tích, lễ hội, thắng cảnh… phục vụ học sinh đến tham quan, nghiên cứu tại di tích tháp Pô Sah Inư; mời nghệ nhân trình diễn nghề truyền thống, biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm vào dịp hè, lễ, tết phục vụ học sinh tham quan, nghiên cứu. Tại Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình lại mời nghệ nhân trình diễn, hướng dẫn cho học sinh tham gia trải nghiệm thực hành về nghề dệt thổ cẩm, nghề gốm và bánh gừng truyền thống của người Chăm hay tổ chức các trò chơi dân gian Chăm như bịt mắt đập niêu, thảy que vào bình gốm, đội nước tiếp sức bằng bình gốm…

img_5937.111.jpg
img_5933.1111.jpg
<i>Triển lãm tranh lưu động về Bảo tồn di sản văn hóa địa phương<i>

Bên cạnh đó, một số trường học trong tỉnh cũng đã linh hoạt khai thác nguồn di tích, lễ hội văn hóa, làng nghề tại địa phương để đưa học sinh đến tìm hiểu học tập. Tổ chức hoạt động giáo dục với chủ đề “Di sản văn hóa ở quanh ta”, cuộc thi vẽ tranh, đố vui về di tích lịch sử… Đây là cách “vừa chơi, vừa học” giúp các em thêm yêu di sản quê hương.

tro-choi-tai-trung-tam-vh-cham.jpg
<i>Học sinh tham gia các trò chơi tại Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm<i>
bieu-dien-vn-dan-gian-cham.jpg
<i>Biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm phục vụ học sinh dịp hè<i>

Bà Lư Thái Tuyên – Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh đánh giá: Di sản văn hóa là một bộ phận rất quan trọng của nền văn hóa dân tộc, là chứng tích cho sự phát triển của cộng đồng. Nhân dân lao động vừa là chủ nhân, vừa là lực lượng nòng cốt để xây dựng nên kho tàng di sản văn hóa ấy. Vì thế, sự phối hợp giữa các bảo tàng với trường học là cần thiết, giúp cho các bảo tàng phát huy, lan tỏa sâu rộng được các giá trị lưu trữ vào đời sống, góp phần giáo dục thế hệ tương lai tình yêu và lòng tự hào với các di sản văn hóa của đất nước.

Nguồn

Cùng chủ đề

Khai mạc hoạt động các loại hình văn hóa Chăm

BTO-Sáng 5/10, tại Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm, Bảo tàng tỉnh tổ chức khai mạc hoạt động các loại hình văn hóa Chăm; tiếp nhận hiện vật, cổ vật năm 2024 và trưng bày chuyên đề “Dấu ấn gốm Chăm”. Hoạt động diễn ra trong ngày 5 - 6/10, chào đón Lễ hội Katê năm 2024 của đồng bào Chăm ...

Ấn tượng không gian “Triển lãm Di sản văn hóa Chăm Bình Thuận”

BTO-Cứ đến ngày 1/7 Chăm lịch, cộng đồng người Chăm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận lại hành hương về tháp Pô Sah Inư để tham dự Lễ hội Katê. Năm nay, trong không gian lễ hội dưới chân tháp, Bảo tàng tỉnh đã bố trí gian trưng bày về “Triển lãm Di sản văn hóa Chăm Bình Thuận – Linga vàng bảo vật Quốc gia, thế kỷ VIII – IX”. ...

Lễ hội Katê sẽ để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách

Lễ hội Katê năm 2024 sẽ diễn ra tại di tích tháp Pô Sah Inư (khu phố 5, phường Phú Hài, TP. Phan Thiết) vào ngày 1 - 2/10. Đến nay, công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được các đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh khẩn trương hoàn tất. ...

Đón gần 185.000 lượt khách tham quan, trải nghiệm

BTO-9 tháng năm 2024, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm nhân các ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước và tỉnh, thu hút gần 185.000 lượt khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu tìm hiểu, vượt 8% so kế hoạch và tăng 17,5% so cùng kỳ ngoái; trong đó có 7.985 lượt khách quốc tế. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế

Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần gắn liền với cộng đồng dân cư, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. Ngày nay di sản văn hóa không chỉ là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần của nhân dân mà còn là nguồn tài nguyên phong phú tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo và khác biệt cho...

Cùng tác giả

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 6/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm Kế hoạch đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên...

Gặp mặt, trao đổi kinh nghiệm công tác

BTO-Trong hai ngày 8 - 9/11, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận do đồng chí Nguyễn Hoài Anh - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác, trao đổi kinh nghiệm với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội. ...

Hợp tác và phát triển cộng đồng trong kinh tế tập thể

Hiện nay, tình hình phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) cơ bản dần ổn định và có chiều hướng phát triển khả quan hơn, cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực sau dịch Covid- 19, đa số các loại hình KTTT trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì ổn định. ...

Đã có tiêu chí phân loại hợp tác xã, phát triển kinh tế tập thể

Mô hình trồng dưa lưới ở Hàm Thuận Bắc.Quá trình triển khai thực hiện thì hợp tác xã (HTX) là một bộ phận quan trọng cấu thành để phát triển KTTT, được nhiều nơi thực hiện. Một trong những kiến nghị của tỉnh từ khi triển khai Nghị quyết số 20 là đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật HTX năm 2023, nhằm cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ phát...

‏Thuê xe đi Phan Thiết nhanh chóng, giá rẻ tại Xe Sài Gòn‏

‏Du lịch Phan Thiết có gì hấp dẫn?‏‏Phan Thiết là một thành phố thuộc tỉnh Bình Thuận, nằm cách TP. HCM 183 km về hướng Đông Bắc. Nổi tiếng với những bờ cát trắng trải dài, biển xanh và những hàng dừa cao vút, Phan Thiết luôn thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm. Không chỉ có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, Phan Thiết một điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn với những cộng...

Cùng chuyên mục

Thương lắm tấm lòng ông thầy già!

Hình ảnh một thầy giáo già nhấc từng bước chân chầm chậm lên bục nhận giấy khen của Ủy ban nhân dân thành phố, vì đã liên tục hơn 10 năm trao tiền quà hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học, khiến mọi người xúc động. Tấm gương điển hình quan tâm khuyến học đó là thầy Trương Quý Lô, nguyên Hiệu trưởng Trường Nam - Phan Thiết (nay là Trường tiểu học Đức Thắng 1), hiện thầy đang...

Mời tham gia viết bài cho Đặc san Bình Thuận xuân Ất Tỵ

Một mùa xuân mới lại sắp về trên quê hương thân yêu, như đã thành thông lệ đón xuân, vui tết hằng năm, Báo Bình Thuận sẽ xuất bản Đặc san Bình Thuận xuân Ất Tỵ - năm 2025. Ban Biên tập Đặc san xuân Báo Bình Thuận xin trân trọng kính...

Quy hoạch phát triển cơ sở văn hóa, thể thao

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nêu một số phương hướng phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao cụ thể. Số hóa dữ...

Khai mạc Giải Cúp các Câu lạc bộ Yoga Bình Thuận mở rộng lần II

Sáng 3/11, tại TP. Phan Thiết, đã diễn ra lễ khai mạc Giải Cúp các Câu lạc bộ Yoga Bình Thuận mở rộng lần II năm 2024. Ông Huỳnh Ngọc Tâm – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã dự lễ khai mạc, trao cờ cho các đơn vị dự giải. ...

Trao giải đua xe đạp vô địch các CLB tỉnh Bình Thuận

BTO - Sau thời gian thi đấu sôi nổi, Giải đua xe đạp vô địch các CLB tỉnh Bình Thuận mở rộng năm 2024 đã bế mạc và trao giải tại Nhà thi đấu Tổng hợp tỉnh. Tham dự giải có gần 200 cua rơ (nam nữ) đến từ 31 Câu lạc...

Gần 200 cua rơ tham gia giải đua xe đạp vô địch các CLB tỉnh Bình Thuận

BTO-Sáng 2/11, tại Tp.Phan Thiết đã diễn ra lễ khai mai mạc Giải đua xe đạp vô địch các câu lạc bộ tỉnh Bình Thuận mở rộng năm 2024. Tham dự giải có gần 200 cua rơ (nam, nữ) đến từ 31 Câu lạc bộ các tỉnh, thành về tham...

Phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận

BTO-Ban tổ chức Cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận đang phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2025). Cuộc thi dành cho tất cả các đối tượng có Quốc tịch...

Tuy Phong: Đền Pô Kloong Girai

1. Vị trí ngôi đền: Đền Pô Kloong Girai (Pô Kloong Gì-rài) nằm về phía Đông - Bắc trên đỉnh núi Phọ/ cơk Bhok (đối diện với núi Tàu/ cơk Hok khoảng chừng 1 km về phía Tây) cách thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận khoảng...

Nhớ anh Nguyễn Bùi Vợi

Nhà thơ - Nhà giáo Nguyễn Bùi Vợi sinh ngày 5/11/1933 tại xã Cát Ngạn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Tốt nghiệp Trường Trung cấp Khoa học xã hội Khu học xá Nam Ninh - Trung Quốc năm 1956, anh được phân công về Trường Sư phạm Hà Nội rồi chuyển lên dạy học ở Vĩnh Phú từ năm 1957 - 1971. ...

Xa rồi những mái nhà tranh!

Mái nhà tranh, vách nứa, cùng với bếp lửa có ông táo chụm bằng củi khô… là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với cuộc sống của người nông dân Việt Nam. Ai xa quê mà không hoài nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, nơi có mái tranh nghèo đã một thời chở che, nuôi dưỡng tuổi ấu thơ. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất