Powered by Techcity

Gạo nàng thơm quê nhà

Là một nông dân chính gốc, nhưng đã hơn 35 năm rồi; kể từ những năm đầu đất nước thực hiện đổi mới, tôi mới được ăn lại một bữa cơm gạo nàng thơm, nhưng lại là gạo nàng thơm Chợ Đào do người bạn ở Long An tặng cho 5 kg làm quà.

Khi nấu cơm, mùi thơm lúc cơm sôi làm tôi không quên được một thời ở quê hương nhiều khổ cực. Tôi nhớ như in, sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, tháng 12/1986. Đất nước tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý kinh tế sang kinh doanh XHCN; đổi mới quản lý nhà nước, đổi mới công tác tổ chức và cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác quần chúng của Đảng. Người nông dân được chia ruộng đất theo khẩu phần. Lúc bấy giờ, nhà tôi có 10 khẩu phần gồm: Ba, mẹ, bà ngoại và 7 anh em chúng tôi nên được chia 5 sào đất ruộng. Sau hơn 1 năm độc lập sản xuất, nộp khoán sản phẩm cho hợp tác xã, số lúa còn lại trong gia đình tôi đã có của ăn của để. Và, cũng từ đó mỗi năm ba, mẹ tôi dành 1 sào ruộng để trồng lúa nàng thơm, số còn lại vẫn làm lúa thường.

chen-com.jpg
Ảnh minh họa Nguồn Internet

Cuối tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch, đi dọc hai bên bờ ruộng nhìn những bông lúa chín vàng rực, tôi thấy ba tôi có một nụ cười rạng rỡ. Với khuôn mặt gầy gầy, xương xương của người nông dân khắc khổ, nụ cười và ánh mắt của ba làm cho tương lai của anh em chúng tôi sáng ngời hơn kể từ ngày đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Lúc bấy giờ, trên cánh đồng ruộng vài chục ha, chỉ lác đác vài sào là trồng lúa nàng thơm thôi, vì phải trồng lúa ngắn ngày mới đủ sản lượng nộp cho hợp tác xã và còn nuôi sống gia đình. Các loại lúa ngắn ngày, chỉ kéo dài trong vòng 3 tháng là thu hoạch, nhưng riêng lúa nàng thơm, thời gian phải gấp đôi.

Những đám ruộng chọn trồng lúa nàng thơm hơi cao hơn các ruộng khác một tý, để tránh ngập nước khi trời mưa dầm nhiều ngày, dễ tháo nước ra các đám ruộng thấp hơn; vả lại thân cây lúa nàng thơm cao hơn lúa thường, chiều cao của lúa khoảng 1,2 – 1,4 m nên rất dễ bị gãy, ngã khi bị ngập úng. Lúc bấy giờ, phân thuốc thì không có nhiều, nhưng lúa nàng thơm có đặc điểm ít sâu bệnh, chuộng phân hữu cơ; nhưng ngược lại là năng suất thì hơi thấp so với các loại lúa ngắn ngày khác. Từ đầu tháng 6 âm lịch bắt đầu nhổ mạ, cấy lúa, nhưng phải đến tiết mùa đông lạnh lúa mới trổ đòng. Sau 6 tháng, đến những ngày se lạnh thì mới thu hoạch. Hạt lúa thon dài, phía ngoài hạt gạo có một lớp cám mỏng rất thơm, chính giữa hạt có màu hồng. Lúa gặt được bó đem về, dùng trâu, bò đạp hoặc đập bằng tay, phơi khô cất để dành ăn trong các ngày tết. Trước đây, xay lúa, giã gạo bằng thủ công dùng sức người là chính, lớp cám vẫn còn nên gạo nàng thơm đem nấu cơm rất thơm. Cơm rất dẻo, để qua đêm ít bị thiu và cơm nguội ăn với muối đậu, muối mè thì nuốt nghẹn cả cổ. Những bữa được ăn cơm gạo nàng thơm đã xóa đi trong tôi những đói nghèo, thiếu thốn của thời bao cấp và khi nhắc lại thì nuốt nước miếng ừng ực.

Theo truyền thuyết dân gian kể, cái tên gạo nàng thơm xuất phát từ một chuyện tình buồn giữa nàng thơm và chàng trai nghèo trong thôn. Do môn đăng hộ đối, hai người không đến được với nhau, nàng thơm đau buồn qua đời. Hay tin người yêu mất, chàng trai đến bên mộ khóc than rồi chết theo. Chỗ họ chết mọc lên giống lúa có mùi thơm, hạt gạo có màu trắng đục như nước mắt của lứa đôi.

Vì giá trị và chất lượng của lúa nàng thơm, nên hàng năm ba, mẹ tôi thường dành một ít để đi biếu ông, bà và người thân trong dịp Tết Nguyên đán. Nhất là những người sinh sống nơi thành thị họ rất quý những hạt gạo giã bằng tay, chất dinh dưỡng trong lớp cám rất có lợi cho sức khỏe con người. Có một thời gian dài, chất lượng gạo nàng thơm không còn như xưa nữa; người nông dân và nhiều cơ quan đã bỏ giữa chừng nhiều năm, có thể giống bị thoái hóa. Và cũng có trường hợp vì lợi ích riêng nên thương lái trộn gạo nàng thơm với các loại gạo khác nên chất lượng không cao, mất thương hiệu. Trong những ngày mùa đông, lại sống xa quê hương có được người bạn tặng quà đặc sản, lòng tôi sung sướng vô cùng. Tôi thầm cảm ơn trời đất, cảm ơn cha mẹ đã sinh mình ra trên cõi đời này; thầm cảm ơn quê hương, cảm ơn những hạt lúa của người nông dân đã nuôi tôi khôn lớn nên người. Hôm nay, quê tôi không còn ruộng đất để trồng lúa như ngày trước nữa, tất cả ruộng đất đã trở thành những vườn thanh long xanh tốt bạt ngàn. Đêm về, ánh đèn điện sáng khắp cả vùng quê để chong đèn cho thanh long mùa tết. Tôi cầu mong, xuân về, tết đến thanh long của quê hương sẽ được mùa, được giá cho nông dân được nở nụ cười trên môi.                  

Nguồn

Cùng chủ đề

Thăm, làm việc với nhà máy chế biến tro, xỉ tại Vĩnh Tân

BTO - Ngày 18/1, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận do ông Lê Quang Huy – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc với Công ty CP Sông Đà Cao Cường và Cảng Quốc tế Vĩnh Tân đối với hoạt động xây dựng nhà máy tiêu thụ tro, xỉ và xuất nhập hàng hoá sau chế...

Đón lượng khách tăng cao, giữ vững “top đầu” về doanh thu

Phấn đấu đạt chỉ tiêu đón 9,5 triệu lượt khách (trong đó khách quốc tế khoảng 320.000 lượt) với tổng doanh thu trên 25.000 tỷ đồng nhằm giữ vững vị trí của Bình Thuận là 1 trong 9 tỉnh, thành phố có doanh thu du lịch cao nhất cả nước… Đây là...

Điểm nhấn mùa xuân ở thành phố du lịch

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, thành phố Phan Thiết ước đón trên 95.000 khách du lịch đến tham quan, vui chơi, nghỉ dưỡng. Thành phố đã chăm lo tết chu đáo; nhân dân thành phố và du khách đón năm mới trong không khí vui tươi, phấn khởi, an toàn, lành mạnh. ...

Thị trường dịp Tết Nguyên đán diễn biến bình thường

Theo Sở Công Thương Bình Thuận thì tình hình lưu thông, cung cầu hàng hóa trên thị trường vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 tại địa phương diễn biến bình thường… Năm nay các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh có...

Bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp tết

Thực hiện Công điện số 11/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh vừa có văn bản giao nhiệm vụ cho các cơ quan thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện đảm bảo...

Cùng tác giả

Thanh long Bình Thuận có mặt tại hội chợ triển lãm rau quả tại Đức

BTO-Từ ngày 5 - 7/2, tại CHLB Đức đã diễn ra hội chợ triển lãm rau quả Fruit Logistica Berlin. Đối với Việt Nam, trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt, Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) đã tổ chức cho 10 doanh nghiệp xuất nhập khẩu rau quả Việt Nam tham dự Fruit Logistica 2025, trong đó có Hiệp hội thanh long Bình...

Đảm bảo chu đáo, an toàn hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng quê hương và 135 năm ngày sinh của Bác

Tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã báo cáo nội dung các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) gắn với kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2025) và kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).Thành viên Ban Chỉ đạo 261 tỉnh và các đồng chí dự...

Về Tà Cú – tắm mát với thanh âm

Cứ mỗi độ vào xuân, Tà Cú - khu du lịch xanh và thân thiện của Hàm Thuận Nam hân hoan đón chào những bước chân hành hương. Trong 7 ngày đầu năm mới Ất Tỵ, Tà Cú có khoảng 12.000 lượt khách du lịch, viễn cảnh, hành hương đến đây. Ông...

Người diễn viên ca kịch bài chòi cả đời tâm huyết với nghệ thuật dân tộc

Nghệ sĩ Hoàng Thị Thúy Vân sinh năm 1951 tại Thọ Xuân, Thanh Hóa, tham gia hoạt động nghệ thuật ở Đoàn Ca kịch bài chòi Liên khu V từ năm 1964, khi mới 13 tuổi. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ác liệt ở miền Bắc, nghệ...

Tích cực chuẩn bị Đại hội Đảng bộ điểm cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030

Đảng bộ xã Hồng Thái, huyện Bắc Bình được Ban Thường vụ Tỉnh ủy lựa chọn tổ chức Đại hội điểm cấp cơ sở để rút kinh nghiệm trong toàn tỉnh, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đảng bộ xã Hồng Thái xác định đây là nhiệm vụ chính trị có ý...

Cùng chuyên mục

Người diễn viên ca kịch bài chòi cả đời tâm huyết với nghệ thuật dân tộc

Nghệ sĩ Hoàng Thị Thúy Vân sinh năm 1951 tại Thọ Xuân, Thanh Hóa, tham gia hoạt động nghệ thuật ở Đoàn Ca kịch bài chòi Liên khu V từ năm 1964, khi mới 13 tuổi. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ác liệt ở miền Bắc, nghệ...

Bình Thuận tổ chức Liên hoan ban nhạc, nhóm nhảy 2025

BTO-Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức Liên hoan các Ban nhạc, Nhóm nhảy tỉnh Bình Thuận năm 2025. Sự kiện này nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), gắn với kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2025). ...

Ấm áp xuân Phan Thiết

Thu hút công chúng Điểm nhấn bắt đầu bằng chương trình nghệ thuật kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và đón mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 vào tối 28/1 (29 tết). Có thể nói, đây là chương trình xuyên suốt mang dấu ấn đặc biệt kết nối trên tất cả các chương trình diễn ra cùng thời điểm trong đêm giao thừa. Chương trình nghệ thuật đặc sắc gồm 2 phần...

385 vận động viên chinh phục đỉnh Tà Cú

Đây cũng là sự kiện chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ.Giải năm nay có sự tham gia của 385 vận động viên (236 nam, 149 nữ) thuộc 54 đoàn đến từ 10 tỉnh, thành phố. Các vận động viên tham gia tranh tài ở các cự ly 6.300m (chạy 4.000m và leo núi 2.300m) dành cho nam; 5.300m (chạy 3.000m và leo núi...

Rực rỡ chương trình nghệ thuật kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng CSVN, chào Xuân Ất Tỵ

Tham dự chương trình có các đồng chí: Đặng Hồng Sỹ – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Bố Thị Xuân Linh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Võ Thanh Bình - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Thuận Bích – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.Có thể nói, chương trình nghệ thuật kỷ niệm 95...

Triển lãm “Di tích, lễ hội văn hóa tiêu biểu tỉnh Bình Thuận”

Đây là chủ đề hoạt động Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 đang được Bảo tàng tỉnh triển khai tại khuôn viên Bảo tàng đến ngày 28/2/2025. Tại đây, gần 150 hình ảnh hiện vật, cổ vật thuộc 7 chuyên đề về văn hóa khảo cổ học Sa Huỳnh,...

Triển lãm ảnh Xuân Thanh bình

BTO-Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và Mừng Xuân Ất Tỵ 2025, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Bình Thuận và Khu di tích Dục Thanh đã tổ chức triển lãm ảnh “Xuân Thanh bình”. Với chủ đề “Xuân Thanh bình”, triển...

Những cánh diều xuân rực rỡ trên biển Hàm Tiến – Mũi Né

BTO-Những ngày này, khi gió bấc thổi mạnh và trời trong xanh, bãi biển Hàm Tiến- Mũi Né, thành phố Phan Thiết thu hút rất đông du khách quốc tế yêu thích bộ môn lướt ván diều đến vui chơi, trải nghiệm cùng sóng và gió. Hàng trăm cánh diều sặc sỡ sắc màu tràn ngập không gian bãi biển. ...

Di tích vạn Thạch Long – nơi bảo tồn văn hóa vùng biển

Di tích vạn Thạch Long được hình thành từ thế kỷ XVIII. Di tích bao gồm quần thể kiến trúc trên diện tích gần 9.000 m2, kiến tạo theo lối kiến trúc nghệ thuật dân gian truyền thống, bề thế, trang nghiêm gồm các hạng mục công trình lịch sử - văn hóa như: Chánh điện, Võ ca, gian thờ Tiền vãng, gian thờ Năm bà Ngũ hành, am thờ Tiêu Diện Đại Sĩ, cột cờ, án phong, nhà...

Khách Tây thích thú tự tay gói bánh chưng ở Phan Thiết

Du khách tự tay gói bánh chưng và thưởng thức đặc sản truyền thống Việt Nam dịp cận Tết Nguyên đán ở Phan Thiết. Chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 18.1 tại The Cliff Resort ở thành phố Phan Thiết, Bình Thuận đã tổ chức Lễ hội bánh chưng lần thứ 12 dành cho du khách đang lưu trú. Rất đông du khách tham gia lễ hội ở Phan Thiết. Ảnh: Duy Tuấn Đặc sắc nhất lễ hội là du khách quốc tế thi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất