Powered by Techcity

Du lịch Phan Dũng, cung đường xanh

Trong những ngày tháng tư lịch sử, chúng tôi tiếp tục hành trình về với chiến khu xưa nơi núi rừng Phan Dũng. Qua các địa danh, cảnh sắc núi rừng đã cho chúng tôi một cảm giác thật hoang dã, tự nhiên. Những cánh rừng 1 thời che bộ đội, ngăn quân thù nay đã có diện mạo mới và có thể trở thành 1 cung đường xanh khi khai thác du lịch.

Rời hồ thủy lợi Phan Dũng, cùng dòng Tà Uông hiền hòa, men theo con đường cấp phối sỏi đó chúng tôi hướng đến địa danh có tên là Phùm. Phùm, theo tiếng dân tộc Rắc Lây nghĩa là cánh đồng lớn. Trong kháng chiến, đây là nơi tăng gia sản xuất như lúa và lương thực các loại cho bộ đội. Hiện Phùm có rất nhiều rẫy của bà con dân tộc Phan Dũng và có cả người Kinh từ Liên Hương, Phong Phú lên sản xuất. Họ trồng chủ yếu là các loại cây nông nghiệp ngắn ngày như đậu, bắp, lúa, mè. Đất đai ở đây khá tốt với nguồn nước quanh năm nên nhìn đâu cũng thấy 1 màu xanh biếc. Tuy nằm sâu trong rừng núi nhưng đất đai ở đây bằng phẳng giống như 1 lòng chảo mà xung quanh bao bọc bởi núi non. Cảnh sắc bình yên khiến con người ta càng gần gũi với thiên nhiên.

phan-dung-1.jpg
Rừng Phan Dũng nhìn từ trên cao

Chia tay Phùm, chúng tôi hướng đến 1 địa danh khác của xã Phan Dũng có tên Tân Lê. Nếu như Phùm là nơi sản xuất lương thực thì Tân Lê chính là nơi đóng quân của quân dân huyện Tuy Phong ngày đó. Vượt qua những con dốc khá cao, chúng tôi đến nơi sau gần 2 giờ đi bộ. Trước mắt chúng tôi là suối Tân Lê đang lượn lờ qua những gốc cây to. Khung cảnh khá đẹp với những thác nhỏ đan xen cùng những ghềnh đá nhấp nhô và nước trong veo. Rừng ở đây đẹp và có nhiều loại gỗ quý như loại cây căm liên, cà chí, căm xe, sao, gõ, giáng hương… Chúng mọc rất đều và trạc cỡ như nhau với đường kính từ 20 đến 30 cm và càng đi sâu vào thì những cây gỗ to xuất hiện càng nhiều. Vì được bảo vệ nghiêm ngặt nên ở đây còn khá nhiều lan rừng đang khoe sắc.

Rời Tân Lê trên con đường cấp phối được thi công vào năm 2014, chúng tôi hướng đến ngọn thác Yaly nằm trên khe núi Tà Hoàng. Đã tàn xuân nhưng núi rừng Phan Dũng vẫn còn sự lãng mạn trong sắc màu của mùa lá và hoa. Chừng 30 phút, chúng tôi đến 1 danh có tên Tằng Thú. Đây là nơi có đất đai khá phì nhiêu, bằng phẳng được bao bọc bởi những dãy núi nhấp nhô. Phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trong sự hùng vĩ của núi rừng và 1 chút lãng mạn của cỏ hoa. Tằng Thú là 1 vùng đất cổ xưa, là nơi sinh sống của đồng bào Phan Dũng trước và trong kháng chiến. Ngày đó đồng bào Phan Dũng sống tập trung ở đây kéo dài lên tới Tà Hoàng. Qua khỏi Tằng Thú, chúng tôi lạc vào 1 cánh rừng bằng lăng tuyệt đẹp. Những cây bằng lăng gỗ có thân trắng phau mọc đều, thẳng tắp, không xen lẫn. Buổi trưa, những tia nắng xuyên qua kẽ lá chiếu sáng những chùm hoa tim tím thật đẹp bình yên và thơ mộng. Cảnh vật thật mê đắm lòng người.

phan-dung-2.jpg

Qua khỏi rừng bằng lăng, chúng tôi đến căn cứ Tà Hoàng. Bên cạnh là căn cứ địa cách mạng thì Tà Hoàng còn là 1 vùng đất khá đặc biệt. Đến đây chúng ta sẽ thấy những thửa ruộng theo kiểu cổ xưa, những ngôi nhà sàn lấp ló trong núi. Tà Hoàng ngày xưa là vùng đất xưa của đồng bào Phan Dũng bây giờ, khi hòa bình lập lại, Đảng và Nhà nước thuyết phục đồng bao xuống núi đến khu vực bằng phẳng, dễ đi lại và phát triển cuộc sống dễ dàng hơn. Cho đến bây giờ, Tà Hoàng vẫn là hồn quê hương, là nơi để đồng bào đi về khi nhớ đến ông bà tổ tiên.

Qua những dãy ruộng cổ xưa mang tính đặc trưng của đồng bào Rắc Lây chúng tôi đến được suối Tà Hoàng. Đây chính là hạ lưu của thác Yaly mà chúng tôi đang hướng đến. Từ xa, chúng tôi đã nghe được thiếng thác đổ vang cả 1 góc rừng. Men theo con suối Tà Hoàng khá nhiều đá và được che mát bởi những bóng cây cổ thụ, chúng tôi đã đến được thác trong niềm hân hoan, vui sướng.

Thác Yaly khá đẹp, được đổ xuống từ độ cao hơn 100m tung bọt trắng xóa. Dưới chân thác là 1 hồ nước rộng chừng 100 m2, sâu chừng hơn 1m, nước trong vắt có thể nhìn tận đáy.

phan-dung.jpg

Không thể so sánh những ngọn thác ở Bình Thuận ngọn nào đẹp hơn vì mỗi ngọn thác có 1 vẻ đẹp riêng. Có ngọn thác đẹp với sự hùng vĩ của núi rừng nhưng cũng có ngọn thác đẹp theo vẻ yểu điệu hoang dã miền sơn cước. Với chúng tôi, thác Yaly cứ như 1 nàng thơ dịu dàng nơi núi rừng Phan Dũng. Mùa này thác ít nước nên khi nắng lên cao, dòng thác xuyên qua những tia nắng chiếu lấp lánh rất nên thơ, hữu tình. Trời xanh, mây trắng, quanh ngọn thác là những tán cây rừng luôn nở hoa theo mùa với hương thơm ngào ngạt gọi mời cho những đàn bướm lượn lờ đa sắc. Có đến thưởng ngoạn và hòa mình vào thiên nhiên nơi này, chúng ta mới cảm nhận hết được vẻ đẹp, chất thơ của 1 vùng núi rừng đầy cảm xúc như ở thác Yaly.

Có thể nói rằng, đến với núi rừng Phan Dũng là đến với cảnh quan thiên nhiên của núi rừng đầy ắp những cung bậc cảm xúc. Từ niềm hự hào của căn cứ địa cách mạng với các địa danh Phùm, Tân Lê, vùng đất cổ xưa Tằng Thú hay cố hương Tà Hoàng của đồng bào Phan Dũng đều cho chúng ta những cảm xúc riêng biệt và thú vị.

Thời gian gần đây, du lịch trekking đang trở thành xu hướng thì cung đường La Bá – Phan Dũng – Tà Năng sẽ là con đường hoa đầy màu xanh cho du lịch Bình Thuận.

Trekking là hoạt động đi bộ đường dài trên những địa hình phức tạp để khám phá thiên nhiên hoang dã kết hợp với du lịch dã ngoại, du lịch thể thao mạo hiểm, cắm trại trong rừng… bị hạn chế về cơ sở vật chất hay nhu cầu cần thiết. Vì thế, khám phá núi rừng Phan Dũng sẽ là 1 trải nghiệm thú vị và đầy mạo hiểm nhưng cũng đầy chất thơ cho 1 cuộc hành trình.

Nguồn

Cùng chủ đề

Đường đến mũi La Gàn

La Gàn là tên gọi theo tiếng Pháp Lagar của vùng đất Bình Thạnh xưa. Đây là nơi hội tụ của sự bình yên và giàu có 1 thời. Người ta so sánh La Gàn như một Hội An thu nhỏ. Trên bờ, ghe thuyền giao thương tấp nập, dưới biển thật lắm cá tôm. Trải qua trăm năm, đất La Gàn không còn sung túc như xưa nhưng mũi La Gàn vẫn trời xanh mây trắng, phong cảnh...

Đảm bảo an ninh vùng dân tộc thiểu số

Với 34 DTTS chiếm trên 8% dân số toàn tỉnh, hiện đồng bào DTTS tại Bình Thuận định cư, sinh sống tập trung ở 17 xã thuần và 32 thôn ghép thuộc 8/10 huyện, thị xã, thành phố. Nhờ quan tâm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nên vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nhìn chung đã khởi sắc, đời sống vật chất lẫn tinh thần của...

Cùng tác giả

Bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025 được Bình Thuận xác định là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… ...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng lần thứ nhất

Ngày 11/2/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Quyết định số 2161 quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy Bình Thuận. Tại thời điểm thành lập, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh có 23 tổ chức cơ sở Đảng và 564 đảng viên. Theo Đề án, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh có 4 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan...

Đưa hoạt động quảng cáo ngoài trời đi vào nề nếp

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh đến năm 2035, định hướng đến năm 2040 được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động quảng cáo, phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan nhằm đưa hoạt động này đi vào nề nếp, phát huy hiệu...

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Cùng chuyên mục

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Phát huy tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của tỉnh

Trong bối cảnh mới hiện nay, phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc là yêu cầu cấp thiết được đặt ra để thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. ...

Khám phá điểm đến Phú Quý

Phú Quý hay còn gọi là cù lao Thu, là một đảo nhỏ nằm cách TP. Phan Thiết, (Bình Thuận) khoảng 120 km về phía đông nam. Ngoài đảo chính, quanh đảo Phú Quý còn Hòn Đá Cao, Hòn Đỏ, Hòn Tranh và Hòn Hải. Diện tích đảo Phú Quý chỉ hơn 18 km2 nhưng có đủ cảnh đẹp, danh thắng, trải nghiệm... để du khách khám phá vài ngày. ...

Bình Thuận dự Diễn đàn kinh doanh du lịch do Thành phố Moscow (LB Nga) tổ chức

BTO-Sáng 14/2, tại Khách sạn JW Marriott Saigon (Quận 1, TP.Hồ Chí Minh) đã diễn ra Lễ khai mạc Diễn đàn kinh doanh du lịch của Thành phố Moscow (LB Nga). Tham dự có đại diện lãnh đạo và doanh nghiệp du lịch một số tỉnh, thành. Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Lan Ngọc, lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến du lịch cùng các doanh nghiệp du lịch Bình Thuận tham dự. ...

Nơi nhiều người tìm đến du xuân và muốn ở lại dài ngày

Mới nửa tháng giêng nhưng đã có gần cả triệu lượt người đến du xuân, tham quan, vui chơi và ở lại địa phương để nghỉ dưỡng, đây là tín hiệu vui cho “ngành công nghiệp không khói” của Bình Thuận... Những ngày này ở Phan Thiết hàng trăm xe ô tô...

Huyền ảo đá bảy màu Cổ Thạch

Cách TP. Phan Thiết khoảng 100 km trên đường quốc lộ 1A về phía bắc, nơi đây được thiên nhiên ban tặng một bãi đá bảy màu kỳ diệu nằm trong quần thể Khu du lịch Cổ Thạch trên bãi biển thuộc địa phận xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong. Bãi biển...

Bảo vệ thắng cảnh quốc gia Bàu Trắng

Thắng cảnh quốc gia Bàu Trắng (huyện Bắc Bình) là địa điểm nổi tiếng được du khách trong và ngoài nước đến tham quan khi đặt chân đến Bình Thuận, bởi vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên. Tuy nhiên thời gian vừa qua tại điểm du lịch này đã xảy ra một...

Du lịch Bình Thuận: Tăng tốc đầu năm

Hoạt động du lịch trên địa bàn Bình Thuận tiếp tục diễn ra sôi động cho thấy những tín hiệu tích cực ngay trong tháng đầu năm mới - tháng có Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025... Tháng đầu năm nay trùng với dịp Tết cổ truyền của dân tộc, trong đó...

Mùa rêu Cổ Thạch

Bình Thuận với những cảnh quan xinh đẹp được thiên nhiên ưu đãi từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, không chỉ đối với du khách trong nước mà cả du khách quốc tế. Một trong những địa danh du lịch độc đáo thu hút du khách đó là bãi rêu Cổ Thạch tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong. ...

Về Tà Cú – tắm mát với thanh âm

Cứ mỗi độ vào xuân, Tà Cú - khu du lịch xanh và thân thiện của Hàm Thuận Nam hân hoan đón chào những bước chân hành hương. Trong 7 ngày đầu năm mới Ất Tỵ, Tà Cú có khoảng 12.000 lượt khách du lịch, viễn cảnh, hành hương đến đây. Ông...

Tin nổi bật

Tin mới nhất