Powered by Techcity

Điều chỉnh linh hoạt để dùng tốt vốn đầu tư

Một thực tế phải ghi nhận, dù tỉnh rất nỗ lực trong đẩy nhanh đầu tư công nhưng việc “chôn” vốn cũng đã và đang diễn ra. Điều đó góp phần vào việc kết dư ngân sách của các năm qua, năm sau cao hơn năm trước.

Nguyên nhân 1 phần do vốn đầu tư không được giải ngân, phần khác do nguồn cải cách tiền lương chưa được sử dụng, vì từ năm 2017 – 2022 chưa tăng lương và do hàng năm thực hiện trích bổ sung từ 10% tiết kiệm chi thường xuyên, từ 70% vượt thu…

z4850145756401_be3c47cebf1872379f77102c9c5d27da.jpg

Tranh thủ vốn “treo”

Giữa tháng 8/2023, UBND thị xã La Gi đã có công văn gửi UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư quan tâm trình HĐND tỉnh bổ sung danh mục dự án vào kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021- 2025. Đó là Trường mẫu giáo Tân Hải (điểm chính) và Công viên Nguyễn Huệ (giai đoạn 2), với lý do cấp thiết, bức xúc.

Việc đề nghị bổ sung dự án như trên của UBND thị xã La Gi là bước đi có tính toán, khi đã đánh giá sơ bộ việc triển khai đầu tư xây dựng và giải ngân vốn cho các dự án nằm trong kế hoạch năm 2023. Với thị xã đang trong hành trình lên thành phố, La Gi trong năm 2023 có đến 107 danh mục công trình phải xây dựng với tổng vốn của tỉnh và thị xã là 238.098 triệu đồng. Trong đó có 7 dự án quy hoạch; 16 dự án chuẩn bị đầu tư, 5 công trình thanh toán nợ, 36 công trình chuyển tiếp và 43 công trình khởi công mới. Đến ngày 25/10/2023, giá trị khối lượng thực hiện 209.908 triệu đồng và đã giải ngân 191.799 triệu đồng, đạt 80,55% KH năm. Nhờ vậy, La Gi là 1 trong 4 đơn vị nằm trong tốp đầu giải ngân tốt của tỉnh trong năm 2023.

Trên cơ sở này và trong bối cảnh các đơn vị khác không thể giải ngân vốn cho các công trình, vì nhiều lý do thì khoản vốn này được ví như vốn treo, nên La Gi tranh thủ hoàn thiện sớm hồ sơ dự án cần xây dựng trên địa bàn để tiếp cận. Đó là 1 cách mà thị xã đã tranh thủ vốn trong những năm qua, bên cạnh sự quan tâm của UBND tỉnh, các cấp, các ngành của tỉnh cùng nỗ lực thu ngân sách nội thị để từng bước hoàn thiện những tiêu chí về cơ sở vật chất các ngành và hạ tầng kỹ thuật của đô thị trên địa bàn.

Để dự án triển khai, không dễ

Đó là thực trạng của những dự án mà Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp (Ban QLDA) làm chủ đầu tư trong năm 2023. Với 50 dự án có tổng số vốn từ nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh ghi cho Ban QLDA trong năm 2023 là 217.717 triệu đồng thì phần lớn trong đó chưa thể giải ngân, vì nhiều lý do. Báo cáo của Ban QLDA cho thấy, đến tháng 10/2023, Ban QLDA mới thực hiện giải ngân khoảng 40% nguồn ngân sách tỉnh giao so với kế hoạch, còn với nguồn ngân sách Trung ương đã thực hiện giải ngân được khoảng 3% so với kế hoạch.

Theo lãnh đạo Ban QLDA, trong 31 dự án chuẩn bị đầu tư thì có 20 đồ án quy hoạch có tổng vốn ghi 20 tỷ đồng nhưng đến nay mới giải ngân được 2 tỷ. Vì tất cả đang chờ Quy hoạch chung tỉnh Bình Thuận, các quy hoạch chung của cấp huyện… được duyệt thì mới có cơ sở triển khai. Còn 11 dự án chuẩn bị đầu tư có tổng vốn 98 tỷ đồng thì mới giải ngân được 6 tỷ. Vì trong đó có 2 hệ thống dự án về xây dựng, sửa chữa, mở rộng các trung tâm y tế cấp huyện, Bệnh viện Phổi… được Trung ương ghi vốn chung 91 tỷ đồng nên phải chuyển sang năm sau thì mới giải ngân hết. Trong khi đó, với 8 dự án đang thực hiện thì đã có 6 dự án đang vướng giải phóng mặt bằng kéo dài nên dù vốn đã ghi nhưng không thể giải ngân. Không thể “chôn” vốn, đơn vị đã đề nghị điều chỉnh giảm kế hoạch vốn của nhiều dự án theo Công văn số 1328 /BQLDA-TCKH ngày 28/9/2023.

z4850146034259_70b365940596f9d4b5293a943af237b1.jpg

Nổi lên là Dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở xã hội tại xã Tiến Lợi, thành phố Phan Thiết, dù đã thi công cơ bản hoàn thành các hạng mục trên phần diện tích được bàn giao nhưng hiện đang tạm dừng thi công do không có mặt bằng. Thành ra, dù có đến 10.042 triệu đồng của năm 2022 chuyển qua cùng với 3.000 triệu đồng của năm 2023 nhưng vì không thể giải ngân nên mới đây, đơn vị đề nghị điều chỉnh giảm kế hoạch vốn dự án 10.000 triệu đồng. Tương tự, tình cảnh trên cũng diễn ra với các dự án khác. Như Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu vực hai bên đường nhánh nối đường ĐT.706 và đường ĐT.706B phải điều chỉnh giảm vốn với 2.000 triệu đồng của 2 năm; Dự án Thoát nước phía hạ lưu đường ĐT.706B, Cửa ra số 1 điều chỉnh giảm 3.000 triệu đồng cũng của 2 năm; Dự án Thoát nước phía hạ lưu đường ĐT.706B, Cửa ra số 2&3 cũng cắt giảm 8.800 triệu đồng…

Điều chỉnh linh hoạt các nguồn vốn

Câu chuyện của thị xã La Gi và tại Ban QLDA cho thấy một thực tế trong đầu tư công là có nơi đang cần vốn nhưng cũng có nơi không thể sử dụng vốn. Vốn không thiếu như cơ sở hay nghĩ mà là đang treo ở đâu đó, cần có sự điều chuyển. Vì vậy, tại Kết luận số 934 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIV về phân bổ nguồn vượt thu tiền sử dụng đất và xổ số kiến thiết năm 2019, 2020, 2021, 2022 ban hành vào giữa tháng 10/2023 có đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo một số nội dung. Trong đó, có nhấn mạnh trước tiên: “Thường xuyên đánh giá tiến độ triển khai các công trình, dự án; kịp thời điều chỉnh linh hoạt các nguồn vốn đối với các dự án thực hiện không đúng tiến độ để bổ sung cho các dự án đã có khối lượng thanh toán nhưng chưa được phân bổ đủ vốn trong năm 2023, các dự án có tiến độ triển khai nhanh, có khả năng giải ngân hết nguồn vốn được giao; ưu tiên bố trí vốn thực hiện công tác đền bù, hỗ trợ tái định cư để thu hồi đất. Đồng thời chỉ đạo các sở, ngành chức năng cắt giảm những thủ tục không cần thiết, đẩy nhanh công tác thẩm định, thẩm tra hồ sơ chuẩn bị đầu tư không để kéo dài”.

Để khơi dòng vốn chưa thể sử dụng, Kết luận 934 cũng yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố phải đăng ký bổ sung nhu cầu đầu tư các công trình, dự án cấp thiết tác động ngay đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân trên địa bàn để trình cấp thẩm quyền cho chủ trương thực hiện công tác đầu tư theo quy định. Song song rà soát, đề xuất lập dự án đầu tư các khu tái định cư để phục vụ việc triển khai các công trình, dự án trên địa bàn. Ngoài ra, cũng đề nghị Đảng Đoàn HĐND tỉnh lãnh đạo giám sát tiến độ triển khai các dự án được HĐND tỉnh kịp thời tháo gỡ vướng mắc, chỉ đạo các địa phương, đơn vị đẩy nhanh tiến độ đầu tư theo kế hoạch đề ra.

Lãnh đạo Sở Tài chính cho biết, đầu tháng 10/2023, sở đã có tờ trình gửi UBND tỉnh về việc chuyển nguồn kinh phí năm 2022 sang năm 2023. Theo đó, chênh lệch thu chi ngân sách năm 2022 hơn 10.566.546 triệu đồng. Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã thống nhất cho phép chuyển nguồn năm 2022 sang năm 2023 với tổng số tiền hơn 10.055.060 triệu đồng. Trong đó, đáng chú ý khoản chuyển nguồn vốn Trung ương bổ sung có mục tiêu thực hiện một số nhiệm vụ, vốn ngân sách địa phương năm 2022 chưa thực hiện sang năm 2023 tiếp tục thực hiện với tổng số tiền hơn 8.038.492 triệu đồng. Trong hơn 8.000 tỷ này thì nguồn dành cho cải cách tiền lương chiếm hơn 5.200 tỷ đồng chỉ được dùng cho tăng lương, còn lại là vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng cơ bản, vốn vượt thu xổ số kiến thiết, vốn vượt thu từ thuế, phí ngân sách tỉnh… và tùy từng nguồn vốn mà sử dụng cho đúng quy định.

Nguồn

Cùng chủ đề

Cuộc thi sáng tác ca khúc và ảnh về “Đất và người La Gi”

UBND thị xã La Gi vừa ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi sáng tác ca khúc và ảnh về “Đất và người La Gi”. Đây là cuộc thi hướng đến chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập thị xã La Gi (5/9/2005 – 5/9/2025), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng thị xã La Gi (23/4/1975 – 23/4/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng bộ thị xã La Gi nhiệm kỳ 2025 – 2030. ...

Chuẩn bị Lễ hội Dinh Thầy Thím năm 2024

Lễ hội Dinh Thầy Thím sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 16 - 18/10/2024 (nhằm ngày 14, 15 và 16/9 âm lịch), với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn. Nhằm chuẩn bị chu đáo cho lễ hội, ngay từ đầu tháng 8, UBND thị xã La Gi đã ban hành kế hoạch triển khai các công việc để phục vụ người dân và du khách. ...

Cần thông luồng khẩn cấp cửa biển La Gi

BTO-Sáng nay (26/4), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan đã đến kiểm tra thực tế và nghe báo cáo tình trạng bồi lấp cửa biển La Gi. Báo cáo tại buổi kiểm tra, lãnh đạo Sở Nông nghiệp...

Tỏa sáng những điển hình tiên tiến học tập và làm theo Bác

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng; trở thành công việc tự giác, thường xuyên của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh. ...

Mời tham gia viết bài trên Đặc san “Người làm báo Bình Thuận”

Nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), Hội Nhà báo Bình Thuận xuất bản ấn phẩm đặc biệt “Người làm báo Bình Thuận” vào giữa tháng 6/2024. Ban Thường vụ Hội Nhà báo Bình Thuận kính mời hội viên tại các chi hội:...

Cùng tác giả

Doanh nghiệp, nông dân Bình Thuận kiến nghị Chính phủ quan tâm phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nông dân xuất sắc 2024 ở Bình Thuận kiến nghị đầu tư vốn, liên kết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ Liên kết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ Trao đổi với Dân Việt, anh Nguyễn Minh Tâm (SN 1981, chủ Ba Tường Farm – Công ty TNHH SX – TM – DV Ba Tường ở xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), cho biết thời gian qua anh có nhiều chuyến công tác hỗ trợ nông...

Nỗ lực vượt khó, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Dù gặp không ít khó khăn và thách thức, song ngành Công Thương Bình Thuận cũng đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương tiếp tục vươn lên… Theo đánh giá của ngành Công Thương Bình...

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Hàm Minh: Xây dựng nông thôn mới nâng cao

Nằm ở “thủ phủ” thanh long của Bình Thuận, người dân xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) đã gắn bó lâu dài với loại cây thoát nghèo, làm giàu ấy. Cùng với sự đoàn kết, chung tay, chung sức của chính quyền và nhân dân địa phương, đến cuối năm 2024 Hàm Minh đã đáp ứng 19/19 tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao. Trong đó, tiêu chí 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển...

Khó mấy cũng phải thực hiện cho được

Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước; là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị. Thời điểm này, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy được các cấp, các ngành, các địa phương quyết liệt triển...

Cùng chuyên mục

Nỗ lực vượt khó, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Dù gặp không ít khó khăn và thách thức, song ngành Công Thương Bình Thuận cũng đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương tiếp tục vươn lên… Theo đánh giá của ngành Công Thương Bình...

Hàm Minh: Xây dựng nông thôn mới nâng cao

Nằm ở “thủ phủ” thanh long của Bình Thuận, người dân xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) đã gắn bó lâu dài với loại cây thoát nghèo, làm giàu ấy. Cùng với sự đoàn kết, chung tay, chung sức của chính quyền và nhân dân địa phương, đến cuối năm 2024 Hàm Minh đã đáp ứng 19/19 tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao. Trong đó, tiêu chí 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển...

Phấn đấu giải ngân đầu tư công đạt tối thiểu 95% kế hoạch vốn được giao

Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành Quyết định về kế hoạch đầu tư công và danh mục các dự án trọng điểm nguồn vốn ngân sách tỉnh năm 2025. Theo Quyết định này, tổng vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh năm 2025 là 3.570.880 triệu đồng, đồng...

Khẩn trương rà soát, triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ chống khai thác IUU

UBND tỉnh Bình Thuận nhận được Công văn số 567 ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. ...

Hiệp hội thanh long Bình Thuận: Vận động hội viên liên kết, hợp tác

BTO-Hiệp hội thanh long Bình Thuận vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số sở ngành liên quan và các thành viên hiệp hội. Tại hội nghị,...

Thông tin tài khoản Quỹ tiếp nhận nguồn kinh phí ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Để thuận lợi trong việc triển khai thực hiện Phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận đã đăng ký mở tài khoản tiếp nhận các nguồn kinh phí đóng góp thực...

Khi điểm du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm OCOP

1 trong số 4 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của huyện Bắc Bình vừa được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc chương trình OCOP huyện thẩm định, công nhận đạt OCOP 3 sao năm 2024 đó là Du lịch Bàu Trắng U&ME. Đây là một trong những sản phẩm thuộc nhóm văn hóa đầu tiên của huyện Bắc Bình được công nhận, với sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái… ...

Hội nghị trực tuyến về Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

BTO-Sáng 18/12, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 7/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Ông Nguyễn Hồng Hải...

Cảnh báo hàng hóa xuất khẩu nông sản của Việt Nam bị trả lại

BTO-Sở Công Thương Bình Thuận cho biết vừa nhận được công văn từ sở đồng chức năng của tỉnh Lạng Sơn về việc hàng hóa xuất khẩu nông sản của Việt Nam bị trả lại. Theo đó thông tin từ cuối tháng...

Thành công từ mô hình khảo nghiệm các giống lúa triển vọng

Huyện Tánh Linh có tổng diện tích trên 1.100 km². Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 45.000 ha; diện tích đất trồng lúa trên 11.000 ha, hằng năm sản xuất khoảng trên 26.000 ha/3 vụ lúa (đông xuân, hè thu và vụ mùa). Tánh Linh cũng là vùng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất