Powered by Techcity

Di sản văn hóa là tài sản vô giá

Trong những di sản văn hóa đó không thể không kể đến đó là di sản văn hóa Lễ hội Katê của đồng bào Chăm đã có từ lâu đời và đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bàlamôn.

le-hoi-kate-tren-thap-cham.jpg

Với ý nghĩa tưởng nhớ đến các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, lứa đôi hòa hợp, con người và vạn vật sinh sôi nảy nở, sáng 14/10, Lễ hội Katê năm 2023 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn trên địa bàn tỉnh đã được tổ chức long trọng tại Tháp Pô Sha Inư, thành phố Phan Thiết với sự tham gia của đông đảo cộng đồng người Chăm ở các địa phương trong tỉnh. Lễ hội Katê không chỉ người Chăm ở Bình Thuận mà người Chăm sinh sống, làm việc ở khắp mọi nơi đều trở về đoàn tụ và quây quần cùng gia đình, bạn bè và người thân. Lễ hội Katê được tỉnh Bình Thuận phục dựng tại tháp Pô Sah Inư, thuộc phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết từ năm 2005 và trở thành một trong 6 lễ hội tiêu biểu được tỉnh lựa chọn để phát triển du lịch. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh, tình cảm của đồng bào Chăm mà Lễ hội Katê còn góp phần quảng bá văn hóa, hình ảnh Bình Thuận đến với du khách trong nước và quốc tế. Ngày 4/4/2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng và cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong tỉnh nói chung và Lễ hội Katê của người Chăm nói riêng. Đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng người Chăm tỉnh Bình Thuận cũng như các tổ chức, cá nhân khi nghiên cứu, tham gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Katê của người Chăm, góp phần phát triển du lịch và thúc đẩy kinh tế – văn hóa – xã hội địa phương phát triển.

le-hoi-ka-te.jpg

Trong một xã hội không ngừng phát triển, di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng là nơi lưu giữ những nét đẹp, những giá trị truyền thống của những thế hệ đi trước, là nền tảng để một dân tộc tiếp cận với những nền văn hóa khác trên thế giới mà không mất đi bản sắc dân tộc. Trong quá trình tiếp biến văn hóa, có rất nhiều tôn giáo lớn trên thế giới đã du nhập vào nước ta trong nhiều giai đoạn khác nhau, tuy nhiên ở nước ta vẫn có những tín ngưỡng bản địa tiêu biểu như Lễ hội Katê là một ví dụ. Đây chính là những minh chứng vật chất xác thực của quá trình lao động sáng tạo, tâm linh, chinh phục thiên nhiên, quá trình dựng nước và giữ nước của cả dân tộc Việt Nam từ hàng ngàn năm nay.

Trước xu hướng đô thị hóa phát triển nhanh như hiện nay cùng với chủ trương mở cửa hội nhập và giao lưu văn hóa với bạn bè trên thế giới đang diễn ra nhanh chóng, nền văn hóa nước ta đang có rất nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đầy thách thức trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Với những tác động của thời gian đã đặt di sản đứng trước nguy cơ bị mai một. Trước thực trạng đó vấn đề đặt ra hiện nay là cần có những chính sách, hành động cụ thể nhằm bảo vệ những di sản văn hóa đã có từ bao đời nay, đồng thời bồi đắp, gìn giữ, trao truyền, thực hành các nghi lễ trong lễ hội để giáo dục cho các thế hệ con cháu về ý thức và trách nhiệm trong việc kế thừa, tiếp nối, nhận diện được giá trị văn hóa truyền thống trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng nơi mình đang sinh sống. Từ đó biết trân trọng, gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp mà ông bà, tổ tiên đã dày công vun đắp, lưu lại cho thế hệ sau này.


Nguồn

Cùng chủ đề

Lễ hội Katê sẽ để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách

Lễ hội Katê năm 2024 sẽ diễn ra tại di tích tháp Pô Sah Inư (khu phố 5, phường Phú Hài, TP. Phan Thiết) vào ngày 1 - 2/10. Đến nay, công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được các đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh khẩn trương hoàn tất. ...

Khởi sắc Lâm Giang

Nhiều năm trở lại đây, diện mạo ở thôn Lâm Giang, xã Hàm Trí (huyện Hàm Thuận Bắc) có nhiều chuyển biến rõ rệt, kinh tế - xã hội phát triển, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn, đời sống của người dân ngày càng nâng cao. Chung sức xây...

Nét văn hóa đặc trưng của người Chăm Bình Thuận

Cúng đất là một tập quán đẹp của đồng bào Chăm ở Bình Thuận, thể hiện lối ứng xử khiêm nhường, thân thiện đối với mảnh đất định canh, định cư, tạo dựng cuộc sống hàng ngày. Đồng thời phản ánh thái độ trân trọng, có trước có sau với những người đã có công khai phá để người đến sau có nơi tá túc làm ăn, phát triển sản nghiệp… ...

Để Lễ hội Katê trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc

Đề án Bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận phục vụ phát triển du lịch, hướng đến đưa Lễ hội Katê trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, có sức thu hút nhân dân, du khách trong và ngoài nước vừa được tỉnh phê duyệt. ...

Phát huy vai trò của đồng bào DTTS trong đảm bảo an ninh trật tự

Bình Thuận có 34 DTTS số đang sinh sống và chiếm khoảng 8% dân số của tỉnh. Trong đó, đồng bào Chăm có số dân đông nhất, chiếm trên 3% dân số toàn tỉnh và chiếm 39% trong các DTTS. Người Chăm sinh sống ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhưng tập trung đông nhất tại Bắc Bình với 3 xã thuần đồng bào dân tộc Chăm là: Phan Thanh, Phan Hòa, Phan Hiệp. Những năm trước, tình hình...

Cùng tác giả

Bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025 được Bình Thuận xác định là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… ...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng lần thứ nhất

Ngày 11/2/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Quyết định số 2161 quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy Bình Thuận. Tại thời điểm thành lập, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh có 23 tổ chức cơ sở Đảng và 564 đảng viên. Theo Đề án, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh có 4 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan...

Đưa hoạt động quảng cáo ngoài trời đi vào nề nếp

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh đến năm 2035, định hướng đến năm 2040 được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động quảng cáo, phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan nhằm đưa hoạt động này đi vào nề nếp, phát huy hiệu...

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Cùng chuyên mục

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Xứ sở tình đời

Tôi về đây sinh sống gần nửa thế kỷ, nơi miền duyên hải cực Nam Trung bộ, xứ sở hiền hòa: Bình Thuận. Nơi giao lưu văn hóa từ các vùng miền Bắc, Trung, Nam, họ mang theo tên ấp tên làng, phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, nếp sống quê nhà, về đây hòa quyện với văn hóa bản địa, tạo nên diện mạo một vùng văn hóa hết sức đa dạng. ...

NGÔ VĂN TUẤN – những trang thơ với cố hương

Địa danh Bình Thuận ổn định về cấp tỉnh kể từ năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt phủ Bình Thuận, sau đó cải phủ Bình Thuận làm tỉnh Bình Thuận, đến nay cũng trên 200 năm. Từ nhiều thế hệ, dân cư các vùng miền hội nhập đã tạo nên...

Rộn ràng chuẩn bị Tết Ramưwan

Tết Ramưwan (hay còn gọi là tháng chay - niệm) của đồng bào Chăm Hồi giáo Bàni ở Bình Thuận, với ý nghĩa báo công, báo hiếu về đạo lý, cội nguồn của những người còn sống đối với người đã khuất. Năm 2025, đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni sẽ bắt đầu đón Tết Ramưwan từ ngày 28/2/2025 (nhằm ngày 1/2 năm Ất Tỵ) đến hết ngày 29/3/2025 (nhằm ngày 1/3 năm Ất Tỵ). ...

Tôn vinh áo dài Việt

Đối với phụ nữ Việt Nam, áo dài là trang phục truyền thống, tôn lên nét nữ tính, sự dịu dàng của người phụ nữ. Vì vậy, áo dài thường được mặc vào những ngày đặc biệt, dịp trọng đại. Kể từ năm 2019 - năm đầu tiên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động “Tuần lễ áo dài”, hoạt động này đã trở thành sự kiện hàng năm thu hút đông đảo phụ nữ tham...

Hấp dẫn cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận

Theo ông Võ Thành Huy – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Sở VHTTDL), cho hay: Chủ đề chính của cuộc thi sẽ là những ca khúc ca ngợi, giới thiệu về truyền thống lịch sử văn hóa và đặc trưng của vùng đất, con người, tiềm năng, lợi thế của tỉnh Bình Thuận qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới nhiều thể loại khác nhau đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca,...

Khai mạc Giải Lướt ván buồm Fun Cup Mũi Né mở rộng

BTO-Sáng 14/2, tại CLB Jibe’s Beach, phường Hàm Tiến TP.Phan Thiết đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Lướt ván buồm quốc tế Fun Cup lần thứ 24 năm 2025. Đến dự có Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Ngọc Tâm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết Nguyễn Nam Long, cùng các đơn vị liên quan, các vận động viên và du khách. ...

Mùa xuân – bạn mãi trẻ: Học ăn, học nói, học gói, học mở

Mùa xuân Ất Tỵ reo vui điểm nhịp. Xuân về tết đến, nhà nhà sum vầy, người người đoàn tụ. Câu chuyện đầu xuân cũ mà rất mới, cùng bàn thêm về tuổi thọ Bạn mãi trẻ – không già. Trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi là của chính người cao tuổi và hơn thế là trách nhiệm, nghĩa vụ, tình yêu thương dành cho các đấng sinh thành từ gia đình, con cháu, của xã hội. ...

Lưu giữ văn hóa cội nguồn

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, tạo động lực cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. ...

Đọc sách về đô thị sông nước Sài Gòn nghĩ về Bình Thuận

1. Những ngày đầu năm, lần giở lại bộ Chuyên khảo bằng tranh vẽ về Đông Dương: Nam Kỳ (Monographie dessinée de l'Indochine, Cochinchine) năm 1935, chợt bồi hồi xúc động trước những bức vẽ cảnh vận chuyển nước mắm tĩn cạnh một con rạch, mà tôi đoán định có thể là từ rạch Bến Nghé. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất