Powered by Techcity

Để xứng tầm là một trong ba “trụ cột” kinh tế

Cùng với du lịch, công nghiệp và nông nghiệp là ba trụ cột kinh tế của tỉnh, được ví như “kiềng ba chân”, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống, thu nhập cho nông dân…Trong đó, năm 2023 đánh dấu bước ngoặt của ngành nông nghiệp tỉnh, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XIV) về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao (NQ 05). Đặc biệt, đó là sự hình thành chuỗi giá trị gia tăng, mở rộng thị trường nông sản.

Sức bật của các loại cây trồng lợi thế

Trong sắc xuân ngập tràn của những ngày cận tết, ánh đèn rực rỡ ban đêm của bạt ngàn vườn thanh long chong đèn dọc quốc lộ 1A đi qua Bình Thuận càng thêm lung linh, huyền ảo. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, biến động về thị trường, nhưng đến nay các địa phương cơ bản vẫn giữ ổn định diện tích thanh long gần 26.500 ha, sản lượng trên 570.500 tấn. Với giá bán vào dịp cuối năm đang tăng trở lại, mang theo kỳ vọng mới của người trồng và doanh nghiệp xuất khẩu.

z4991237632155_4506e72eb0383d5d3f62cf7be7fe5b61.jpg
z4991237618209_53deef705d94db4eb6e8145ce5e387d8.jpg
Sản xuất thanh long theo chuỗi liên kết

Tuy nhiên, thanh long không phải là loại cây trồng lợi thế duy nhất của tỉnh, mà Bình Thuận còn “mạnh” về những loại cây có giá trị kinh tế cao như dưa lưới, nho, lúa… Một số vùng nguyên liệu tập trung chuyên canh quy mô lớn được hình thành như cao su 45.278 ha, sản lượng thu hoạch đạt 67.950 tấn, cây điều gần 17.600 ha, sản lượng ước đạt 12.900 tấn và diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh dao động trên 120.000 ha, sản lượng trên 744.000 tấn… Dấu ấn đậm nét năm 2023 của ngành nông nghiệp tỉnh, đó là vào thời điểm thu hoạch lúa vụ mùa, người dân trồng lúa cả nước nói chung và Bình Thuận nói riêng vui mừng khi giá lúa cao kỷ lục, vượt trên 9.500 đồng/kg. Do đó, hầu hết bà con đều có lãi khá.

z5033078388788_0467639412caa8b721b87b8000fec719.jpg
Thu hoạch lúa

Theo đánh giá của ông Mai Kiều – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thực hiện NQ 05, các địa phương từ Tuy Phong đến Đức Linh, đều dựa vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng riêng của từng vùng để chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp. Riêng cây lúa phát triển diện tích theo đúng định hướng đề ra, tập trung nâng cao chất lượng, gạo đặc sản và tăng giá trị. Bên cạnh đó là các loại cây lợi thế, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng khác như dưa lưới, thanh long, mít, xoài, bưởi, cam, điều… đang ngày càng khẳng định chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Cùng xu thế phát triển theo hướng GAP, chú trọng chất lượng nông sản, sự xuất hiện của nhiều trang trại sản xuất nông nghiệp quy mô lớn như ở Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam… với các loại cây sản xuất trong nhà màng, nhà bạt, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, là những kết quả nhất định trong thu hút đầu tư, phát triển quy mô lớn của ngành nông nghiệp tỉnh.

z5033082000089_3202652481e4c63babbfa87a39e5647a.jpg
Mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng

Thêm một điểm nhấn của ngành nông nghiệp tỉnh trong năm qua, đó là Chi cục Kiểm lâm được Sở Nông nghiệp và PTNT giao xây dựng các mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng (đối với các loài cây có thị trường tiêu thụ) trên địa bàn tỉnh như nấm lim xanh, sâm bố chính, khoai mài, trà hoa vàng dưới tán rừng tự nhiên với diện tích 1,8 ha. Qua đó nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả và triển vọng nhân rộng cho các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh; góp phần cơ cấu lại sản xuất trên lĩnh vực lâm nghiệp phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu…Từ đây, ngành nông nghiệp thực tế nhiệm vụ trong NQ 05 về khuyến khích phát triển cây dược liệu, phấn đấu đưa cây dược liệu trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp Bình Thuận.

z5033083128690_2e9521e6504fdc9a0d0bf694a21325ed.jpg
Trồng táo tại xã Phong Phú Tuy Phong

Hướng hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao

Năm 2023 trôi qua với nhiều thời cơ, thuận lợi, nhiều động lực để phát triển kinh tế – xã hội, trở thành đòn bẩy phát triển ngành nông nghiệp tỉnh. Đó là tuyến cao tốc Bắc – Nam Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây được đưa vào sử dụng, giúp thời gian đi lại, vận chuyển hành khách, hàng hóa từ các nơi đến Bình Thuận, nhất là từ vùng kinh tế trọng điểm phía nam và ngược lại được rút ngắn, thuận lợi… Ngoài ra, từ đòn bẩy của Năm du lịch quốc gia – Bình Thuận – Hội tụ xanh, đã thu hút hàng triệu lượt du khách đến với Bình Thuận. Đây cũng là dịp để các địa phương phát triển du lịch nông nghiệp và quảng bá, mở rộng thị trường nông sản. Đặc biệt, nhiều loại nông sản chế biến đạt OCOP từ thanh long, hạt điều, tinh bột nghệ, nước mắm, nho, táo… đã và đang được chú trọng chất lượng, quảng bá thương hiệu, phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch khi đến với Bình Thuận.

z4929525552985_f0db7fcff018cf0724752baa5d01d529.jpg
Nhờ sản xuất nông nghiệp đời sống người dân ngày càng nâng cao góp phần xây dựng nông thôn mới ngày càng khang trang

Nhấn mạnh tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện NQ 05 vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An cho rằng, tỉnh có nhiều sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, hải sản, cùng với hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư là tiền đề để đưa nền nông nghiệp đạt được tiêu chí như tên nghị quyết đề ra là hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao.

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, giá trị gia tăng của ngành chưa cao. Liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp và việc thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao chưa nhiều. Do đó, ngoài việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong NQ 05, một số vùng trồng cần phải thoát khỏi việc độc canh, đa dạng hóa các loại cây trồng, tập trung loại cây trồng có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là phát triển cây dược liệu. Đồng thời, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại hóa sinh thái hữu cơ, sản xuất sạch an toàn để đưa ngành nông nghiệp bền vững, an toàn vì sức khỏe của người tiêu dùng. Trong các dự án về nông nghiệp phải có quy hoạch, khuyến khích tích tụ đất đai để phục vụ vùng sản xuất lớn.

Ông Mai Kiều – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, để đạt mục tiêu đến năm 2030, đưa ngành nông nghiệp của tỉnh đạt trình độ khá về ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và có hệ sinh thái phát triển bền vững, tới đây ngành ưu tiên ứng dụng công nghệ 4.0 phục vụ cho chuyển đổi số trong nông nghiệp. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức hợp tác, tổ chức liên kết, có sự tham gia sâu rộng của doanh nghiệp. Trong đó, hợp tác xã là một tác nhân trong chuỗi liên kết, giữ vai trò quy tụ nhiều nông dân nhỏ để “làm bạn” với doanh nghiệp lớn… Lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh tin tưởng, sắp tới thị trường nông sản tiếp tục được mở rộng, nông sản của tỉnh chắc chắn sẽ có thêm cơ hội tham gia chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. Hạ tầng của tỉnh tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ, sẽ đón những doanh nghiệp đầu tư mới, nhất là đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, các nhà máy chế biến tại các vùng nguyên liệu tập trung. Từ đó, thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, để ngành nông nghiệp xứng tầm là một trong ba “trụ cột” kinh tế của tỉnh.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sau 2 năm thực hiện NQ 05:

Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp trong 3 năm (2021, 2022 và ước năm 2023) bình quân đạt 2,94%/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản ước tăng bình quân 3,23%/năm. Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong giá trị tăng thêm năm 2021 chiếm 28,95%, năm 2022 chiếm 27,48%, ước năm 2023 chiếm 26,20%. Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 1 ha đất trồng trọt năm 2021 đạt 119,6 triệu đồng, năm 2022 đạt 126,7 triệu đồng, ước năm 2023 đạt khoảng 130 triệu đồng…

Nguồn

Cùng chủ đề

Đôn đốc, phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm

UBND tỉnh vừa có văn bản đề nghị một số sở, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm (CGC) theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Mục đích nhằm chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh cúm...

Thảo luận Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

BTO-Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 12/2, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham gia ý kiến dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Đại...

Thăm, làm việc với nhà máy chế biến tro, xỉ tại Vĩnh Tân

BTO - Ngày 18/1, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận do ông Lê Quang Huy – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc với Công ty CP Sông Đà Cao Cường và Cảng Quốc tế Vĩnh Tân đối với hoạt động xây dựng nhà máy tiêu thụ tro, xỉ và xuất nhập hàng hoá sau chế...

Để nông nghiệp hữu cơ phát triển tương xứng với tiềm năng

Trước đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường về an toàn thực phẩm, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp. Tại Bình Thuận, thời gian qua tỉnh đã chú trọng triển khai cả về chiều rộng và chiều sâu, đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn đó những khó khăn, ràng buộc dẫn đến kết quả chưa được như mong đợi và tiềm năng. ...

Đoàn kết qua công tác dân vận để phát triển bền vững

Năm 2024, Bình Thuận đã đạt được những kết quả nổi bật trong công tác dân vận, khẳng định vai trò then chốt của việc huy động sức mạnh nhân dân để xây dựng và phát triển quê hương. Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, công tác dân vận không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ chính trị mà còn là nền tảng để gắn kết chính quyền và nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp...

Cùng tác giả

Bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025 được Bình Thuận xác định là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… ...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng lần thứ nhất

Ngày 11/2/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Quyết định số 2161 quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy Bình Thuận. Tại thời điểm thành lập, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh có 23 tổ chức cơ sở Đảng và 564 đảng viên. Theo Đề án, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh có 4 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan...

Đưa hoạt động quảng cáo ngoài trời đi vào nề nếp

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh đến năm 2035, định hướng đến năm 2040 được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động quảng cáo, phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan nhằm đưa hoạt động này đi vào nề nếp, phát huy hiệu...

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Cùng chuyên mục

Bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025 được Bình Thuận xác định là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… ...

Đưa hoạt động quảng cáo ngoài trời đi vào nề nếp

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh đến năm 2035, định hướng đến năm 2040 được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động quảng cáo, phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan nhằm đưa hoạt động này đi vào nề nếp, phát huy hiệu...

Đôn đốc, phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm

UBND tỉnh vừa có văn bản đề nghị một số sở, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm (CGC) theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Mục đích nhằm chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh cúm...

Thực hiện các đề án hỗ trợ doanh nghiệp

Năm nay, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (thuộc Sở Công Thương Bình Thuận) được UBND tỉnh giao thực hiện nhiều đề án từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương. Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại vừa thông tin trong danh mục đề án khuyến...

Công nhận và tái công nhận 7 sản phẩm OCOP 4 sao

UBND tỉnh vừa phê duyệt kết quả đánh giá phân hạng và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 7 sản phẩm trong đợt 1 và đợt 2 năm 2024. Theo đó, có 4 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao đợt 1 bao gồm: Nước mắm cá...

Ngư dân phấn khởi những chuyến biển đầu năm

Từ sau tết, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, biển động kéo dài, nhưng nhiều tàu thuyền đánh bắt xa bờ vẫn có chuyến xuất hành dài ngày đầu tiên. Dù thời tiết không mấy thuận lợi, ngư dân vẫn hy vọng những chuyến biển đầu năm thuận buồm xuôi gió, nguồn lợi hải sản dồi dào, cá tôm đầy khoang. ...

Tham gia xúc tiến thương mại tại thị trường Ấn Độ

Sở Công Thương Bình Thuận cho biết vừa nhận được công văn của Cục Xúc tiến thương mại về việc mời tham dự Đoàn giao dịch xúc tiến thương mại tại thị trường Ấn Độ. Hoạt động này được Bộ Công Thương giao Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Thương...

Thông báo dừng tổ chức sát hạch lái xe và tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại Giấy phép...

Thực hiện các Văn bản số 746/CĐBVN-QLVT, PT&NL ngày 12/02/2025; Số 802/CĐBVN-QLVT, PT&NL ngày 14/2/2025 của Cục đường bộ Việt Nam về việc chuẩn bị chuyển giao nhiệm vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận thông báo như sau: ...

Tánh Linh khai thác tiềm năng, lợi thế từ rừng

Trong thời gian tới, Tánh Linh sẽ huy động nguồn lực để phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trên địa bàn huyện gắn với bảo tồn các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm… Tánh Linh là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận có diện...

Đảm bảo mục tiêu tiết kiệm điện năm 2025

Sở Công Thương Bình Thuận vừa đề nghị các sở ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm, chỉ đạo triển khai một số nội dung liên quan thực hiện tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần đảm bảo mục tiêu tiết kiệm điện năm 2025 cũng như cung cấp điện an toàn liên tục, đặc biệt là trong những tháng mùa khô tới đây. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất