Powered by Techcity

Đề xuất sửa đổi một số nội dung về thực hiện dự án đầu tư, công trình tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia


BTO-Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, chiều nay 5/11, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) , Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy – ĐBQH tỉnh Bình Thuận trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.
Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này.

Dự thảo Luật 12 Chương, 116 Điều

Theo báo cáo giải trình của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy – ĐBQH tỉnh Bình Thuận, tại Điều 3 – Về chính sách của nhà nước về địa chất, khoáng sản; có ý kiến đề nghị bỏ khoản 4 để thống nhất với khoản 1 Điều 7 Luật Ngân sách nhà nước; quy định rõ tỷ lệ phần trăm được trích lại trong khoản thu từ khai thác khoáng sản, nguyên tắc trích nộp các khoản thu.

d1-1182-4589-2.jpeg
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy – ĐBQH tỉnh Bình Thuận. 

Giải trình ý kiến này, đại biểu Lê Quang Huy cho biết: Việc quy định chính sách của Nhà nước tại khoản 4 Điều 3 nhằm thể chế hoá quan điểm được nêu tại Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị. Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, nội dung khoản 4 đã được chỉnh lý và thể hiện như trong dự thảo Luật. Việc bố trí kinh phí sẽ được thực hiện theo dự toán ngân sách nhà nước, phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước.

Về trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản (Điều 14), trong quá trình thảo luận tại Kỳ họp thứ 7, Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách và nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý, nội dung phân công trách nhiệm cơ quan chủ trì lập quy hoạch khoáng sản còn nhiều ý kiến khác nhau. UBTVQH đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo 2 phương án để xin ý kiến. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến, phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án, UBTVQH và Chính phủ đã thống nhất báo cáo Quốc hội về việc quy định 1 phương án (Phương án 1 có điều chỉnh) theo hướng: giao Chính phủ phân công cơ quan tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khoáng sản; quy định việc lập phương án quản lý về địa chất và khoáng sản được tích hợp vào quy hoạch tỉnh (Điều 14 của dự thảo Luật)…

Ngoài các vấn đề trên đây, UBTVQH đã chỉ đạo việc rà soát, hoàn thiện văn phong. Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 12 Chương, 116 Điều.

Xem xét sửa đổi một số nội dung tại Điều 35

Phát biểu ý kiến tại hội trường, Đại biểu Nguyễn Hữu Thông – Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đánh giá cao tinh thần cầu thị, tiếp thu của Cơ quan chủ trì soạn thảo, Cơ quan chủ trì thẩm tra dự thảo Luật địa chất và Khoáng sản.

Cơ bản thống nhất với báo cáo giải trình tiếp thu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật trên, đại biểu Nguyễn Hữu Thông đã góp ý một số nội dung để hoàn chỉnh dự án Luật.

Cụ thể về thực hiện dự án đầu tư, công trình tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, quy định (Điều 35); tại điểm b khoản 1, quy định được hiểu là tất cả các dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ lợi ích quốc gia theo quy định của Luật Đất đai có thời gian ổn định lâu dài hoặc có thời gian hoạt động dài hơn thời gian dự trữ khoáng sản còn lại phải được Thủ tướng chính phủ cho phép mới được triển khai.

thong.jpg
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông – Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận phát biểu góp ý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản. 

Tuy nhiên, theo đại biểu trên thực tế có những công trình nhỏ (điện, đường, trường, trạm, cống thoát nước, hạ tầng viễn thông…) và các công trình cấp bách phải thực hiện ngay nhưng phải chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ mới triển khai thì sẽ rất khó khăn, kéo dài thời gian không cần thiết. Nhất là các địa phương có quy hoạch khu vực dữ trữ khoáng sản quốc gia lớn như Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Đắc Nông… và quy định như dự thảo cũng chưa thật sự phù hợp với thực tế. Nếu quy định như trên thì công việc của Thủ tướng Chính phủ khi luật này có hiệu lực sẽ phát sinh rất nhiều và cũng không phù hợp với xu hướng phân cấp thẩm quyền mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.

Bên cạnh đó, ngay tại nội dung điểm b khoản 1 cũng đã quy định: Dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ lợi ích quốc gia theo quy định của pháp luật về đất đai và Luật Đất đai cũng quy định rất chặt chẽ về thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan. “Tôi thấy rằng không cần thiết quy định phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép mới được triển khai như dự thảo. Từ những phân tích trên, tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung lại điểm b khoản 1 như sau: “Dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ lợi ích quốc gia theo quy định của pháp luật về đất đai có thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài hoặc có thời gian hoạt động dài hơn thời gian dự trữ khoáng sản còn lại.” là phù hợp” – đại biểu Nguyễn Hữu Thông đề nghị.

Đối với khoản 2 dự thảo, đại biểu Nguyễn Hữu Thông cho rằng, nếu quy định như khoản 2 dự thảo thì tất cả các dự án, công trình chấp thuận đầu tư dự án trên khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đều phải đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tài nguyên, trữ lượng, chất lượng; giải pháp bảo vệ khoáng sản thuộc khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia. “Theo tôi quy định trên là chưa phù hợp, vì thực tế có những dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ lợi ích quốc gia, những công trình lợi ích công cộng nhỏ lẻ, quy mô rất nhỏ (như đã nêu ở trên) thì việc đánh giá là không cần thiết; theo tôi chỉ nên quy định đối với những công trình, dự án quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội như điểm a khoản 1 và khai thác khoáng sản không thuộc đối tượng dự trữ như quy định tại điểm c khoản 1 dự thảo mới phải đánh giá mức độ ảnh hưởng, vì những công trình, dự án và hoạt động này có khả năng tác động, ảnh hưởng đến lớn đến khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia” – đại biểu Nguyễn Hữu Thông phân tích.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng, nếu đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến tài nguyên, trữ lượng và chất lượng cũng như các giải pháp bảo vệ khoáng sản, thì các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp sẽ khó đáp ứng về nguồn lực, thiết bị và các phương tiện kỹ thuật, kinh phí thực hiện; đồng thời, các công trình trên sẽ tăng tổng mức đầu tư rất cao, trong khi đó công trình thì rất nhỏ.

“Tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 thành: “2. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tài nguyên, trữ lượng, chất lượng; giải pháp bảo vệ khoáng sản thuộc khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo quy định tại khoản 3 Điều này, trừ các dự án, công trình quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều này…” – đại biểu đề nghị.

Liên quan đến khoản 4 dự thảo, tất cả các dự án quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư đều phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia. Theo đại biểu Nguyễn Hữu Thông, quy định này sẽ mất thời gian thực hiện thủ tục, phát sinh chi phí và có thể làm chậm tiến độ trong quá trình thực hiện các dự án thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh.

Do đó, đại biểu đề nghị khi Chính phủ quy định chi tiết Điều 35 theo thẩm quyền được giao tại khoản 10 dự thảo, cần quy định rõ khoản 4 dự thảo theo hướng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến đối với các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có dự án đầu tư cho ý kiến đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của tỉnh, như vậy sẽ phù hợp hơn với tình hình thực tế hiện nay.

“Nếu được cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu các góp ý nêu trên thì chắc chắn rằng địa phương sẽ rất thuận lợi khi thực hiện các công trình dự án, phục vụ kịp thời nhu cầu của người dân, cộng đồng và góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công” – đại biểu Nguyễn Hữu Thông chia sẻ thêm.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/de-xuat-sua-doi-mot-so-noi-dung-ve-thuc-hien-du-an-dau-tu-cong-trinh-tai-khu-vuc-du-tru-khoang-san-quoc-gia-125450.html

Cùng chủ đề

Xem xét ban hành các cơ chế đặc thù, thí điểm đối với một số dự án cụ thể

BTO-Sáng nay 4/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. ...

Quốc hội thảo luận tại tổ Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng

BTO-Sáng ngày 31/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng; Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận tham gia thảo luận tại Tổ 15. ...

Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch

BTO-Sáng nay 30/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận tham gia thảo luận tại Tổ 15. ...

Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản công

BTO-Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều nay 29/10, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Thảo luận về dự thảo Luật này, các ĐBQH tỉnh Bình Thuận bày tỏ đồng tình và nhất trí với các nội dung trong tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách; đồng thời tham gia ý kiến...

Thảo luận về dự thảo Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước

BTO-Tiếp tục phiên thảo luận tại tổ chiều nay 29/10, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hữu Thông đã tham gia một số ý kiến đối với dự thảo Luật Đầu tư công; dự thảo Luật Ngân sách nhà nước. Ban hành Luật Đầu tư công (sửa đổi) là rất...

Cùng tác giả

Bác sĩ Đồng Tuyết – 30 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe phụ khoa cho phụ nữ Việt

Bác sĩ Đồng Tuyết - bề dày kinh nghiệm của một “lão làng”Nhắc đến Bác sĩ Đổng Tuyết là người ra nghĩ ngay tới vị bác sĩ tính cách nhẹ nhàng cùng với kỹ năng, kiến thức chuyên môn uyên thâm. Profile “khủng” cùng bề dày kinh nghiệm tích lũy dần theo thời gian, bác sĩ Đồng Tuyết được đánh giá là chuyên gia “lão làng” trong lĩnh vực sản phụ khoa. Cụ thể:- Tốt nghiệp bác sĩ...

Bắc Bộ trời lạnh và mưa vài nơi, Trung Bộ mưa to

  Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Bích Liên  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 5/11, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, hầu hết các nơi ở Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3, vùng ven biển cấp 4. Phía Đông Bắc Bộ và Bắc...

Thu hút doanh nghiệp từ TP. Hồ Chí Minh về Bình Thuận

Chương trình hợp tác phát triển các khu công nghiệp (KCN) giữa Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh với Ban Quản lý các KCN Bình Thuận đang hướng đến hỗ trợ khai thác tiềm năng, lợi thế của 2 địa phương… Hỗ trợ để...

2 mặt trong “chuyển nợ” tín dụng

Nợ tín dụng của khách hàng từ ngân hàng V. được ngân hàng A. mua lại theo yêu cầu của khách hàng trong giới doanh nghiệp hay gọi là “chuyển nợ”. Việc “chuyển nợ” cần có sự thống nhất của 3 bên đó là yêu cầu của khách hàng, ngân hàng nhận...

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế...

Cùng chuyên mục

Bắc Bộ trời lạnh và mưa vài nơi, Trung Bộ mưa to

  Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Bích Liên  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 5/11, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, hầu hết các nơi ở Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3, vùng ven biển cấp 4. Phía Đông Bắc Bộ và Bắc...

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế...

Xem xét ban hành các cơ chế đặc thù, thí điểm đối với một số dự án cụ thể

BTO-Sáng nay 4/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. ...

Du lịch Khánh Hòa được kỳ vọng bứt phá nhờ hạ tầng cao tốc thuận tiện

Về đích trước thời hạn 3 tháng Với những kết quả ấn tượng, ngành du lịch Khánh Hòa đã về đích trước kế hoạch 3 tháng trong năm 2024, trở thành điểm đến hàng đầu tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 9 tháng đầu năm, Khánh Hòa đón 9 triệu lượt khách lưu trú, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó có 3,6 triệu lượt khách quốc tế, đưa tổng doanh thu du lịch vượt...

Tăng nhẹ tại miền Bắc, giao dịch quanh mốc 61.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 4/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 61.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 4/11/2024 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi tăng một giá, thương lái tại Bắc Giang, Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ngang bằng với tại Thái Bình, Hưng Yên,...

Dự báo thời tiết 4/11/2024: Hà Nội mưa rét ngày đầu tuần

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Từ gần sáng hôm nay (4/11), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ; sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, hầu hết các nơi ở phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh dần lên cấp 3, vùng...

Động thái mới tại Dự án BOT Cảng hàng không Phan Thiết

Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án BOT Cảng hàng không Phan Thiết sẽ gắn liền với khả năng chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với Công ty cổ phần Rạng Đông. Phối cảnh sân bay Phan Thiết. Rõ dần quy mô đầu tư Đúng 4 tháng kể từ khi Hội đồng Thẩm định liên ngành có Báo cáo số 4823/BC-BKHĐT về kết quả thẩm định Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi, Dự án Cảng hàng không Phan...

Miền Bắc phục hồi mốc 64.000 đồng, miền Trung thấp nhất cả nước

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 3/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 61.000 – 64.000 đồng/kg. Tuần qua, thị trường heo hơi ghi nhận biến động trái chiều. Trong đó, giá heo hơi đang có dấu hiệu hồi phục tại khu vực miền Bắc với sự trở lại của mốc 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc...

Miền Bắc đón rét đậm, miền Trung mưa lớn kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Đêm 3/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ; sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, hầu hết các nơi ở phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Gió đông bắc trong đất liền mạnh lên cấp 3, vùng ven...

Tăng, giảm trái chiều tại miền Bắc và miền Nam; giao dịch quanh mốc 61.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 2/11/2024 Tại khu vực miền Bắc,giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ 1.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 61.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 2/11/2024 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi tăng một giá, thương lái tại Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ngang bằng với tại Thái Bình ghi nhận đây là mức giá cao nhất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất