Powered by Techcity

Đề xuất các mô hình khuyến ngư phù hợp ở vùng biển trao quyền quản lý Hàm Thuận Nam

Năm 2019, huyện Hàm Thuận Nam là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước thực hiện công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho các tổ chức cộng đồng theo Luật Thủy sản năm 2017. Từ cơ sở này phù hợp nhiều tiêu chí để triển khai các mô hình khuyến ngư.

Từ vùng biển mở

Mô hình đồng quản lý xuất phát từ chính ý tưởng, đề xuất của những ngư dân tâm huyết tại xã Thuận Quý (từ năm 2008), xin giao vùng biển để bảo vệ, khoanh dưỡng, tổ chức khai thác hợp lý nguồn lợi sò lông. Năm 2015, dự án “Xây dựng mô hình thí điểm đồng quản lý sò lông tại xã Thuận Quý” được Hội Nghề cá tỉnh xây dựng và được Quỹ Môi trường toàn cầu – Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam (UNDP/GEF SGP) tài trợ kinh phí thực hiện. Đây là mô hình rất mới mẻ, lần đầu tiên được áp dụng tại huyện Hàm Thuận Nam trong vùng biển mở.

z4685577649769_df8f0938125d8bf68c76781fb49acf74.jpg
<i>Thả sò lông con trong vùng biển trao quyền quản lý góp phần bảo vệ hệ sinh thái ven biển tại huyện Hàm Thuận Nam<i>

Từ những kết quả đạt được của mô hình thí điểm tại Thuận Quý, đến năm 2018, UNDP/GEF SGP tiếp tục tài trợ thực hiện nhân rộng cho 2 xã Tân Thành và Tân Thuận qua dự án “Thúc đẩy trao quyền và xây dựng năng lực cho cộng đồng trong quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ hệ sinh thái ven biển tại huyện Hàm Thuận Nam” với mục tiêu tiếp tục củng cố tổ chức cộng đồng tại xã Thuận Quý, phát triển nhân rộng đồng quản lý cho các xã Tân Thành, Tân Thuận.

Từ nền tảng vững chắc đó, cộng với thiên nhiên đã ưu đãi cho 3 xã ven biển nguồn lợi thủy sản quý, có giá trị kinh tế cao, tạo ra sinh kế, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình. Thạc sĩ Lại Duy Phương – Viện Nghiên cứu Hải sản – thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT trong những lần đến khảo sát vùng biển Hàm Thuận Nam cho rằng: “Chất đáy vùng biển Hàm Thuận Nam được cấu thành bởi cát, sỏi, san hô chết, bãi rạn san hô và bãi đá ngầm. Trong cát đáy có tỷ lệ bùn và lẫn nhiều vỏ động vật than mềm. Vùng nước thường xuyên có dòng chảy thủy triều, tốc độ cực đại ở tầng mặt có thể đạt 54 cm/s. Do đó, đáp ứng đầy đủ tiêu chí để hình thành mô hình khuyến ngư phù hợp, góp phần phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững gắn với bảo vệ môi trường, gìn giữ tài nguyên thiên nhiên”. Theo đó, ông Phương đã đề xuất 3 mô hình như: nuôi quảng canh sò lông tại xã Thuận Quý, nuôi vẹm xanh tại mũi Hòn Lan – xã Tân Thành và nuôi hàu Thái Bình Dương.

z3850957713948_7dc610e69f80ef176acc73f7ec2833d8.jpg
Vùng biển xã Thuận Quý này rất phù hợp để nuôi sò lông

Đến các mô hình triển vọng

Thuận Quý là xã đã được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển có diện tích 16,5 km2 với tên “Hội cộng đồng ngư dân quản lý và khai thác nguồn lợi sò lông”. Do đó, vùng biển này rất phù hợp để nuôi sò lông vì có nhiệt độ, độ mặn cũng như chất đáy là cát bùn và vụn san hô chết (cát chiếm 60 – 80%) rất phù hợp. Mô hình này đang được nuôi thành công ở nhiều tỉnh như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Cà Mau…

vem-xanh_1672713256.jpg
<i>Mô hình nuôi vẹm xanh đang phát triển ở nhiều tỉnh thành<i>

Khi nuôi nên lựa con giống có khối lượng 400 – 600 con/kg, có kích thước đồng đều, màu trắng hồng, có thể thu gom ngoài tự nhiên hoặc từ các cơ sở sản xuất. Mật độ thả giống từ 100 – 150 con/m2 vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát, khi thủy triều đang lên. Đối với sò lông, có thể thả nuôi quanh năm, nhưng thời gian thả giống tập trung từ tháng 5 – 6 và tháng 9 – 10 dương lịch. Sau 7 tháng thả nuôi sẽ tiến hành thu tỉa những cá thể đạt kích cỡ thương phẩm (40 – 50 con/kg) cá thể chưa đạt kích cỡ tiến hành nuôi tiếp.

giong-hau-thai-duong.jpg
<i>Hình thức nuôi hàu treo trên bè ảnh internet<i>

Đối với mô hình nuôi quảng canh vẹm xanh tại Hòn Lan – Tân Thành cũng sẽ được nuôi trong vùng biển được giao quyền quản lý là 9,2 km2. Vùng biển quanh Hòn Lan có điều kiện khá phù hợp cho vẹm phát triển. Tùy thuộc vào độ sâu có thể lựa chọn các phương pháp nuôi như: nuôi đáy áp dụng cho vùng nước là rạn đá ngầm, rạn san hô chết chủ yếu là vùng triều thấp. Hoặc nuôi giàn treo bằng cách dùng tre, gỗ, cọc bê tông và dây thừng kết thành các giàn 5 x 10 m và kết thành nhiều giàn với nhau thành mảng lớn. Phương pháp này tận dụng được tầng nước, nguồn thức ăn phong phú và dễ thu hoạch. Ngoài ra, cũng có thể dùng phương pháp nuôi cọc, dùng cọc tre, gỗ… cắm cố định xuống nền đáy, khoảng cách giữa các cọc khoảng 0,5 – 1 m. Với mô hình này cần có biện pháp di dời vẹm nuôi đến địa điểm an toàn khi có sự cố, cần có biện pháp tỉa thưa khi mật độ vẹm bám quá dày. Sau 2 năm nuôi, kích thước trung bình đạt >10 cm thì tiến hành thu hoạch.

z5285453002943_7817c0bce05d2e45605e0e546b576a0f.jpg
<i>Ông Đồng Văn Triễm Chủ tịch Hội Cộng đồng ngư dân xã Thuận Quý<i>

Bên cạnh đó, vùng biển trao quyền quản lý 3 xã nơi đây còn phù hợp để nuôi hàu Thái Bình Dương. Loài hàu này thường sống ở tuyến hạ triều có độ mặn cao, ổn định, nước trong sạch, những vùng có diện tích mặt nước lớn, vùng nước có dòng chảy lưu thông, giàu sinh vật phù du. Khu vực nuôi hàu có độ sâu 3 – 6 m đối với nuôi bè, còn nuôi giàn có thể lựa chọn vùng triều gần bờ, vùng nước nông. Người nuôi có thể nuôi từ 10 – trên 200 bè đối với hình thức nuôi treo trên bè và 150 dây nuôi (đối với hình thức nuôi dây); 1 – 3 ha đối với hình thức nuôi khay đặt trên giàn, năng suất đạt trên 200 tấn/năm. Sau 8 – 12 tháng, kích thước hàu đạt trên 7 cm, sẽ tiến hành thu hoạch. Từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm người nuôi có thể thu hoạch, vì đây là thời điểm hàu đạt độ béo cao 20 – 25% (khoảng 4 – 5 kg hàu cả vỏ cho 1 kg thịt hàu).

“Đây cũng là nguyện vọng của các ngư dân trong Hội Cộng đồng ngư dân xã Thuận Quý nói riêng và 2 xã còn lại nói chung, khi xây dựng các mô hình nuôi hàu, vẹm xanh, sò lông. Tuy nhiên, để các mô hình này thành hiện thực, cần sự tham gia tích cực của các thành viên Hội cộng đồng ngư dân vì nằm trong vùng biển đồng quản lý. Đặc biệt, cần sự vào cuộc của chính quyền, nhà khoa học, doanh nghiệp nhằm huy động năng lực của các bên đảm bảo sự ổn định, lâu dài và phát huy hiệu quả của mô hình. Ngoài ra, còn vấn đề an ninh, bảo vệ vùng biển cần có cơ chế, quy định xử lý các tàu khai thác trái phép vào khu vực nuôi”, ông Đồng Văn Triễm – Chủ tịch Hội Cộng đồng ngư dân Thuận Quý chia sẻ.

Nguồn

Cùng chủ đề

Khẩn trương thực hiện các giải pháp khắc phục ngập lụt tại huyện Hàm Thuận Nam

BTO-Đây là nội dung chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải tại công văn hỏa tốc vừa gửi đến một số sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. Theo đó, về giải pháp trước mắt, UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý Dự án công trình giao...

Gỡ “thẻ vàng” phải dựa trên 3 trụ cột

“Chống khai thác IUU là con đường ngắn, sau đó còn rất nhiều việc phải làm vì nguồn lợi thủy sản cho thế hệ mai sau, gỡ “thẻ vàng” IUU chỉ là bước đầu, vì vậy để ngành thủy sản phát triển bền vững phải dựa trên ba trụ cột: Giảm khai thác, tăng nuôi trồng và bảo tồn biển”, là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan tại cuộc họp trực tuyến...

Chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường

Liên quan đến tiến độ dự án hồ chứa nước Ka Pét (Hàm Thuận Nam), ông Nguyễn Ngọc Đông - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh (BQLDA Nông nghiệp tỉnh) cho biết, hiện nay Ban đang tập trung hoàn thiện hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. ...

Nắng hạn ảnh hưởng đến tiến độ xuống giống bắp từ nguồn hỗ trợ

Sau khi tiếp nhận giống bắp do Trung ương hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng thiên tai năm 2023, UBND huyện Hàm Thuận Nam đã phân bổ giống bắp cho 2 xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh để sản xuất vụ hè thu 2024. Tuy nhiên, do ảnh hưởng nắng hạn chưa thể xuống giống, trong khi hạn sử dụng của giống bắp đến cuối tháng 6/2024, khiến UBND xã và nông dân lo lắng sẽ...

Hơn 100 vận động viên tranh tài Giải đua xe đạp vòng quanh núi Tà Cú

BTO-Sáng 1/6, UBND huyện Hàm Thuận Nam tổ chức Giải đua xe đạp vòng quanh núi Tà Cú. Tham dự có các đồng chí: Lê Huy Toàn - Tỉnh ủy viên, Tổng Biên tập Báo Bình Thuận, Lê Thị Bích Liên - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hàm Thuận Nam, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và trung tâm văn hóa các huyện, thị, thành phố; phòng, ban chuyên môn huyện Hàm Thuận Nam cùng 117...

Cùng tác giả

Saigon Co.op: Cung ứng hàng hóa cho miền Trung được đảm bảo

Khách hàng mua sắm mặt hàng tươi sống tại Co.opmart Huế – Ảnh: M.T Ngày 19-9, hệ thống siêu thị Co.opmart khu vực miền Trung cho biết đã sẵn sàng kế hoạch ứng phó trong thời điểm mưa gió hoành hành khu vực bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến tỉnh Bình Thuận. Theo đại diện Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), hệ thống đã nhanh chóng tăng lượng dự trữ nguồn hàng gấp 3...

Lệ Kỳ An Tế Thu

9 vận động viên Teakwondo Bình Thuận được phong cấp kiện tướng

BTO-Ông Huỳnh Ngọc Tâm – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, cho hay: CLB Teakwondo Bình Thuận đã có kỳ thi đấu thành công và xếp thứ 3 toàn đoàn nội dung quyền và hạng 3 toàn đoàn chung cuộc vừa kết thúc vào chiều 18/9 tại tỉnh Lào Cai. ...

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4, cách Đà Nẵng 210km

 Vị trí và hướng đi của bão số 4. Ảnh: TT KTTV Bão số 4 gây mưa to tại Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ  Hồi 4 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng 210km về phía Đông Bắc, cách Quảng Trị khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển chủ yếu theo hướng...

Công ty Điện lực Bình Thuận thông báo thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ khách hàng về ngày cuối tháng 9/2024

Công ty Điện lực Bình Thuận thực hiện thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ khách hàng sử dụng điện về ngày cuối tháng. Việc triển khai thực hiện có lộ trình theo từng nhóm khách hàng, từng khu vực đã đảm bảo đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật, cũng như phù hợp với tình hình thực tế lắp đặt công tơ điện tử cho khách hàng sử dụng điện. Công tác thay đổi lịch ghi chỉ số công...

Cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Bình Thuận thông báo thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ khách hàng về ngày cuối tháng 9/2024

Công ty Điện lực Bình Thuận thực hiện thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ khách hàng sử dụng điện về ngày cuối tháng. Việc triển khai thực hiện có lộ trình theo từng nhóm khách hàng, từng khu vực đã đảm bảo đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật, cũng như phù hợp với tình hình thực tế lắp đặt công tơ điện tử cho khách hàng sử dụng điện. Công tác thay đổi lịch ghi chỉ số công...

Tập huấn các quy định kiểm dịch thực vật đối với rau quả đi thị trường EU

BTO-Gần 60 đại biểu là đại diện Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế, Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố, cùng các hợp tác xã, các vùng trồng, cơ sở đóng gói, doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh vừa tham dự lớp tập huấn “Phổ biến các quy định kiểm dịch thực vật đối với rau quả đi thị trường châu Âu”. ...

Giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, hàng đầu…

BTO-Chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng đầu năm 2024 và các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian đến. Cùng tham dự cuộc họp có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải, đại diện Ban Kinh tế ngân sách - HĐND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan… ...

Nhiều giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập, hồ thủy lợi mùa mưa bão

Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị đơn vị chuyên môn cảnh báo các vị trí, khu vực thường xuyên bị ngập lụt khi xả lũ để người dân biết chủ động phòng, tránh; chuẩn bị nhân lực, vật tư, kịp thời phối hợp với chính quyền địa phương nơi có công trình triển khai các biện pháp ứng phó nếu có sự cố xảy ra, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa và vùng hạ du. ...

Kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng có khó?

Theo kế hoạch, từ ngày 24/9 đến 17/10, đoàn kiểm tra của Liên minh châu Âu (EU) sẽ thanh tra ở Việt Nam về chương trình kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng. Kết quả kiểm tra này sẽ ảnh hưởng không chỉ sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường châu Âu, mà còn dây chuyền sang các thị trường khác và toàn ngành thủy sản. ...

Khẩn trương triển khai nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác IUU

BTO-Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận có công văn đề nghị Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ theo Thông báo số 403/TB-VPCP. Được biết, ngày 31/8/2024, Văn phòng Chính phủ có Thông...

Khẩn trương thực hiện các giải pháp khắc phục ngập lụt tại huyện Hàm Thuận Nam

BTO-Đây là nội dung chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải tại công văn hỏa tốc vừa gửi đến một số sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. Theo đó, về giải pháp trước mắt, UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý Dự án công trình giao...

Giám sát đầu tư công ở Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông

BTO-Chiều 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận do ông Nguyễn Hữu Thông – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh về việc giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn 2021 – 2023 và 6 tháng đầu năm 2024. Tham dự có đại diện Sở Kế hoạch – Đầu tư,...

Khó khăn, hạn chế ảnh hưởng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

BTO-Sáng 18/9, ông Nguyễn Hữu Thông - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn Đoàn giám sát có buổi làm việc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (gọi tắt Ban Quản lý dự án nông nghiệp tỉnh) về việc phân bổ, giải ngân và quyết toán vốn đầu tư công từ năm 2021 đến tháng 6 năm 2024 tại Bình Thuận. ...

Tập huấn và thử nghiệm hệ thống theo dõi, báo cáo hoạt động sản xuất lúa

BTO-Ngày 18/9 tại TP. Phan Thiết, Cục Trồng trọt phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức hội thảo “Tập huấn và thử nghiệm hệ thống theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất lúa - RiceMoRe”. Tham dự có đại diện Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế, Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp các địa phương trong tỉnh. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất