Powered by Techcity

Để Lễ hội Katê trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc

Đề án Bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận phục vụ phát triển du lịch, hướng đến đưa Lễ hội Katê trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, có sức thu hút nhân dân, du khách trong và ngoài nước vừa được tỉnh phê duyệt.

Đề án nhằm bảo tồn và phát huy bền vững giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của lễ hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng người Chăm và tham quan, khám phá, trải nghiệm của du khách. Lễ hội Katê hàng năm tại các đền, tháp, nhà làng cần duy trì tổ chức cả phần lễ và phần hội. Phần lễ với đầy đủ các nghi thức và cách thức hành lễ theo tập tục truyền thống của cộng đồng, phần hội cần chú trọng duy trì tổ chức các hội thi, hội diễn, trò chơi dân gian, các môn thi đấu thể thao phù hợp với truyền thống văn hóa địa phương.

z4850708877950_305a15d1424055d0c812f44e4a1e877b.jpg

Lễ hội Katê hàng năm tại các đền, tháp diễn ra trong 2 ngày (ngày cuối cùng tháng 6 và ngày đầu tiên tháng 7 Chăm lịch); riêng Lễ hội Katê tại đền thờ Pô Tằm (huyện Hàm Thuận Bắc) diễn ra vào ngày 15, 16/9 âm lịch hàng năm (khoảng giữa tháng 7 Chăm lịch). Sau khi Lễ hội Katê tại các đền, tháp kết thúc, người Chăm Bàlamôn tổ chức Lễ hội Katê tại nhà làng và sau đó cúng Lễ Katê tại gia đình. Địa điểm tổ chức (cả phần lễ và phần hội) diễn ra tại các đền, tháp, nhà làng và gia đình người Chăm Bàlamôn các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và thành phố Phan Thiết.

Nội dung tổ chức Lễ hội Katê, chú trọng bảo tồn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt, độc đáo. Phần lễ phải giữ gìn không gian, thời gian diễn ra lễ hội; đối tượng thờ cúng, lễ vật dâng cúng, thành phần tham gia cúng lễ; trình tự, cách thức, thực hành các nghi lễ, nội dung lời khấn, các bài thánh ca trong từng nghi lễ của các chức sắc tham gia hành lễ cho đến trang phục truyền thống của các chức sắc, phụ nữ, thanh niên, thiếu nữ Chăm khi tham gia lễ hội.

Phần hội phải duy trì và nâng tầm các hội thi, hội diễn, trò chơi dân gian, các môn thi đấu thể thao mang tính truyền thống của cộng đồng như: Trưng bày lễ vật trên Thônla, thổi kèn Saranai, trình diễn nghề thủ công truyền thống (làm gốm, dệt thổ cẩm, làm bánh gừng…); trình diễn các làn điệu dân gian (dân ca, dân vũ, dân nhạc); đội nước vượt chướng ngại vật, bịt mắt đập niêu, đẩy gậy, kéo co, bóng đá, bóng chuyền… tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp và hấp dẫn, có sức thu hút đông đảo cộng đồng người Chăm, nhân dân và du khách.

Chủ thể tổ chức Lễ hội Katê là các chức sắc, tu sĩ, trí thức, nghệ nhân và cộng đồng người Chăm Bàlamôn tại các huyện Tuy Phong, Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc. Việc tổ chức (kế hoạch, nội dung, chương trình, thời gian…) Lễ hội Katê của người Chăm Bình Thuận hàng năm gồm 2 cách thức là lễ hội diễn ra tại các đền, tháp, nhà làng trên địa bàn các huyện Tuy Phong, Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc; Lễ hội Katê diễn ra tại tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết)…

Nguồn

Cùng chủ đề

Tỏa sáng những điển hình tiên tiến học tập và làm theo Bác

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng; trở thành công việc tự giác, thường xuyên của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh. ...

Kiến nghị sử dụng địa danh “Đa Mi” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể

Mới đây, sở chức năng đã kiến nghị UBND tỉnh cho phép Hợp tác xã tổng hợp nông nghiệp Đa Mi sử dụng địa danh “Đa Mi” như là yếu tố cấu thành nhãn hiệu để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể… Theo công văn gởi UBND tỉnh, Sở Khoa...

Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn

Khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống trên địa bàn Bình Thuận gắn với việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hỗ trợ phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)… Đây là những mục tiêu hướng tới của Kế hoạch thực hiện “Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm...

Vị vua Chămpa với pho tượng độc lạ

Kế tục tổ tiên từ nhiều thế kỷ trước về văn hóa, tín ngưỡng khi một vị vua qua đời dù bất cứ lý do gì thì vương triều Chămpa có trách nhiệm tạc tượng quân vương để ghi nhận công lao của vị vua đó cho đời sau. Tượng vua...

Chú trọng phát triển du lịch về nguồn

Là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa, Bình Thuận sở hữu nhiều di tích lịch sử văn hóa, trong đó có di tích mang tính giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ cao. Đây là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển thêm du lịch về nguồn. ...

Cùng tác giả

Thời tiết ngày 20/9: Mưa lớn trải rộng khắp miền Trung

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ đêm 19/9 đến ngày 20/9, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Từ đêm 20/9, mưa lớn giảm dần. Cũng trong thời gian trên, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 80-180mm, cục...

Khi thương hiệu được khẳng định

Du lịch Bình Thuận với biển xanh - cát trắng - nắng vàng đã vươn xa, trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và tin tưởng của du khách từ khắp nơi trong và ngoài nước. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Bình Thuận với khí hậu ôn hòa, nắng...

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế

Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần gắn liền với cộng đồng dân cư, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. Ngày nay di sản văn hóa không chỉ là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần của nhân dân mà còn là nguồn tài nguyên phong phú tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo và khác biệt cho...

Bình Thuận – hướng ra biển

1. Lúc này, khi giao thông đối ngoại của tỉnh đã và đang dần hình thành thì cũng là lúc cán bộ, người dân Bình Thuận chợt nhận ra một sự tương đồng đặc biệt, vào dịp kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bao nhiêu...

Một nông dân Bình Thuận đạt danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024

Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa có quyết định trao tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024 cho 63 nông dân thuộc 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tại Bình Thuận, nông dân Nguyễn Minh Tâm (SN 1981) ở thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết vinh dự được nhận danh hiệu này. ...

Cùng chuyên mục

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế

Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần gắn liền với cộng đồng dân cư, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. Ngày nay di sản văn hóa không chỉ là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần của nhân dân mà còn là nguồn tài nguyên phong phú tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo và khác biệt cho...

Lệ Kỳ An Tế Thu

9 vận động viên Teakwondo Bình Thuận được phong cấp kiện tướng

BTO-Ông Huỳnh Ngọc Tâm – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, cho hay: CLB Teakwondo Bình Thuận đã có kỳ thi đấu thành công và xếp thứ 3 toàn đoàn nội dung quyền và hạng 3 toàn đoàn chung cuộc vừa kết thúc vào chiều 18/9 tại tỉnh Lào Cai. ...

Nhiều hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em

BTO-Trẻ em khó khăn tại xã Suối Kiết (Tánh Linh), Tân Thuận (Hàm Thuận Nam) vừa có một kỳ trung thu đơn giản nhưng đong đầy yêu thương. Trẻ em Suối Kiết hào hứng vui Tết Trung thu Tại điểm trường Sông Dinh (xã Suối Kiết, Tánh Linh), Chi đoàn Trại tạm giam...

Xây dựng nơi hoạt động thể thao cho người dân

Thị xã La Gi là địa phương có ưu thế về phong trào thể dục thể thao so với các đơn vị khác trong tỉnh, nổi bật nhất là bộ môn võ cổ truyền. Hàng năm La Gi đã tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao từ cơ sở...

Ấm áp “Trung thu cho em” tại Mỹ Thạnh

BTO-Tối 15/9, chương trình “Trung thu cho em” đã diễn ra tại Mỹ Thạnh (Hàm Thuận Nam), gần 400 trẻ em đồng bào Rai đã có một đêm vui và ý nghĩa trong dịp Tết đoàn viên. Chương trình “Trung thu cho em”  không chỉ tặng quà, lồng đèn cho gần...

Khai mạc Giải bóng đá vô địch tỉnh Bình Thuận – Tiger Cup 2024

Tổng biên tập: Lê Huy Toàn Phó Tổng Biên tập: Thanh Quang, Huỳnh Thanh ...

Sơ kết “Lịch tín ngưỡng đồng bào Chăm” tỉnh Bình Thuận

BTO-Sáng nay (13/9), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết “Lịch tín ngưỡng đồng bào Chăm” tỉnh Bình Thuận. Tham dự có bà Bố Thị Xuân Linh – Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành; Uỷ ban MTTQ Việt Nam các huyện cùng các vị chức sắc, chức việc, nhân sĩ, trí thức người Chăm trên địa bàn tỉnh. ...

Phan Thiết, dòng sông cùng bao nỗi nhớ

1. “Soi bóng Cà Ty” là tên của tập thơ có sự góp mặt của 24 tác giả thuộc Chi hội Văn học TP. Phan Thiết, do Nhà Xuất bản Văn hóa – Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh cấp phép xuất bản quý III năm 2020. Tập thơ gồm 120 thi phẩm gồm nhiều thể loại. ...

Về Tánh Linh gặp bạn bè “mì Quảng”

Thiếu tá Lê Ngôn, nguyên là cán bộ Công an Bình Thuận đã về hưu ở huyện Tánh Linh. Anh là dân gốc Quảng Nam, người luôn xem món mì Quảng quê mình như tri kỷ. Tuy định cư ở quê mới gần cả đời người nhưng có dịp gặp nhau, món mì vẫn là câu chuyện muôn thuở. Nhân món ăn này được xếp văn hóa phi vật thể quốc gia, anh điện thoại mời tôi về Tánh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất