Powered by Techcity

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chiều 2/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân tộc (CTDT) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tại điểm cầu Bình Thuận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung đánh giá kết quả thực hiện CTDT, chương trình, chính sách dân tộc năm 2023, những bài học kinh nghiệm. Theo đó, công tác dân tộc được Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cả hệ thống chính trị quan tâm chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện; xã hội và đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) cả nước quan tâm, theo dõi là động lực quan trọng. Nhờ vậy, việc thực hiện CTDT năm 2023 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt trong triển khai các chương trình, chính sách dân tộc, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh vùng DTTS và miền núi nói riêng và cả nước nói chung.

Bên cạnh đó, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các bộ, ngành thực hiện nhiệm vụ công tác có trọng tâm, trọng điểm, sát với thực tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác thông tin, tuyên truyền, chuyển đổi số và phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS được tăng cường; hợp tác quốc tế về công tác dân tộc tiếp tục được đẩy mạnh; năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc từng bước được nâng lên.

z5032807915058_205844e7c3bcca370ba14ab1fd641884.jpg
Tại điểm cầu Bình Thuận

Một nội dung được các đại biểu tập trung phân tích, thảo luận là tiến trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội trong vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt Chương trình) năm 2023. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công của Chương trình trong năm 2023 (bao gồm cả vốn đầu tư của năm 2022 kéo dài sang năm 2023) được khoảng 13.567 tỷ đồng, đạt 81,5% kế hoạch. Trong đó, có 34 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 60% kế hoạch vốn năm 2023, còn 3 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 30% kế hoạch vốn năm 2023 (Đắk Lắk, An Giang và Bạc Liêu).

Tại Bình Thuận, chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 được xem là một quyết sách đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS&MN. Thời điểm này, chương trình được triển khai thực hiện đã bước đầu phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS… Đến nay, tình hình sản xuất và đời sống của đồng bào DTTS cơ bản ổn định với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS (17 xã thuần) là 21,07 triệu đồng/người/năm, bằng 52,41% thu nhập bình quân toàn tỉnh. Về kết quả công tác giảm nghèo, tính đến cuối năm 2022, hộ nghèo DTTS còn 2.801 hộ, chiếm 10,78% so với tổng số hộ DTTS và chiếm 32,35% so với tổng số hộ nghèo toàn tỉnh…

dan-toc-1.jpg.jpg
Một trong những lễ hội đặc sắc của dân tộc Chăm

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân tộc còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế như kinh tế vùng DTTS&MN chậm phát triển so với tiềm năng của vùng. Công tác xóa đói giảm nghèo có tiến bộ, song chưa bền vững; chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực vùng DTTS&MN còn thấp. Một số nơi hệ thống chính trị cơ sở còn yếu, chất lượng đội ngũ cán bộ chưa ngang tầm… Ngoài ra, Ủy ban Dân tộc đánh giá việc thực hiện Chương trình còn lúng túng về cơ chế, triển khai chậm, tỷ lệ giải ngân còn thấp. Các dự án, tiểu dự án Chương trình chưa thực hiện đồng bộ, còn một vài tiểu dự án chưa triển khai, có địa phương trả lại vốn do không có đối tượng thụ hưởng.

z4877442830821_93ce611c70c8a0483b08fc10c86ac5ba.jpg
Thu hoạch bắp lai vùng đồng bào DTTS

Sang năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ – Trần Lưu Quang yêu cầu đẩy mạnh thực hiện tốt, chuyển biến cơ bản về tiến độ, chất lượng 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phải hoàn thành Đề án điều chỉnh chủ trương đầu tư theo Nghị quyết của Quốc hội, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Chương trình.

Để thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện thực tiễn, Chính phủ kiến nghị Quốc hội sớm cho phép điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình tại Nghị quyết 120, ngày 19/6/2020 của Quốc hội. Trên cơ sở đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan hoàn thiện rà soát, tổng hợp hồ sơ trình cấp có thẩm quyền về việc đề xuất điều chỉnh một số nội dung đầu tư tại Quyết định 1719, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.


M. VÂN

Nguồn

Cùng chủ đề

Chú trọng giải quyết vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc và miền núi

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với Phụ nữ và Trẻ em” đã và đang được triển khai tại các xã và thôn đặc biệt khó khăn bước đầu góp phần thay đổi “nếp nghĩ, cách...

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 13/11: Nắng gián đoạn, chỉ số tia UV cao

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, thời tiết TP.HCM hôm nay 13/11, Mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. Theo cơ quan khí tượng, thời tiết TP.HCM hôm nay 13/11, mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn. Nhiệt độ dao động trong khoảng 30-32 độ C, độ ẩm tương...

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã làm rõ vấn đề của chất vấn

Theo đại biểu Quốc hội, phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng rất ngắn gọn, làm rõ căn cơ của vấn đề, giải pháp đưa ra khá rõ, đầy đủ. Chiều 12.11, phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã kết thúc sau 2 ngày làm việc với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Sau phiên...

Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Đó là sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang...

Nâng chất lượng thu hút du khách

Không chỉ dừng lại nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn giá trị lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu, mà Ban Quản lý Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ đang dần trở thành nơi học tập, tuyên truyền giáo dục và là điểm đến hấp dẫn du khách. ...

Trả sai mũ bảo hiểm, nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng

TPO – Nguyên nhân bước đầu xuất phát từ việc nữ sinh M. ở Bình Thuận có mượn và làm mất mũ bảo hiểm của em H. Sau đó, em M. có mua mũ bảo hiểm mới đền cho em H. nhưng không đúng màu với mũ cũ nên em H. không nhận, từ đó xảy ra mâu thuẫn. Ngày 12/11, ông Nguyễn Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản gửi Sở Giáo dục...

Cùng chuyên mục

Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Đó là sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang...

‏Phòng khám Đa khoa Thiên Ân

‏Phòng khám Đa khoa‏‏ Thiên Ân - Tánh Linh tọa lạc tại vị trí 487 Đường Trần Hưng Đạo, Thị Trấn Lạc Tánh, Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình Thuận. Đây là vị trí thuận lợi, trục đường lớn dễ dàng cho bệnh nhân tìm kiếm và di chuyển đến phòng khám. Nơi đây dần trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe cho người dân sinh sống trên địa bàn và các huyện lân cận.‏‏Phòng khám Đa khoa Thiên...

Hợp tác xã thanh long Phú Cường sẽ đúng như tên gọi

BTO-Cũng khó khăn trong tìm đầu ra cho sản phẩm như các Hợp tác xã (HTX) khác trên địa bàn tỉnh, nhưng với quyết tâm cao của tập thể thành viên trong HTX cùng với sự hỗ trợ tích cực của các cấp, ngành địa phương, HTX thanh long Phú Cường sẽ phát triển và thịnh vượng đúng như tên gọi. ...

Khi kinh tế tập thể nỗ lực vươn lên trong thế khó

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các cấp, ngành liên quan cùng nỗ lực trong công tác tham mưu, triển khai, thực hiện của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, kinh tế tập thể (KTTT) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. ...

Thị trường châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa Bình Thuận đang cho thấy có sự tăng tốc khi bước vào giai đoạn nước rút cuối năm nay. Theo đó tính riêng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 10/2024, ước đạt 81,6 triệu USD, tăng 9,45% so với tháng trước và tăng 24,43% so cùng kỳ năm ngoái. ...

Phát triển hợp tác xã gắn với dịch vụ du lịch nông thôn

Một trong những giải pháp phát triển hợp tác xã gắn với dịch vụ du lịch nông thôn được các cơ quan chuyên môn đặt ra là nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực và phát triển loại hình sản phẩm du lịch, gắn với chương trình OCOP phát triển du lịch cộng đồng sinh thái. ...

Khắc phục khó khăn để KTTT, HTX phát triển bền vững

Trong thời gian qua, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tại Bình Thuận đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, song vẫn còn một số khó khăn, hạn chế được nhìn nhận và cần có giải pháp để khắc phục trong thời gian đến. ...

Quyết tâm tháo gỡ “thẻ vàng” IUU tại lần thanh tra thứ 5 của EC

BTO - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện gửi các địa phương, trong đó có tỉnh Bình Thuận, về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu. ...

Để kinh tế tập thể thật sự phát triển năng động, hiệu quả

BTO-Trong thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là hợp tác xã, đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, song vẫn còn một số hạn chế chậm được khắc phục. Để KTTT phát triển bền vững, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần thực hiện nhiều giải pháp, tạo đột phá, khơi thông điểm nghẽn, phát huy tốt...

Hợp tác và phát triển cộng đồng trong kinh tế tập thể

Hiện nay, tình hình phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) cơ bản dần ổn định và có chiều hướng phát triển khả quan hơn, cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực sau dịch Covid- 19, đa số các loại hình KTTT trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì ổn định. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất