Powered by Techcity

Đầu tư đồng bộ công trình thủy lợi để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt

Bình Thuận được “mệnh danh” là địa phương có 3 “kh” là khô, khó và khổ. Cùng với tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận là địa phương nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhưng trên thực tế mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng, từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Vì vậy có thể nói mùa khô ở Bình Thuận thường kéo dài dẫn đến nguồn nước mặt trên sông, suối tự nhiên bị cạn kiệt và nguồn nước ngầm bị suy giảm.

kho-han-1-.jpg
Hồ Sông Quao Ảnh tư liệu

Bảo vệ nguồn nước để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt

Khô hạn là vậy, trong khi đó tỉnh Bình Thuận hiện chỉ có 49 hồ chứa thủy lợi các loại đang khai thác sử dụng. Tổng dung tích thiết kế chỉ đạt hơn 362 triệu m3 nhưng tổng nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp hàng năm của tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2030 hơn 1.169 triệu m3/năm. Như vậy chưa đáp ứng yêu cầu tích trữ nguồn nước dự trữ cung ứng phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp trong các tháng mùa khô. Để giải quyết bài toán nước sạch cho người dân, thời gian qua Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đưa nước sạch về nông thôn phục vụ sinh hoạt của người dân. Theo đó, trung tâm đã tận dụng các nguồn vốn ngân sách nhà nước, trong đó có vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư, nâng cấp mở rộng các công trình cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn tỉnh. Hiện trung tâm này đang quản lý vận hành 41 công trình cấp nước với tổng công suất thiết kế 54.150 m3/ngày, phục vụ cấp nước trên địa bàn 2 phường, 9 thị trấn và 55 xã, trong đó có 9 xã vùng cao và 23 thôn xen ghép đồng bào dân tộc thiểu số, 3 xã hải đảo thuộc 9/10 huyện, thị xã, thành phố.

Để chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, tỉnh Bình Thuận đã triển khai các giải pháp bảo vệ nguồn tài nguyên nước nhằm kiểm soát chất lượng nguồn nước mặt để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương. Đặc biệt là UBND tỉnh còn yêu cầu các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát, đo đạc lấy mẫu các điểm “nóng” về môi trường, không để việc sản xuất của các cơ sở gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đồng thời đẩy mạnh điều tra cơ bản, quy hoạch, quan trắc, giám sát tài nguyên nước và giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước như: Lập quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; xây dựng vận hành hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; tăng cường các biện pháp tích nước, điều hòa, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm tài nguyên nước và phát triển các mô hình sử dụng nước hiệu quả… Riêng đối với công tác bảo vệ và cải thiện môi trường lưu vực sông La Ngà, nằm trong lưu vực sông Đồng Nai, UBND tỉnh còn yêu cầu các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát, đo đạc lấy mẫu để có đủ cơ sở xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, xử lý, khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trường lưu vực sông La Ngà. Hiện đã có 7 điểm thuộc lưu vực sông La Ngà được lấy mẫu quan trắc hàng năm, đồng thời thực hiện nhiều đợt kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trong đó, tập trung kiểm tra đối với các cơ sở chăn nuôi heo, chế biến cao su, bệnh viện, bãi rác, các cơ sở trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các điểm nóng về môi trường các huyện nằm trên lưu vực sông La Ngà. Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường còn tập trung tuyên truyền các chính sách bảo vệ nguồn nước nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp về vai trò của các hồ chứa nước cũng như những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và những nguy cơ đe dọa về sự thiếu hụt nguồn nước đến đời sống, sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh.

Đầu tư đồng bộ công trình thủy lợi

Các công trình thủy lợi của tỉnh phát triển sẽ giúp đất sản xuất không bỏ hoang, chính vì thế tỉnh Bình Thuận đã triển khai Kế hoạch hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh. Trong những năm qua, việc đầu tư xây dựng công trình đầu mối và kênh chính của các hệ thống công trình thủy lợi vừa và lớn cơ bản đã hoàn thành, tuy nhiên công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng do hạn chế về nguồn lực cung như kỹ thuật, thiếu kinh phí tu bổ thường xuyên nên nhiều công trình đã bị hư hỏng, xuống cấp.

Để phát huy hiệu quả của hệ thống công trình thủy lợi, cần thiết phải đầu tư đồng bộ công trình từ đầu mối đến mặt ruộng. Mặt khác, cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo phương thức canh tác tiên tiến hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tỷ lệ kiên cố kênh nội đồng đạt thấp, tính đến nay đạt khoảng 10,2% (199,92 km/1.966,03 km). Kết quả áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đối với cây trồng cạn hiện là 21.500/154.700 ha. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng có sự hỗ trợ của Nhà nước để đáp ứng cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu. Mục tiêu của tỉnh sẽ tập trung phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đồng bộ, sử dụng kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nhằm khai thác, tận dụng tốt nhất nguồn nước hiện có để phục vụ sản xuất nông nghiệp, tăng thêm diện tích tưới chủ động, thúc đẩy quá trình thâm canh tăng vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước, góp phần tạo sự chuyển biến nhanh và bền vững trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, ổn định tình hình kinh tế – xã hội, an ninh, chính trị trên địa bàn toàn tỉnh. Đến năm 2025, diện tích cây trồng cạn chủ lực, tập trung được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt tỷ lệ 20%; tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương nội đồng đạt tỷ lệ 15%.

Để thực hiện được mục tiêu đó, tỉnh sẽ tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng cho các khu vực chuyển đổi cây trồng, khu vực hạn hán, vùng khó khăn nguồn nước ở cuối kênh, khu vực cây trồng có giá trị kinh tế cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước vào sản xuất. Bên cạnh đó xây dựng công trình thủy lợi nhỏ tập trung và thực hiện sửa chữa, nâng cấp các công trình hiện có trên địa bàn để phát huy hiệu quả công trình, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước. Ưu tiên xây dựng các công trình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn để tăng thu nhập và đảm bảo ổn định đời sống nhân dân. Tiến hành kiên cố kênh, mương theo hướng ưu tiên đầu tư những khu vực có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn, các xã nông thôn mới và sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm của địa phương để ổn định công trình nhằm tăng khả năng chống chịu với thiên tai, tiết kiệm nước, giảm chi phí duy tu bảo dưỡng công trình gắn với phát triển giao thông nội đồng, chỉnh trang nông thôn…

Nguồn

Cùng chủ đề

Cần kiểm soát tốt hơn các quy định về quảng cáo

BTO-Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều nay, 8/11, Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quảng cáo. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận tham gia thảo luận tại tổ 15. ...

Tiên phong ban hành Chỉ thị liên quan chống khai thác IUU

Được xem là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước tiên phong, bắt tay vào thực hiện sớm công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ngay khi ngành thủy sản Việt Nam bị Ủy ban châu Âu “tuýt còi” vào tháng 10/2017. ...

Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương

Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang...

Tổng kết công tác thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Sáng 16/4/2024, Ban Chỉ đạo 515Quân khu 7 đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thực hiện Quyết định 75/2013/QĐ-TTg và Quyết địnhsố 35/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảođảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập (TKQT) hài cốt liệtsĩ. ...

Xứng danh “Quả đấm thép” trong đấu tranh trấn áp tội phạm

Ngày 15/4/1974, Bộ Công an tổ chức trọng thể lễ thành lập lực lượng Cảnh sát bảo vệ, nay là Cảnh sát cơ động (CSCĐ). Từ đó, ngày 15/4 hằng năm trở thành ngày truyền thống của lực lượng CSCĐ. Qua 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực...

Cùng tác giả

Độc đáo bảo vật quốc gia tượng Avalokitesvara Bắc Bình

Trong số 33 hiện vật vừa được công nhận bảo vật quốc gia, tỉnh Bình Thuận có 1 bảo vật, đó là tượng Avalokitesvara Bắc Bình niên đại thế kỷ VIII – IX. Theo Bảo tàng tỉnh Bình Thuận, tháng 9/2001, cán bộ của Bảo tàng nhận được thông tin về người dân ở thôn Hồng Chính, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình phát hiện 1 tượng Phật với hình dáng lạ. Tiếp cận hiện vật, người dân cho biết, tượng...

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận ở trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật...

Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025: Tôn vinh di sản gắn với sáng tạo

Ngày 31.12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức họp báo công bố Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025. Tại họp báo, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh cho biết, năm 2024, ngành du lịch được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế – xã hội Việt Nam. Khách du lịch quốc tế đến Việt...

Bình Thuận có thêm một bảo vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 13

BTO-Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 13) năm 2024. Trong 33 bảo vật đợt này, Bình Thuận có thêm 1 bảo vật đó là Tượng Avalokitesvara Bắc Bình niên đại Thế kỷ VIII - IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận. Như vậy đây là bảo vật quốc gia thứ 2 của tỉnh được công nhận sau Linga vàng phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ...

Giá heo hơi hôm nay 3/1/2025: Cao nhất 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (3/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục giá đi ngang trong ngày thứ ba của năm mới 2025. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang tiếp tục duy trì là tỉnh có giá heo hơi cao nhất cả nước 69.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong khu vực đang giao dịch...

Cùng chuyên mục

Khi đường nối liên tỉnh về đích trước tiến độ

Năm nay khác với nhiều năm trước là Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra chưa đầy 1 tháng, có lẽ vì vậy nên trước khi bước vào mùa xuân ấm áp là lúc mùa đông cố “níu kéo” chút thời gian bằng cái lạnh “khác với các năm” trong suốt mùa đông. Và cũng vì thế mà nhiều công việc cần “kết” cuối năm khiến nhiều người phải tất bật hơn để chạy đua...

Quyết tâm trong tháng đầu năm

Trong tháng đầu năm - tính đến mốc thời gian 31/1 tới đây, Bình Thuận sẽ nỗ lực và thể hiện quyết tâm để hướng tới kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt tỷ lệ trên 95% kế hoạch vốn được giao… Trước thềm năm mới, giải...

Phát triển ngành nông nghiệp nhanh và bền vững

Cùng với cả nước, ngành nông nghiệp Bình Thuận trải qua năm 2024 với không ít thuận lợi, khó khăn đan xen để hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Bước sang năm 2025, ngành tiếp tục phấn đấu xây dựng nền nông nghiệp với trọng tâm là nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao với những chuỗi sản xuất nông - công nghiệp chế biến. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập...

Nhiều doanh nghiệp trong các KCN có mức thưởng khá

BTO-Theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) Bình Thuận, hiện đã có gần 40 doanh nghiệp hoạt động sản xuất - kinh doanh trong các KCN trên địa bàn tỉnh thông báo mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động. ...

Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT đưa Cảng Phú Quý vào cảng cá chỉ định

Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận vừa có kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thủy sản xem xét, chấp thuận đưa Cảng Phú Quý vào danh sách cảng cá chỉ định cho tàu cá hoạt động từ vùng khơi trở ra cập cảng để bốc dỡ sản phẩm. Bình...

Khép kín mô hình “từ ngư trường đến bàn ăn”

Cuối năm, cơ sở nước mắm Quang Long trên đường Nguyễn Thông (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết) luôn tất bật. Điện thoại đổ chuông liên tục, khách hàng đến đặt nước mắm lú 40 độ đạm – sản phẩm OCOP 4 sao – ngày càng nhiều. Chủ cơ sở, ông Nguyễn Quang Chiến, hồ hởi: “Khách Hà Nội vừa đặt đơn hàng lớn, yêu cầu giao trước tết 20 ngày. Từ giờ đến lúc vận chuyển ra Bắc...

Đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp tỉnh vừa tổ chức họp đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP từ 4 sao trở lên do cấp huyện đề xuất đợt 2, năm 2024. Ông Nguyễn Hữu Phước – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp. ...

Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “PHAN THIẾT” cho sản phẩm nước mắm

Từ ngày 31/12/2024, Quyết định Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “PHAN THIẾT” cho sản phẩm nước mắm vừa được UBND tỉnh ban hành sẽ chính thức có hiệu lực thi hành. Cùng thời điểm, các quyết định liên quan về nội dung này đã được UBND tỉnh ban hành (trong năm 2015 và năm 2019) cũng hết hiệu lực. ...

Hút hàng, nông dân Phú Long trúng giá rau màu

Những ngày cuối năm 2024, nông dân thị trấn Phú Long (Hàm Thuận Bắc) rộn ràng với việc chăm sóc, thu hoạch rau màu trong sự phấn khởi, tất bật. Sự tất bật diễn ra, bởi đây là khoảng thời gian các loại rau màu trúng giá vì hút hàng. Trên cánh đồng...

Khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn

Trong những năm gần đây, việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đã xác lập các giống cây trồng chủ lực, giống vật nuôi chủ yếu cho nhiều địa phương trong tỉnh, góp phần tăng trưởng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất