Powered by Techcity

Đâu chỉ nâng tầm du lịch, dịch vụ

Đây là tuyến đường đầu tư xây dựng mới sát bờ biển, không giống như các tuyến đường ven biển khác trên địa bàn tỉnh đang hiện hữu, nên không có tình trạng “cát cứ” bờ biển…

6,75 km khởi đầu cho triển vọng

Đến thời điểm này, sau hơn 7 tháng Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIV có kết luận tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy La Gi về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023 (Kết luận 698), trong đó có thống nhất chỉ đạo về xây dựng tuyến đường ven biển qua địa bàn thị xã La Gi thì các sở, ngành, đơn vị liên quan đã có góp ý thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Đường ven biển La Gi, thị xã La Gi. Hiện dự án đang được trình UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư để kịp trình HĐND tỉnh trong kỳ họp cuối năm nay. Mục đích nhằm tạo điều kiện để dự án được khởi công xây dựng vào năm 2024, khi trong Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhấn mạnh thời gian thực hiện trong 3 năm, giai đoạn 2024 – 2025 chuyển tiếp sang giai đoạn 2026 – 2030. Vì vậy, nguồn vốn đề nghị thẩm định là ngân sách tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 chuyển tiếp sang giai đoạn 2026 – 2030 và ngân sách Trung ương hỗ trợ.

du-n.-lan-1-.jpg
Du lịch biển Cam Bình La Gi Ảnh NLân

Theo hồ sơ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án thì tổng chiều dài tuyến đường dự kiến đầu tư là khoảng 6,75 km. Trong đó, tuyến đường ven biển dài 5,4 km với điểm đầu giao đường Cách Mạng Tháng 8, còn điểm cuối thì giao đường Trần Khánh Dư; 1,35 km còn lại là các đường dẫn vào đường ven biển gồm đường Cách Mạng Tháng 8 (đoạn từ đường Nguyễn Tri Phương đến đường ven biển) dài khoảng 0,9 km và đường Trần Khánh Dư (đoạn từ đường Hùng Vương đến đường ven biển) dài khoảng 0,45 km.

Dự án trên khi triển khai được xem là bước khởi đầu của tuyến đường ven biển thị xã La Gi mà theo quy hoạch chung của thị xã đến năm 2035 được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt năm 2019 thì có chiều dài khoảng 18 km với điểm đầu giáp ranh huyện Hàm Tân; điểm cuối giao với đường ĐT.719 tại Km48+300. Đường rộng 26 m, gồm: mặt đường rộng 15 m, vỉa hè phía đồi 8 m, vỉa hè phía biển 3 m; phía biển quy hoạch dải công viên cây xanh và kè bảo vệ bờ biển. Đây là tuyến đường đầu tư xây dựng mới sát bờ biển, không giống như các tuyến đường ven biển khác trên địa bàn tỉnh đang hiện hữu, với tổng mức đầu tư 448.208 triệu đồng.

Không có “cát cứ” bờ biển

Trong Kết luận 698, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã chỉ đạo về quy hoạch tuyến đường ven biển phải có tầm nhìn xa, kết nối liên thông, phải tính đến khả năng đáp ứng cho sự phát triển thị xã La Gi trong tương lai, nhất là phát triển du lịch. Theo đó, cần tính toán quy hoạch tăng chiều rộng mặt đường, vỉa hè, tăng khoảng lùi tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền của tuyến đường (khoảng 100m) để tạo không gian tiếp cận bãi biển đủ rộng. Không quy hoạch, chấp thuận mới các dự án đầu tư xây dựng phía bờ biển (trừ các dự án, công trình phục vụ cộng đồng); đồng thời, thảo luận với các chủ đầu tư các dự án đã có chủ trương đầu tư, đã có quy hoạch 1/500 được duyệt, đã có giấy phép xây dựng nhưng chưa triển khai xây dựng để thực hiện nội dung này, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận biển cho người dân, du khách; tạo “dư địa” phát triển du lịch ở khu vực phía trong.

du-lan-3-.jpg
Một khu resort ven biển La Gi Ảnh NLân

Thực hiện như thế cũng có nghĩa không có tình trạng “cát cứ” bờ biển như ở một số tuyến đường ven biển khác trên địa bàn tỉnh, khi ở nơi ấy, các resort nằm sát biển đồng nghĩa với khoanh vùng bờ biển cùng mặt biển tương ứng nhằm phục vụ cho khách của chính resort. Điều này trên thực tế đã gây sự bất công bằng trong hưởng thụ những gì thiên nhiên ưu đãi, nhất là với cộng đồng dân cư và những du khách không qua các resort ven biển.

Với thị xã La Gi là đô thị du lịch – dịch vụ có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, đồng thời có tác động lan tỏa đến các địa phương khác, tạo động lực tăng trưởng kinh tế khu vực phía nam của tỉnh. Vì thế, với tuyến đường ven biển được xây dựng theo hướng quan tâm nhiều đến cộng đồng chung, đến an sinh xã hội này thì sẽ mang lại hiệu quả gấp đôi. Bởi chính tuyến đường ven biển này một khi xuất hiện sẽ góp phần tạo cảnh quan đặc trưng cho đô thị biển La Gi, phát triển ngành thương mại, dịch vụ, du lịch của địa phương. Không chỉ thế, qua kết nối giao thông trong vùng, còn tạo động lực phát triển các khu du lịch, đô thị biển, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời phục vụ cứu hộ cứu nạn, đảm bảo an ninh, quốc phòng, chống biến đổi khí hậu của thị xã và khu vực lân cận.

Ông Phạm Trọng Nhân, Chủ tịch UBND thị xã La Gi cho biết, việc đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển thị xã La Gi là cần thiết. Vì không chỉ hoàn thiện dần giao thông đối ngoại mà còn giải quyết những vướng mắc, hạn chế trong phát triển du lịch, dịch vụ ở thị xã trong thời gian qua, góp phần phát triển đô thị ven biển. Nếu khẩn trương trong giải quyết các thủ tục đầu tư và chủ động huy động các nguồn lực, trong đó có cân đối hỗ trợ một phần ngân sách tỉnh như Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo thì 6,75 km đầu tiên trong 18 km của tuyến đường ven biển qua địa bàn thị xã La Gi sẽ xong trong 3 năm.

Nguồn

Cùng chủ đề

Dân vận gắn thực hiện chủ đề của Tỉnh ủy

Từ đầu năm đến nay, Ban Thường vụ Thị ủy La Gi đã tăng cường chỉ đạo triển khai công tác dân vận thực hiện chủ đề của Tỉnh ủy năm 2024 “Nâng cao năng lực cạnh tranh và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp” gắn với chú trọng triển khai có hiệu quả các mô hình “Dân vận khéo” giai đoạn 2021 – 2025. ...

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phát huy nguồn lực, lợi thế của các địa phương

Triển khai Phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 định hướng đến năm 2030, Ban Thường vụ Thị ủy La Gi thống nhất chọn Phương án điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên của xã Tân Phước vào phường Phước Lộc... Mở...

Chú trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Để lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn, Ban Thường vụ Thị ủy La Gi xác định, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt và có tính quyết định. ...

Yên bình dinh Thầy Thím

Năm 2022, Lễ hội Văn hóa – du lịch dinh Thầy Thím được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia khiến nhân dân địa phương vô cùng tự hào. Ai ai cũng vui mừng phấn khởi trước vẻ khang trang, sạch đẹp của dinh sau nhiều lần được nâng cấp, chỉnh trang và tôn tạo.Bà Nguyễn Thị Nga – phường Tân An, thị xã La...

Bí thư Tỉnh ủy thăm Thư viện La Gi

Vừa qua, đồng chí Bí thư tỉnh ủy Dương Văn An đã đến thăm Thư viện Trung tâm Văn hóa – Thông tin – Thể thao thị xã La Gi. Với không gian thoáng đãng, cùng quy mô 2 tầng và diện tích trên 500m2, Thư viện Trung tâm VH-TT-TT thị xã...

Cùng tác giả

Đảm bảo tính minh bạch trong áp dụng thuế

BTO-Tham gia thảo luận dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào sáng nay 22/11, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận - Bố Thị Xuân Linh bày tỏ thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh khẳng định, việc xây...

Nên bổ sung pháo hoa vào hàng hoá áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt

BTO-Sáng nay 22/11, Quốc hội làm việc tại Tổ thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận tham gia thảo luận tại Tổ 15. Tham gia góp ý, đại biểu Đặng Hồng Sỹ - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc...

22 đội bóng tranh Cúp BTV năm 2024

BTO-Tối 21/11, Lễ khai mạc Giải Bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng – Cúp BTV đã chính thức diễn ra tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể thao tỉnh Bình Thuận. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể dự. Giải...

Đọc “Nguyệt chính xuân” lắng khúc tâm tình cùng nhà thơ Đài Nguyên Vu (1939

Trong những cây bút thơ Bình Thuận xuất hiện trên thi đàn miền Nam trước năm 1975, Đài Nguyên Vu (tên thật Tôn Thất Trâm) đã chọn cho mình một giọng điệu riêng biệt. Khác với giọng thơ hào sảng, tài hoa, đầy khẩu khí của Nguyễn Bắc Sơn; thơ Đài Nguyên...

Bình Hưng – Hưng Long: Qua trang lịch sử… Kỳ 1

Theo kế hoạch sắp xếp các Đơn vị hành chính cấp xã của TP. Phan Thiết trong giai đoạn 2023 - 2025, sắp tới phường Bình Hưng và Hưng Long sẽ sáp nhập lại thành phường Bình Hưng mới có diện tích tự nhiên là 1,59 km², quy mô dân số...

Cùng chuyên mục

Hợp tác và liên kết trong phát triển du lịch

Hợp tác và liên kết du lịch là vấn đề tất yếu đặt ra đối với mỗi địa phương nhằm khai thác lợi thế tiềm năng đưa ngành du lịch phát triển, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách địa phương. Việc gắn kết, cùng phát triển du lịch giữa các địa phương đã được triển khai và có nhiều sự thuận lợi hơn nhằm phục vụ du khách. ...

Giới thiệu văn hóa Chăm đến du khách quốc tế

Bình Thuận đang vào cao điểm đón khách quốc tế. Bên cạnh việc xây dựng các tour, tuyến đặc sắc, giới thiệu các khu vui chơi giải trí mới đi vào hoạt động thì việc tổ chức những hoạt động gắn liền với văn hóa địa phương ngay tại nơi nghỉ dưỡng sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách trong thời gian lưu trú tại đây. ...

Lộ trình ‏“‏xanh hóa” đến phát triển bền vững

Nội dung này được ông Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi tại Hội thảo ‏“‏Du lịch Bình Thuận: Lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững” vừa mới được tổ chức tại Bình Thuận. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Minh cho biết: thời gian qua, phát triển bền vững đã trở thành trọng tâm của chính sách phát triển ở hầu hết các quốc gia và trở thành xu thế tất...

Nâng chất lượng thu hút du khách

Không chỉ dừng lại nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn giá trị lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu, mà Ban Quản lý Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ đang dần trở thành nơi học tập, tuyên truyền giáo dục và là điểm đến hấp dẫn du khách. ...

Đưa ẩm thực của đồng bào Chăm vào phục vụ du khách

Ngoài di sản văn hóa Chăm bao hàm cả văn hóa vật thể và phi vật thể, đồng bào Chăm ở Bình Thuận còn có nét văn hóa ẩm thực đặc sắc, đặc biệt là ẩm thực trong các lễ hội của đồng bào Chăm. Ẩm thực trong lễ hội của đồng bào Chăm không phải là ở những món ăn cao lương mỹ vị, đắt tiền mà nó mang vẻ bình dị, mộc mạc. ...

Khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch

Việc đề xuất đặt hàng đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025 vừa được Sở Khoa học & Công nghệ (KH & CN) đặt hàng với các tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh tham gia thực hiện. Các đề tài nghiệm thu, ứng dụng sẽ góp phần khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch của tỉnh. ...

Trải nghiệm du lịch canh nông ở Bình Thuận

Du lịch canh nông hay còn gọi là du lịch nông nghiệp đang thu hút lượng khách khá đông. Đây là mô hình đã có một số tỉnh, thành triển khai như Quảng Nam, Nha Trang, Đồng Nai... Tại Bình Thuận các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Đức Linh... hiện nay được một số doanh nghiệp, hộ cá nhân thử nghiệm và có kết quả khả quan... ...

Điểm đến Bình Thuận đón gần 8 triệu lượt khách

BTO-Trong tháng 10 vừa qua, du lịch Bình Thuận tiếp tục đón hơn 800.000 lượt khách, tăng 2,89% so tháng trước đó và tăng gần 15% so cùng kỳ năm 2023. Riêng khách du lịch quốc tế có khoảng 25.900 lượt khách, tăng 14,45% so tháng trước và tăng 14,32% so cùng kỳ năm ngoái. ...

Nguồn lực tài nguyên – tiềm năng lớn cho phát triển du lịch

Lợi thế về tài nguyên du lịch, cùng với các yếu tố nguồn lực khác như vị trí địa lý, chính trị, kinh tế, chiến lược, hạ tầng giao thông, hạ tầng dịch vụ du lịch được đầu tư, phát triển đã góp phần đưa ngành du lịch Bình Thuận đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong những năm qua. Nếu tiếp tục khai thác tốt lợi thế tài nguyên và phát huy sức mạnh tổng hợp...

Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày Du lịch Bình Thuận

BTO-Nội dung các hoạt động phải có sự chọn lọc, thiết thực, tạo được hiệu quả và sức lan tỏa trong công tác giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của du lịch Bình Thuận, đồng thời tạo cơ hội thu hút du khách trong nước lẫn quốc tế… Đó là một trong những yêu cầu của Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày Du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025) vừa được...

Tin nổi bật

Tin mới nhất