Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận có: Ông Đặng Hồng Sĩ – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hồng Hải – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội; lãnh đạo tỉnh Bình Thuận qua các thời kỳ; đại diện Ban Dân tộc các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng và 250 đại biểu đại diện cho trên 100.000 đồng bào các DTTS sinh sống trên địa bàn.
Toàn tỉnh có 34 DTTS (105.821 người/26.335 hộ gia đình), chiếm trên 8,4% dân số của tỉnh. Đồng bào các DTTS cư trú rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh với hình thức cư trú phổ biến là sống xen kẽ vớ đồng bào các dân tộc khác. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong nền văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Đồng bào các DTTS tại tỉnh Bình Thuận tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển; tích cực tham gia phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền tại địa phương. Di sản văn hóa phi vật thể “Nghề gốm truyền thống của người Chăm” tỉnh Bình Thuận vừa được UNESCO ghi danh năm 2023.
Nhiệm kỳ qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận đã bám sát các nghị quyết, quyết định, văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Ủy ban Dân tộc… để cụ thể hóa thành các nghị quyết, quyết định, chỉ thị phù hợp với thực tế địa phương, tạo ra nhiều nhiều kết quả phấn nổi bật, như: Toàn tỉnh có 7/17 xã thuần vùng đồng bào DTTS được công nhận xã đạt Chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS và miền núi là 46,8 triệu đồng người/năm, tăng 20 triệu đồng so với dầu nhiệm kỳ; tại 17 xã thuần đồng bào DTTS là 43,6 triệu đồng người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS đầu năm 2019 là 10,04%; đến đầu năm 2024 giảm còn 7,73%.
Ghi nhận, biểu dương thành tích các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác, nhiệm vụ được giao Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã tặng Bằng khen cho 12 tập thể, 32 cá nhân và tặng Kỷ niệm chương cho 2 cá nhân có thành tích xuất sắc nhiều năm liền trong công tác dân tộc và phát triển.
Đại hội được nghe nhiều bài tham luận về kinh nghiệm phát triển kinh tế, xây dựng gia đình văn hóa, bảo đảm an ninh trật tự địa phương của Người có uy tín và đại diện các DTTS trên địa bàn và thông qua Quyết Tâm Thư Đại hội lần thứ IV/2024.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông biểu dương, ghi nhận thành tích mà ngành Công tác dân tộc tỉnh Bình Thuận đạt được. Thời gian tới, tỉnh cần quan tâm phát huy khát vọng vươn lên phát triển bền vững của đồng bào các DTTS bằng cách tiếp tục nghiên cứu, nâng cao nhận thức về chủ trương và các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về chính sách dân tộc trong tình hình mới. Triển khai thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2030. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, vai trò Người có uy tín trong cộng đồng, bảo đảm quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Tiếp thu ý kiến và nội dung chỉ đạo của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, ông Đặng Hồng Sĩ – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, định hướng thêm: Các địa phương và Ban Dân tộc tiếp tục quan tâm bằng nhiều giải pháp tập trung nâng cao chất lượng đời sống vật chất tinh thần đồng bào các DTTS, giúp đồng các các DTTS vươn lên làm giàu chính đáng, thực hiện thắng lợi mục tiêu Dân giàu – Nước mạnh – Công bằng – Dân chủ – Văn minh.
Là tỉnh tiếp giáp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, quản lý vùng biển có diện tích 52.000 km2 nhưng Bình Thuận là địa phương có điều kiện thời tiết khô hạn nhất cả nước, lượng mưa trung bình 800 mm/năm, thấp hơn trung bình cả nước (1.900 mm/năm) đã ảnh hưởng nhất định đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của tỉnh.
Bình Thuận: Đánh giá thực trạng kinh tế – xã hội ở các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi sau sáp nhập