Powered by Techcity

Đã nghe gió tết…

Chuyển trời, bấc bắt đầu thổi, dữ dội nhất là lúc chiều về. Mùa này chạy xe trên đường cũng phải chạy chầm chậm cẩn thận vì có khi gió mạnh muốn xô ngã cả người lẫn xe. Rồi thì bụi.

Bấc làm bụi bay đầy. Chạy xe mà không đeo kính thì cầm chắc bụi bay vào mắt, thốn trời xanh. Có lần vội vàng quên kính, ra đường phải vừa nheo mắt vừa chạy xe sợ bụi bay vào mắt, mà vậy thì thành ra quá nguy hiểm, nên từ đó luôn luôn dặn mình nhớ mang kính theo bên.

gio-bac.jpg

Chiều chiều trên đường về, bấc dạt dào thổi, chặc lưỡi nghĩ thầm mới đó nhanh ha, gần tết rồi. Chẳng hiểu sao mùa này gió lại mang hơi lạnh, cứ như thể gió cõng nước trên lưng vậy. Đang đứng ngoài hàng ba mà gió lướt qua da một cái, rất nhẹ thôi, đã đẩy lũ da gà xù lên tự vệ. Má biểu gió tết rồi đó bây ơi. Lại hết năm rồi. Tôi quẩn quanh nghĩ ngợi, phân tích trong cái câu nói nhẹ hều đi kèm tiếng thở dài khe khẽ đó của má bao nhiêu phần trăm buồn, mấy mươi phần trăm vui, và phần trăm nào cho nỗi lo lắng. Người ta biểu người già ham tết mà sao tôi thấy má cứ len lén giấu nỗi buồn mỗi khi tết về. Má vẫn cười đó thôi mà nét cười sao vướng niềm lo. Má vẫn mong con cháu về sum họp đó thôi mà sao trong nỗi mong chờ có chen chút sợ hãi. Một chiếc lá vàng trên cây dù có kiên cường cỡ nào cũng tránh sao khỏi lo cho ngày rụng xuống gốc của mình?

Tôi biết cái niềm tâm sự thầm kín của má nhưng không dám hỏi, sợ khơi thêm nỗi sầu trong lòng má. Tôi giả bộ không biết gì, dùng chiêu dụ má đi mua thứ này thứ kia, mua thứ này thứ nọ cho quên đi nỗi buồn len lén trong lòng, vậy mà má cứ gạt đi hết: Già rồi ăn chi cho nhiều, già rồi có đi đâu đâu mà quần với áo. Má tự cô lập mình trong nỗi buồn của tuổi già, một cách lén lút thôi, cố không cho con cháu biết. Má sợ lũ con buồn lo cho má.

Tôi tự hỏi ủa bấc ơi có biết nỗi lòng má hay không sao cứ vô tư thổi hoài hà. Bấc không trả lời tôi, mỗi chiều vẫn quần đám chuối sau nhà tả tơi. Hễ chuối cố gắng ra chiếc lá non nào là y như rằng bấc hung hăng xấn tới thổi cho chừng nào rách tơi tả mới thôi. Má chép miệng than thổi rách bà nó hết rồi thì tết lấy gì gói bánh đây bây, chẳng lẽ lại kiếm gì quây lại. Tôi cười cái tánh lo xa của má: Còn lâu mới tết má lo chi cho sớm, mà rách hết thì đi chợ mua, mấy trăm ngàn lá thì tha hồ gói bánh, quan trọng gói lên có ai ăn không kìa. Má lườm đứa con một cái sắc lẹm: Sao lại hổng ai ăn? Tết nhứt thì phải có dăm cái bánh cúng ông bà, rồi thì chia anh em họ hàng người hai ba cái ăn tết cho vui. Tụi bây riết rồi chỉ nghĩ tới bản thân thôi hà, hết biết họ hàng dòng họ là ai luôn. Rồi má lại dông dài tính đến chuyện lỡ mai má hổng còn nữa thì lớp con cháu sau này chắc hổng biết ai ra ai để mà nhận mặt bà con. Tôi chỉ biết thở dài, hai thế hệ là hai cách nhìn cách nghĩ khác nhau, trách má cũng không được mà ép mình nghe theo cũng khó.

Chưa thấy cái mùa nào trong năm khó ở như cái mùa bấc nổi. Sương về dày đặc. Bấc nổi càng ngày càng dữ dội. Thời tiết thì dở dở ương ương, ngày nóng hừng hực đêm lại lạnh tê tái. Ai cũng sụt sịt sổ mũi, ho, nhức đầu, đau họng. Má lại thêm chứng mất ngủ vì đau khớp. Hơn hai giờ sáng má đã lục đục dậy bắc nước, nấu cơm, quét nhà rồi. Dẫu giờ kinh tế khá hơn xưa, má vẫn giữ nếp nấu cơm ăn sáng. Biểu thôi má ơi đồ ăn sáng thiếu gì mà phải nấu cơm cho mệt, má lại lườm bây giờ quen sung sướng tiêu xài phí phạm quá, phải biết tằn tiện dành dụm lỡ có việc gì thì có mà dùng, không lại phải chạy sấp chạy ngửa đi mượn à. Má nói vậy thì chỉ biết chào thua thôi chứ giải thích gì nữa. Cái tánh người già y hệt bấc vậy, qua bao nhiêu mùa vẫn giữ thói ngạo ngược, ào ào thổi tới, rầm rộ trên mái tôn, ra vườn chuối rồi mới mất dạng. Nhà hướng tây, mùa bấc thì hứng trọn những cơn quần đảo. Bởi má hay đóng cửa nhà lại than mở ra bụi bay vô đầy nhà hết, dơ lắm. Vậy là bấc giận dậm rầm rầm trên mái tôn như thể cố gắng thổi tốc mái. Sao mà tốc mái được, dân miệt này biết cái tánh khí của bấc nên dằn mái tôn hai lớp kỹ lắm.

Sáng thấy má lôi xoong nồi ra chà cát. Má giải thích rảnh lúc nào thì làm lúc đó chớ để gần tết cập rập làm không kịp. Nhà cửa tết nhứt mà dơ dáy là làm ăn xui cả năm đó bây. Tôi ngơ ngác hỏi ủa má còn ba tháng nữa lận mà, má ham chi tết sớm dữ vậy. Má lại lườm: Mồ tổ cha bây, ba tháng như ba bước chân, tới giờ đó, hổng thấy bấc nổi mạnh rồi sao.

Ờ, chiều nay bấc mạnh lên rồi. Lại một mùa tết nữa…

Nguồn

Cùng chủ đề

Yêu một loài hoa

Có cái màu hoa nào rực rỡ hơn màu hoa giấy? Tôi nghĩ chắc là không. Bởi hoa giấy đã rực rỡ lại nở nhiều, chen chúc nhau khoe sắc, bông này tàn rụng xuống là có bông khác thay thế ngay nên duy trì cái sắc màu ấy cả một thời gian dài. ...

Cửa hàng cho thuê áo dài nhộn nhịp cuối năm

BTO-Càng gần tới Tết Nguyên đán, nhu cầu thuê áo dài và các phụ kiện của khách để chụp hình ngày càng tăng, có cửa hàng ghi nhận hơn 100 khách trong ngày. Tại cửa hàng thời trang Dân Dân trên đường Từ Văn Tư (TP. Phan Thiết), hơn 1 tháng nay...

Gìn giữ, phát triển tình hữu nghị giữa Bình Thuận và tỉnh Kampong Chhnang

Tại Tỉnh ủy, Đại tá Khou Sophann bày tỏ lòng biết ơn, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, giúp đỡ của quân – dân Việt Nam trong suốt thời gian qua. Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Tiểu khu Quân sự Kampong Chhnang cho biết, trang sử hào hùng của Campuchia khẳng định, Campuchia có được như hôm nay có sự giúp đỡ trên tinh thần chí tình, chí nghĩa của Quân đội nhân dân...

Nhớ khói

Tự dưng sáng nay làm siêng đi đốt rác, khói vương mắt cay xè. Tự dưng nhớ. Cả một thời ấu thơ bay về rợp ký ức... Ngày còn nhỏ nhà nghèo, toàn chụm bếp củi. Ba uốn cong thanh sắt thành cái kiềng dài nấu được lần hai xoong. Củi thì mấy chị...

Kỳ vọng cho ngành chăn nuôi

Mong thị trường dịp tết khởi sắc Những ngày đầu tháng chạp năm Quý Mão 2023, chúng tôi ghé đến nhà anh Huỳnh Văn Bé – thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết) – một trong những hộ chăn nuôi heo lâu năm, có quy mô lớn trên địa bàn. Với không gian chăn nuôi khá rộng rãi, gia đình anh đầu tư quy mô khoảng 300 m2 chuồng trại để chăn nuôi khoảng 140 con heo, gồm...

Cùng tác giả

Trung Bộ mưa to, lũ trên sông Gianh lên nhanh

Hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động (BĐ)2. Mực nước lúc 1 giờ ngày 20/9 trên sông Gianh tại các trạm như sau: Trạm Đồng Tâm 12,90 m, dưới BĐ2 0,10 m; Trạm Mai Hóa 4,28 m, dưới BĐ2 0,72 m; Trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Gianh tiếp tục lên. Trong 12-24 giờ tiếp theo lũ trên sông Gianh đạt đỉnh ở mức BĐ2-BĐ3, sau đó xuống. Từ ngày...

Billiards Carom 3 băng Việt Nam ghi dấu mốc lịch sử

Billiards carom 3 băng Việt Nam thâu tóm mọi danh hiệu cao quý nhất trên thế giới, từ danh hiệu cá nhân cho đến danh hiệu đồng đội. Hành trình chinh phục đỉnh cao của các cơ thủ đã ghi dấu mốc lịch sử cho Billiards carom 3 băng Việt Nam. Những...

Nâng giá trị thanh long từ việc đa dạng các sản phẩm

Qua bao mùa thăng trầm, thanh long vẫn gắn liền với cái nắng gió và đời sống người dân Bình Thuận. Thế nhưng cụm từ “giải cứu thanh long” vẫn chưa có hồi kết, khi mà thi thoảng vẫn xảy ra tình trạng “được mùa, mất giá”. Giải pháp lâu dài chính là tập trung đầu tư chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm thanh long thay vì chỉ xuất khẩu thô. ...

Thời tiết ngày 20/9: Mưa lớn trải rộng khắp miền Trung

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ đêm 19/9 đến ngày 20/9, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Từ đêm 20/9, mưa lớn giảm dần. Cũng trong thời gian trên, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 80-180mm, cục...

Khi thương hiệu được khẳng định

Du lịch Bình Thuận với biển xanh - cát trắng - nắng vàng đã vươn xa, trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và tin tưởng của du khách từ khắp nơi trong và ngoài nước. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Bình Thuận với khí hậu ôn hòa, nắng...

Cùng chuyên mục

Billiards Carom 3 băng Việt Nam ghi dấu mốc lịch sử

Billiards carom 3 băng Việt Nam thâu tóm mọi danh hiệu cao quý nhất trên thế giới, từ danh hiệu cá nhân cho đến danh hiệu đồng đội. Hành trình chinh phục đỉnh cao của các cơ thủ đã ghi dấu mốc lịch sử cho Billiards carom 3 băng Việt Nam. Những...

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế

Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần gắn liền với cộng đồng dân cư, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. Ngày nay di sản văn hóa không chỉ là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần của nhân dân mà còn là nguồn tài nguyên phong phú tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo và khác biệt cho...

Lệ Kỳ An Tế Thu

9 vận động viên Teakwondo Bình Thuận được phong cấp kiện tướng

BTO-Ông Huỳnh Ngọc Tâm – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, cho hay: CLB Teakwondo Bình Thuận đã có kỳ thi đấu thành công và xếp thứ 3 toàn đoàn nội dung quyền và hạng 3 toàn đoàn chung cuộc vừa kết thúc vào chiều 18/9 tại tỉnh Lào Cai. ...

Nhiều hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em

BTO-Trẻ em khó khăn tại xã Suối Kiết (Tánh Linh), Tân Thuận (Hàm Thuận Nam) vừa có một kỳ trung thu đơn giản nhưng đong đầy yêu thương. Trẻ em Suối Kiết hào hứng vui Tết Trung thu Tại điểm trường Sông Dinh (xã Suối Kiết, Tánh Linh), Chi đoàn Trại tạm giam...

Xây dựng nơi hoạt động thể thao cho người dân

Thị xã La Gi là địa phương có ưu thế về phong trào thể dục thể thao so với các đơn vị khác trong tỉnh, nổi bật nhất là bộ môn võ cổ truyền. Hàng năm La Gi đã tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao từ cơ sở...

Ấm áp “Trung thu cho em” tại Mỹ Thạnh

BTO-Tối 15/9, chương trình “Trung thu cho em” đã diễn ra tại Mỹ Thạnh (Hàm Thuận Nam), gần 400 trẻ em đồng bào Rai đã có một đêm vui và ý nghĩa trong dịp Tết đoàn viên. Chương trình “Trung thu cho em”  không chỉ tặng quà, lồng đèn cho gần...

Khai mạc Giải bóng đá vô địch tỉnh Bình Thuận – Tiger Cup 2024

Tổng biên tập: Lê Huy Toàn Phó Tổng Biên tập: Thanh Quang, Huỳnh Thanh ...

Sơ kết “Lịch tín ngưỡng đồng bào Chăm” tỉnh Bình Thuận

BTO-Sáng nay (13/9), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết “Lịch tín ngưỡng đồng bào Chăm” tỉnh Bình Thuận. Tham dự có bà Bố Thị Xuân Linh – Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành; Uỷ ban MTTQ Việt Nam các huyện cùng các vị chức sắc, chức việc, nhân sĩ, trí thức người Chăm trên địa bàn tỉnh. ...

Phan Thiết, dòng sông cùng bao nỗi nhớ

1. “Soi bóng Cà Ty” là tên của tập thơ có sự góp mặt của 24 tác giả thuộc Chi hội Văn học TP. Phan Thiết, do Nhà Xuất bản Văn hóa – Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh cấp phép xuất bản quý III năm 2020. Tập thơ gồm 120 thi phẩm gồm nhiều thể loại. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất