Powered by Techcity

Đa Mi, nơi khách tìm về

Với 2.500 ha của hồ Hàm Thuận, 600 ha của hồ Đa Mi, xã Đa Mi không chỉ có lợi thế của khí hậu mát lành, cây trái miệt vườn hấp dẫn mà còn có nét đặc biệt không nơi nào có. Và bây giờ, thêm khách tìm về, không chỉ để ở lại…

Xóm nghỉ dưỡng

Con đường vào tổ 1, thôn Đa Tro (xã Đa Mi, Hàm Thuận Bắc) lầy lội, trơn trượt đất đỏ do cơn mưa tối qua và những ngày trước cứ như tương phản với những căn nhà có kiến trúc lạ mắt, sang trọng nằm trên chính nó. Ở bên này đường, các căn nhà đẹp gần như đều được bố trí xây dựng theo hướng quay lưng đường, nhìn xuống hồ Hàm Thuận. Nhà nào cũng xây bậc thang theo hình zic zắc, nhằm hạn chế độ dốc cao dễ chừng vài chục mét để tiếp cận được mép nước. Còn lại, thiên nhiên đã sắp bày hoàn hảo đến mức chỉ cần có chỗ ngồi dưới mép nước kia là du khách muốn khám phá trải nghiệm. Còn tại tim đường này, thực chất là xương sống 1 dãy đồi mà từ lúc nào không biết, công cuộc khai hoang đã hoàn tất để bây giờ, ai đến đây đều cảm nhận như mình đang đứng giữa 1 bức tranh phong thủy hữu tình. Vì trước mặt có thể ngắm hồ Hàm Thuận xanh thẳm màu nước lẫn màu của cồn bãi chấm phá thêm nét bí ẩn bất tận. Sau lưng, dưới kia là những vườn sầu riêng, bơ, cà phê nối dài đến chân của quốc lộ 55, tuyến đường mà ở đoạn gần giáp ranh với xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) này, bỗng thẳng tắp giống như 1 dải lụa vắt qua lưng chừng đồi.

da-mi-1-.jpg

Trong cảnh trên, ông nông dân với mũ rộng vành, mang giày bốt cao dính màu đất đỏ bỗng xuất hiện khiến tôi nhớ chị bán sầu riêng khi nãy nói, rằng nơi đây là xóm đại gia. Mà đại gia lại đi làm vườn ư? “Đại gia gì cô ơi, tui đây làm nhà nước, về hưu lên đây gần chục năm nay, mua 2 ha đất trồng cao su, gần đây trồng sầu riêng. Năm nay, sầu riêng có giá nhưng nhà có trúng đâu, vì mấy trăm cây chưa có trái. Nè, căn nhà tiền chế này sao gọi là giàu?” – Ông nông dân phủ nhận quyết liệt như thế nhưng cũng cho biết, lâu lâu mới lên xem vườn tược ra sao. Như chủ những ngôi nhà đẹp kia cũng thế, thường cuối tuần hoặc dịp lễ, tết, gia đình họ mới tập trung về đây nghỉ dưỡng. Dù chung xóm nhưng vì điều kiện sinh sống như thế nên cũng ít gặp nhau. Chỉ biết họ ở TP. HCM tìm về, người là chủ doanh nghiệp, người là bác sĩ, người là kỹ sư, người là nhà báo… Họ ngẫu nhiên tập trung về đây vào cuối năm 2020, thời điểm mà ở TP. HCM, dịch Covid-19 bùng phát kinh hoàng. Giữa lằn ranh sinh tử ấy, người ta nhận ra sự đông đúc nơi đô thị lớn nguy hiểm đến thế nào. Ngộ nhỡ dịch bùng lại… Phải tìm lối ra để khi có biến cố còn biết đường lui về.

da-mi-2-.jpg

Và Đa Mi, nơi có khí hậu tương đồng như Đà Lạt, cảnh đẹp còn hấp dẫn hơn, nhất là với những ai mê dốc đồi, mê sông hồ còn hoang sơ và hơn hết, còn ít người, lại gần TP.HCM nên đã thu hút người có điều kiện về đây xây căn nhà thứ 2 cho nghỉ dưỡng. Bất chấp phải mua đất bằng giấy tờ tay, vì đến giờ, 90% dân trong xã chưa có sổ đỏ. Bất chấp phải dùng nước mưa, xài nước hồ… Nhưng không sao, từ từ khắc phục. Năm ngoái, họ xới lên, đóng góp và cả tổ 1 thống nhất hùn tiền hạ bình điện, một việc làm rất bình thường ở nơi khác nhưng ở đây, khi nhà này cách nhà kia 1 má đồi, 1 vườn sầu riêng… lại là chuyện lớn. Sau hơn 20 năm thành lập xã Đa Mi, bây giờ tổ 1 mới thoát cảnh đèn điện leo lét về đêm, dừng cảnh nhà kia tưới sầu riêng thì nhà này phải dừng nấu cơm, vì điện yếu không chín nổi.

Mong được làm du lịch

Thế nhưng, cảnh điện yếu ấy vẫn còn nhiều ở Đa Mi. Không chỉ vì địa hình rộng, nhà cửa thưa thớt mà còn vì người dân ở xã vẫn còn lo nhiều về cái ăn, cái mặc, nỗi lo đặc trưng luôn tiềm sâu trong suy nghĩ của dân du cư. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Anh Toàn, người công tác ở Đa Mi 19 năm qua kể về quá trình hình thành xã mới được 22 năm này. Vì gắn bó ngay từ những ngày đầu chênh vênh của vùng đất mới nên trong từng diễn biến thời gian ông kể, hầu như đều từ câu chuyện khách tìm về rồi ở lại và nỗi lo thoát nghèo. “Hiện toàn xã có 1.349 hộ, trong đó hộ nghèo 93 hộ, hộ cận nghèo 67 hộ, hộ có mức sống trung bình 356 hộ, còn lại là hộ có mức sống khá, giàu. Đó là kết quả của sau 22 năm xã Đa Mi được hình thành, bắt đầu từ sau khi 2 hồ thủy điện Hàm Thuận, Đa Mi được xây dựng”. Ông Toàn nhấn mạnh rằng, lớp công dân đầu tiên của xã là những công nhân tham gia xây dựng công trình thủy điện đã chọn ở lại, thay vì về quê. Sau đó, tiếng lành đồn xa về vùng đất, chính gia đình, bà con của họ lại tìm về đây định cư. Và nhiều cuộc quyết định dừng lại sống ở Đa Mi với những lý do khác nhau nữa khiến Đa Mi đông đúc lên từng ngày, tạo ra đặc trưng dân tứ xứ. Trong hành trình tới miền đất mới, họ đã mang theo và trồng đủ loại cây trái của các vùng miền ở đây. Nhưng đến nay, chỉ có 3 loại cây trồng là chủ lực gồm cà phê, sầu riêng, bơ. Theo đó, những vườn cây trái đẹp mắt cũng xuất hiện.

da-mi.jpg

Năm nay, giá sầu riêng mua tại vườn ở đây dao động từ 45.000-65.000 đồng/kg, tăng 15.000 – 20.000 đồng/kg… khiến đời sống người dân ở đây khấm khá hơn. Và ai cũng cảm nhận, cái giá ấy có sự góp phần của khách du lịch về Đa Mi đột biến từ dịp lễ 30/4, nhờ ghé vườn mua các loại trái cây, sau khi ngắm cảnh 2 hồ, chèo thuyền, câu cá, săn mây… Với 2.500 ha của hồ Hàm Thuận, 600 ha của hồ Đa Mi, xã Đa Mi không chỉ có lợi thế của khí hậu mát lành, cây trái miệt vườn hấp dẫn mà còn có nét đặc biệt không nơi nào có. “Hôm đối thoại với dân về phát triển kinh tế – xã hội, ngoài chuyện kiến nghị về cấp sổ đất, vay vốn… dân bắt đầu có ước muốn được phát triển du lịch. Trên đất nông nghiệp để làm du lịch, xã đang chờ hướng dẫn từ Nghị quyết 82. Trên đất năng lượng, tức trên 2 hồ Hàm Thuận, Đa Mi, vừa rồi xã có tháp tùng với đoàn của huyện lên làm việc với Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi để tìm hướng phát triển du lịch” – ông Toàn nói trong nỗi lo, bởi vừa qua, ở xã có những dịch vụ du lịch tự phát quanh các hồ để phục vụ lượng khách ập đến dịp lễ rồi. Giờ khách cứ đến, xã Đa Mi làm sao?

Ông nông dân ở xóm đại gia thắc mắc rằng, từ năm 2019, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có văn bản và Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi có đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận hướng dẫn công ty các thủ tục để không thực hiện giao/cho thuê đất lòng hồ và hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất lòng hồ thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi. Nếu thực hiện, thì vẫn có đất lòng hồ đưa ra khỏi đất năng lượng để người dân xin thuê làm du lịch, sao không được nhỉ?

Không giấu nổi ngạc nhiên, tôi thắc mắc ông không phải nông dân và cũng chưa biết tên ông. Nhưng ông cười ha hả rằng không phải nông dân thì sao phải mang ủng tưới sầu riêng?

Nguồn

Cùng chủ đề

Hút hàng, nông dân Phú Long trúng giá rau màu

Những ngày cuối năm 2024, nông dân thị trấn Phú Long (Hàm Thuận Bắc) rộn ràng với việc chăm sóc, thu hoạch rau màu trong sự phấn khởi, tất bật. Sự tất bật diễn ra, bởi đây là khoảng thời gian các loại rau màu trúng giá vì hút hàng. Trên cánh đồng...

Hội thảo mô hình “Sản xuất rau hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP”

Ngày 24/12, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội thảo và nghiệm thu mô hình “Sản xuất rau hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP” trên địa bàn thị trấn Phú Long, Hàm Thuận Bắc. Mô hình có quy mô 15 ha/47 hộ tham gia. Mô hình được Trung tâm Khuyến...

Tăng lưu lượng xả lũ hồ Sông Quao, Sông Khán do mưa lớn

BTO - Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh vừa có thông báo tăng lưu lượng điều tiết nước qua tràn xả lũ hồ Sông Quao và Sông Khán, huyện Hàm Thuận Bắc, dự kiến sau 14 giờ ngày 17/10/2024. Theo đó, chiều tối ngày 16/10, khu vực...

Hiệu quả kinh tế từ ứng dụng phương pháp sạ cụm trên lúa

Áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất đã mang lại nhiều thành tựu cho ngành nông nghiệp. Trong đó, đối với sản xuất lúa hiện nay, sạ cụm bằng máy là phương pháp còn khá mới ở Bình Thuận. Do đó trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận sẽ đưa vào áp dụng cho chương trình sản xuất lúa chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu từ vụ mùa năm 2024... ...

Sầu riêng VietGAP và cơ hội cho các nông sản khác

HTX Sản xuất, Kinh doanh, Dịch vụ nông nghiệp Đa Mi (HTX SXKD-DVNN) thuộc thôn La Dày, xã Đa Mi (Hàm Thuận Bắc) vừa được tổ chức chứng nhận FAO cấp giấy chứng nhận VietGAP cho sản phẩm quả tươi đối với 40 ha. Đây là kết quả từ sự nỗ lực của các hộ thành viên, cùng sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông và chính quyền địa phương trong suốt 1 năm qua. Đến nay HTX...

Cùng tác giả

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh lần thứ 1, nhiệm kỳ 2020 -2025

BTO-Chiều 24/2, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 1. Đồng chí Phan Văn Đăng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đồng chí: Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh. ...

Bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025 được Bình Thuận xác định là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… ...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng lần thứ nhất

Ngày 11/2/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Quyết định số 2161 quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy Bình Thuận. Tại thời điểm thành lập, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh có 23 tổ chức cơ sở Đảng và 564 đảng viên. Theo Đề án, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh có 4 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan...

Đưa hoạt động quảng cáo ngoài trời đi vào nề nếp

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh đến năm 2035, định hướng đến năm 2040 được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động quảng cáo, phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan nhằm đưa hoạt động này đi vào nề nếp, phát huy hiệu...

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Cùng chuyên mục

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Phát huy tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của tỉnh

Trong bối cảnh mới hiện nay, phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc là yêu cầu cấp thiết được đặt ra để thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. ...

Khám phá điểm đến Phú Quý

Phú Quý hay còn gọi là cù lao Thu, là một đảo nhỏ nằm cách TP. Phan Thiết, (Bình Thuận) khoảng 120 km về phía đông nam. Ngoài đảo chính, quanh đảo Phú Quý còn Hòn Đá Cao, Hòn Đỏ, Hòn Tranh và Hòn Hải. Diện tích đảo Phú Quý chỉ hơn 18 km2 nhưng có đủ cảnh đẹp, danh thắng, trải nghiệm... để du khách khám phá vài ngày. ...

Bình Thuận dự Diễn đàn kinh doanh du lịch do Thành phố Moscow (LB Nga) tổ chức

BTO-Sáng 14/2, tại Khách sạn JW Marriott Saigon (Quận 1, TP.Hồ Chí Minh) đã diễn ra Lễ khai mạc Diễn đàn kinh doanh du lịch của Thành phố Moscow (LB Nga). Tham dự có đại diện lãnh đạo và doanh nghiệp du lịch một số tỉnh, thành. Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Lan Ngọc, lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến du lịch cùng các doanh nghiệp du lịch Bình Thuận tham dự. ...

Nơi nhiều người tìm đến du xuân và muốn ở lại dài ngày

Mới nửa tháng giêng nhưng đã có gần cả triệu lượt người đến du xuân, tham quan, vui chơi và ở lại địa phương để nghỉ dưỡng, đây là tín hiệu vui cho “ngành công nghiệp không khói” của Bình Thuận... Những ngày này ở Phan Thiết hàng trăm xe ô tô...

Huyền ảo đá bảy màu Cổ Thạch

Cách TP. Phan Thiết khoảng 100 km trên đường quốc lộ 1A về phía bắc, nơi đây được thiên nhiên ban tặng một bãi đá bảy màu kỳ diệu nằm trong quần thể Khu du lịch Cổ Thạch trên bãi biển thuộc địa phận xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong. Bãi biển...

Bảo vệ thắng cảnh quốc gia Bàu Trắng

Thắng cảnh quốc gia Bàu Trắng (huyện Bắc Bình) là địa điểm nổi tiếng được du khách trong và ngoài nước đến tham quan khi đặt chân đến Bình Thuận, bởi vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên. Tuy nhiên thời gian vừa qua tại điểm du lịch này đã xảy ra một...

Du lịch Bình Thuận: Tăng tốc đầu năm

Hoạt động du lịch trên địa bàn Bình Thuận tiếp tục diễn ra sôi động cho thấy những tín hiệu tích cực ngay trong tháng đầu năm mới - tháng có Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025... Tháng đầu năm nay trùng với dịp Tết cổ truyền của dân tộc, trong đó...

Mùa rêu Cổ Thạch

Bình Thuận với những cảnh quan xinh đẹp được thiên nhiên ưu đãi từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, không chỉ đối với du khách trong nước mà cả du khách quốc tế. Một trong những địa danh du lịch độc đáo thu hút du khách đó là bãi rêu Cổ Thạch tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong. ...

Về Tà Cú – tắm mát với thanh âm

Cứ mỗi độ vào xuân, Tà Cú - khu du lịch xanh và thân thiện của Hàm Thuận Nam hân hoan đón chào những bước chân hành hương. Trong 7 ngày đầu năm mới Ất Tỵ, Tà Cú có khoảng 12.000 lượt khách du lịch, viễn cảnh, hành hương đến đây. Ông...

Tin nổi bật

Tin mới nhất