Powered by Techcity

Đa dạng sản phẩm từ thanh long

Qua rà soát của ngành nông nghiệp, diện tích cây thanh long trên địa bàn Hàm Thuận Bắc hiện đã giảm từ gần 9.400 ha xuống còn hơn 5.800 ha (giảm gần 3.600 ha so trước đây).

Nguyên nhân là tại địa phương, phần lớn sản lượng thanh long thu hoạch trên địa bàn huyện đều hướng đến xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên những năm gần đây, do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên tình hình tiêu thụ trái thanh long tươi gặp nhiều khó khăn khi có thời gian dài Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero Covid”, tạm đóng các cửa khẩu biên giới giáp nước ta. Vì thế đã ảnh hưởng nặng nề đến hàng hóa nông sản tham gia xuất khẩu tiểu ngạch, trong đó có trái thanh long khiến giá bán giảm sâu làm cho nhiều nhà vườn, nông dân bị thua lỗ, không sản xuất được phải chặt bỏ với diện tích khá lớn và chuyển sang cây trồng khác.

img_2910.jpg
Gian hàng của Hợp tác xã Thanh long sạch Hòa Lệ tham gia Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn huyện Bắc Bình vào tháng 72023

Trước tình trạng giá bán bấp bênh và thị trường tiêu thụ khó khăn, một số hợp tác xã, cơ sở kinh doanh trên địa bàn Hàm Thuận Bắc tìm tòi nghiên cứu và đã chế biến đa dạng sản phẩm từ trái thanh long tươi. Đơn cử tại thị trấn Ma Lâm có Hợp tác xã thanh long sạch Hòa Lệ tham gia chế biến rượu thanh long các loại, nước cốt thanh long, kem thanh long, kẹo thanh long, trà thanh long, mứt thanh long, bánh quy thanh long, hoa thanh long sấy, thanh long sấy khô và sấy dẻo. Với Cơ sở thanh long Bảo Long tại thị trấn Phú Long, ngoài sản phẩm rượu và nước ép thanh long còn chế biến si rô thanh long, mạch nha thanh long, kombucha thanh long. Riêng Hợp tác xã thanh long Hàm Đức tập trung chế biến rượu vang thanh long trắng, rượu vang thanh long đỏ…

img_1860.jpg
Sản phẩm của Cơ sở thanh long Bảo Long giới thiệu tại Ngày hội Du lịch TP Hồ Chí Minh năm 2023

Thời gian qua, nhiều đơn vị liên quan của huyện và UBND các xã – thị trấn cũng quan tâm, giữ mối liên hệ chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi nhằm hỗ trợ phát triển thêm những sản phẩm mới từ trái thanh long. Trong đó, Hợp tác xã thanh long sạch Hòa Lệ, Hợp tác xã thanh long Hàm Đức và Cơ sở thanh long Bảo Long đã có nhiều sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh… Được biết đến nay, Hàm Thuận Bắc có hơn 10 sản phẩm được công nhận OCOP được xếp hạng từ 3 – 4 sao, chủ yếu là các sản phẩm được chế biến sâu từ trái thanh long tươi.

Trong tháng 8 này, UBND huyện cũng vừa xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn Hàm Thuận Bắc. Theo đó trong năm 2023, địa phương đề ra mục tiêu phấn đấu có thêm ít nhất 6 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên, đồng thời nâng hạng các sản phẩm OCOP có tiềm năng cũng như đánh giá lại các sản phẩm OCOP đã hết hiệu lực công nhận theo đúng quy định. Cùng với đó sẽ tổ chức cho các chủ thể tham gia hoạt động xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, kết nối cung – cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ và hướng đến xuất khẩu… Theo danh mục cụ thể, năm nay toàn huyện có 15 sản phẩm lần đầu tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, còn đánh giá, phân hạng lại có 4 sản phẩm. Trong các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng lần đầu thì có đến 9/15 sản phẩm được chế biến từ thanh long: Nước cốt thanh long trắng, nước cốt thanh long đỏ, rượu vang thanh long, rượu thanh long men’s, trà hoa thanh long, hoa thanh long sấy, mứt thanh long, thanh long sấy dẻo trắng, thanh long sấy dẻo đỏ.

Ngoài ra trên địa bàn Hàm Thuận Bắc hiện cũng có 2 mô hình tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm vườn thanh long: Mô hình trồng thanh long giống mới vỏ vàng của Hợp tác xã Trung Bình (xã Hàm Đức) với diện tích 100 ha và mô hình trồng giống thanh long tổ yến Ecuado với diện tích 3 ha (xã Hồng Liêm). Bên cạnh đó, địa phương còn xúc tiến phối hợp Liên minh Hợp tác xã tỉnh triển khai dự án “Hệ sinh thái sản xuất và tiêu dùng bền vững trái thanh long Bình Thuận”. Đây được xem là cơ hội để phát triển du lịch trải nghiệm vườn thanh long, kết hợp tham quan và thưởng thức sản phẩm chế biến từ trái thanh long tươi của một số hợp tác xã trên địa bàn Hàm Thuận Bắc…

Nguồn

Cùng chủ đề

Tăng lưu lượng xả lũ hồ Sông Quao, Sông Khán do mưa lớn

BTO - Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh vừa có thông báo tăng lưu lượng điều tiết nước qua tràn xả lũ hồ Sông Quao và Sông Khán, huyện Hàm Thuận Bắc, dự kiến sau 14 giờ ngày 17/10/2024. Theo đó, chiều tối ngày 16/10, khu vực...

Hiệu quả kinh tế từ ứng dụng phương pháp sạ cụm trên lúa

Áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất đã mang lại nhiều thành tựu cho ngành nông nghiệp. Trong đó, đối với sản xuất lúa hiện nay, sạ cụm bằng máy là phương pháp còn khá mới ở Bình Thuận. Do đó trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận sẽ đưa vào áp dụng cho chương trình sản xuất lúa chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu từ vụ mùa năm 2024... ...

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Chăm ở xã Phan Hiệp

Phan Hiệp là 1 trong 3 xã thuần đồng bào dân tộc Chăm của huyện Bắc Bình hội tụ, lưu giữ nhiều nét đặc sắc văn hóa Chăm. Việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa Chăm nơi đây luôn nhận được sự quan tâm của địa phương, của tỉnh đặc biệt là ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh. ...

Trình diễn cơ giới hóa trong sản xuất lúa

Đây là nội dung do Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức vào chiều ngày 8/5 tại Trại giống lúa Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc. Tham gia buổi trình diễn có một số phòng, ban, đơn vị, hợp tác xã, nông dân trồng lúa trên địa bàn huyện. Trung tâm Khuyến nông...

Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho 20 học viên người dân tộc thiểu số

Sáng ngày 2/5, tại Nhà văn hóa xã Đông Tiến (Hàm Thuận Bắc), 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân trên địa bàn xã đã được truyền dạy nghề đan lát truyền thống. Lớp học do Bảo tàng tỉnh tổ chức, nằm trong Dự án “Bảo tồn, phát huy...

Cùng tác giả

Nghề gốm Bình Đức, nơi lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của người Chăm

Nằm nép mình sau thị trấn nhộn nhịp, làng Chăm Bình Đức ở xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình tồn tại từ rất lâu đời. Nơi đây như một bảo tàng lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của người Chăm mà độc đáo nhất là nghề làm gốm thủ công. ...

Tầm nhìn phát triển các khu du lịch trọng điểm

Du lịch Bình Thuận đã tăng tốc về đích các chỉ tiêu cơ bản của cả năm 2024: Đón 9,68 triệu lượt du khách, đạt 101,36% kế hoạch năm 2024, tăng gần 16% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế có 320.000 lượt (tăng 16,67%) và đạt tổng doanh thu 25.500 tỷ đồng (tăng 14,35%). ...

Người dân tăng thu nhập nhờ đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mùa khô thì nắng hạn, mùa mưa thì lũ cục bộ, mưa lớn kéo dài gây ngập úng nhiều diện tích cây trồng...Trong thế khó khăn ấy, Tánh Linh đã chủ động phòng chống thiên tai để giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời lên phương án giúp người dân sản xuất – kinh doanh phù hợp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp để tăng thu nhập, tạo nguồn thu bền vững...

Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận

Bình Thuận trao giấy phép cho hai nhà đầu tư gồm Công ty NeoSCM Limited và Công ty TNHH Aurawood Bình Thuận với tổng vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng tại Khu công nghiệp Hàm Kiệm II và Khu công nghiệp Tân Đức. Bình Thuận trao giấy chứng nhận đầu tư cho hai dự án quy mô 2.300 tỷ đồng (Hình minh họa KCN Tân Đức) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) Bình Thuận vừa trao Giấy chứng nhận...

Dự báo thời tiết 25/11/2024: Không khí lạnh tràn đến, Bắc Bộ mưa rét từ đêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay (24/11), bộ phận không khí lạnh mạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Tới khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp...

Cùng chuyên mục

Người dân tăng thu nhập nhờ đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mùa khô thì nắng hạn, mùa mưa thì lũ cục bộ, mưa lớn kéo dài gây ngập úng nhiều diện tích cây trồng...Trong thế khó khăn ấy, Tánh Linh đã chủ động phòng chống thiên tai để giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời lên phương án giúp người dân sản xuất – kinh doanh phù hợp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp để tăng thu nhập, tạo nguồn thu bền vững...

UBND tỉnh Bình Thuận mời gọi đầu tư Dự án Khu Nông nghiệp Hồng Thuận

Dự án Khu nông nghiệp Hồng Thuận tại xã Bình An, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận với diện tích 61,28 ha; nguồn gốc khu đất do nhà nước quản lý. Phương thức đầu tư là không sử dụng kinh phí nhà nước. Nhà đầu tư muốn thực hiện dự án cần...

Đảm bảo tính minh bạch trong áp dụng thuế

BTO-Tham gia thảo luận dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào sáng nay 22/11, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận - Bố Thị Xuân Linh bày tỏ thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh khẳng định, việc xây...

Bình Thuận tham gia Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam)

BTO-Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc) năm 2024 do UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp tổ chức sẽ diễn ra vào giữa tháng 12 tới đây.  Sở Công Thương Bình Thuận vừa xây dựng kế hoạch tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ...

Doanh nghiệp định hướng phát triển khoa học công nghệ từ đầu

Doanh nghiệp KH&CN được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; có năng lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN; có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt tỷ lệ theo quy định (30% tổng doanh thu của doanh nghiệp có “hàm lượng” KH&CN). ...

Tạo điều kiện thu hút đầu tư dự án ngoài ngân sách nhà nước

Tính riêng giai đoạn 2020 - 2025, đến nay huyện miền núi Tánh Linh đã mời gọi, thu hút được nhiều dự án ngoài ngân sách nhà nước và công tác xúc tiến đầu tư sẽ tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới. Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tánh...

Trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 2 dự án có tổng vốn 88 triệu USD và hơn 100 tỷ đồng

BTO-Chiều 19/11, Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) Bình Thuận đã tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 2 dự án do doanh nghiệp đăng ký triển khai tại KCN Hàm Kiệm II và KCN Tân Đức. Đến dự có đại diện lãnh đạo một số sở ngành, đơn vị, chủ đầu tư hạ tầng các KCN liên quan và doanh nghiệp thực hiện dự án. ...

Nâng tầm thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP” đã và đang đóng vai trò chủ lực trong việc khẳng định giá trị của các sản phẩm nông thôn, giúp các sản phẩm từ khắp mọi miền Tổ quốc không chỉ đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế. Các sản phẩm OCOP không chỉ mang nét đặc trưng về văn hóa và truyền thống mà còn đạt tiêu chuẩn chất...

Đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 quản lý vùng biển từ Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định đến bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh, trong đó có vùng biển Bình Thuận. Không chỉ góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo và an ninh trật tự trên biển, lực lượng cảnh sát biển còn được xem là điểm tựa của ngư dân, giúp họ yên tâm bám biển phát triển kinh tế, gắn với bảo...

Nhiều giải pháp phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, nguy cơ dịch bệnh động vật tiếp tục phát sinh và lây lan trong cả nước, trong đó bệnh dại với 199 ổ dịch bệnh dại ở 35 tỉnh, thành. Tại Bình Thuận, đây cũng là thời gian cao điểm các địa phương triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn, tránh lây lan dịch bệnh, điển hình tại TP. Phan Thiết. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất