Powered by Techcity

Chuyện bảo tồn nghề truyền thống ở vùng cao

Trước nguy cơ thất truyền nghề đan lát truyền thống của đồng bào dân tộc K’ ho tại xã La Dạ, các lớp truyền dạy đã được mở ra trong năm 2024 là một cách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số…

img_0128.jpg
Học nghề đan lát truyền thống

Truyền nghề

Liên tiếp trong những ngày qua, tại Nhà văn hóa xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc, trở nên đông vui bởi tiếng nói, tiếng cười, âm thanh chẻ tre, vót mây… Các thành viên trong lớp học đều là người trẻ được các nghệ nhân lớn tuổi kèm cặp, truyền dạy từ lý thuyết tới kỹ năng thực hành đan lát. Phương pháp học chủ yếu là cầm tay chỉ việc để tạo ra các sản phẩm từ đơn giản đến khó. Nhìn những đôi tay của các em ban đầu khá lúng túng, vót nan chưa đều và thường xuyên gãy, chưa biết cách luồn mây, bẻ góc… nhưng vẫn kiên nhẫn ngồi hàng giờ để học, bà Lê Thị Kim Liên – Phó Chủ tịch UBND xã La Dạ, khấp khởi trong lòng, bởi rồi đây nghề truyền thống của cha ông chắc chắn sẽ được tiếp truyền.

dan-lat.111.jpg
Những vật dụng hàng ngày trong sinh hoạt đều do bàn tay khéo léo của những người đàn ông phụ nữ K ho làm ra

Đời sống kinh tế của người K’ho xã La Dạ chủ yếu gắn với trồng trọt, chăn nuôi, bắt cá trên sông, suối nên cần nhiều nông cụ phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Vì thế nghề đan lát có từ lâu đời và nối tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác. Từ những vật liệu thông dụng của cây tre, nứa, cỏ, mây… dưới đôi tay khéo léo người K’ho đã tạo nên các vật dụng phục vụ cuộc sống như nia, rổ, nơm, gùi, sờ ví… rất đẹp mắt.

img_0046.jpg
<i>Vót tre làm gùi<i>

Mặc dù đây là nghề phụ, nhưng những lúc nông nhàn vẫn thu hút mọi lứa tuổi lao động trong gia đình tham gia. Để làm ra một sản phẩm, các nghệ nhân phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ. Bắt đầu từ việc vào rừng chọn, lấy nguyên liệu “vừa tuổi” để có độ dẻo, rồi đem ngâm nước, phơi khô, chẻ và chuốt sợi nan thật đều rồi mới đan từng bộ phận của sản phẩm. Mỗi sản phẩm phải làm liên tục từ 5 – 7 ngày, trong đó chiếc gùi kín, dày dùng để biểu diễn trong lễ hội và đựng gạo, bắp, hạt giống yêu cầu kỹ thuật, cũng như thời gian lâu nhất.

img_0121.11.jpg
<i>Hiện nay số người biết nghề đan lát truyền thống tại La Dạ không còn nhiều<i>

Sở hữu những kỹ năng đan lát tuyệt vời với sản phẩm đa dạng và tinh tế, nhưng nghề đan lát của người K’ho không tránh được xu hướng phát triển của thị trường. Các vật dụng sinh hoạt trong gia đình của người K’ ho ở xã La Dạ đều chuyển sang đồ bằng nhựa, bởi giá thành rẻ, đa dạng mẫu mã, đẹp mắt và được bày bán ở khắp mọi nơi từ chợ cho đến cửa hàng…

Bà Lê Thị Kim Liên chia sẻ: Toàn xã có hiện có 4.321 khẩu nhưng chỉ còn khoảng 15% số dân biết đến nghề đan lát, chủ yếu là những người lớn tuổi, còn lại nhất là thế hệ trẻ không còn mặn mà học nghề. Tuy nhiên địa phương cũng xác định không thể để nghề truyền thống thất truyền, trong khi xã La Dạ nằm trên tuyến đường du lịch đi Đa Mi và giáp với điểm di tích Căn cứ Tỉnh ủy trong kháng chiến chống Mỹ mở ra cơ hội để trở thành điểm du lịch cộng đồng được nhiều du khách ghé qua.

img_0029.11.jpg

Giữ nghề

Đứng trước nguy cơ thất truyền của các nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có nghề đan lát của dân tộc K’ho, ngoài công tác tuyên truyền, vận động, kêu gọi các nghệ nhân giữ lấy nghề bằng cách truyền dạy cho con cháu, thì mở các lớp là cách thực hiện hữu hiệu nhất. Trong đó từ Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh đã phối hợp với UBND xã La Dạ̣ tổ chức truyền dạy ngay tại địa phương.

Lớp truyền dạy chỉ có 2 nghệ nhân, trong đó ông Bờ Rông Xen năm nay đã 71 tuổi. Tuy phải tạm ngưng công việc nương rẫy nhưng ông rất mừng vì con cháu trong xã quan tâm học nghề. Thỉnh thoảng ông lại động viên người học kiên nhẫn, chịu khó. Nhất là với nhiều học viên nữ, quá trình vót tre, nứa thường không đều tay, dễ đứt, gãy. Sự cẩn trọng trong quá trình đan nia, rổ, nơm, khi nào ấn mạnh, khi nào nới lỏng thì mới cho ra sản phẩm đẹp được.

img_0097.jpg
Các học viên tập trung học nghề

Cầm trên tay sản phẩm do chính mình làm ra, anh Xim Hoàng Tiến, tươi cười: Trong những ngày học, tôi đã làm được những sản phẩm đơn giản từ nghề đan lát. Được biết hiện nhiều nhà hàng hay các quán ăn đã quay trở lại dùng nia, rổ để đựng thực phẩm, gùi làm trang trí, nếu có sự liên kết, đây là niềm hy vọng để chúng tôi làm nghề, có cơ hội bán kiếm thêm thu nhập.

Ông Đoàn Văn Thuận – Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Nghề đan lát không chỉ là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc K’ho, mà còn là nét văn hóa riêng biệt, độc đáo cần được khôi phục, bảo tồn. Một khi nhận thức của người dân thay đổi, phát triển thành làng nghề sẽ góp phần quảng bá, giới thiệu về hình ảnh thiên nhiên, con người, tiềm năng và các sản phẩm của đồng bào phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Nguồn

Cùng chủ đề

Trồng sầu riêng hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái

Gần đây, du lịch canh nông, du lịch sinh thái trở thành xu hướng mới thu hút nhiều người đến tham quan, trải nghiệm. Loại hình này ở Bình Thuận đang có nhiều tiềm năng bởi gắn với các cây trồng đặc trưng như nho, táo, thanh long, hoa màu, sầu riêng. Do đó, hiện nay nhiều nông dân đã bắt đầu khai thác được lợi thế này, tận dụng vườn cây ăn trái của gia đình để làm...

Trao giải hội thi sáng tác tranh “Bảo tồn di sản văn hóa địa phương”

BTO-Sáng 15/11, Bảo tàng tỉnh tổ chức tổng kết và trao giải hội thi sáng tác tranh với chủ đề “Bảo tồn di sản văn hóa địa phương” năm 2024. Đây là một trong những nội dung nằm trong chương trình phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Giáo dục và Đào tạo về “Hoạt động giáo dục thông qua di sản văn hóa và tổ chức học tập ngoại khóa tìm hiểu...

Ấn tượng không gian “Triển lãm Di sản văn hóa Chăm Bình Thuận”

BTO-Cứ đến ngày 1/7 Chăm lịch, cộng đồng người Chăm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận lại hành hương về tháp Pô Sah Inư để tham dự Lễ hội Katê. Năm nay, trong không gian lễ hội dưới chân tháp, Bảo tàng tỉnh đã bố trí gian trưng bày về “Triển lãm Di sản văn hóa Chăm Bình Thuận – Linga vàng bảo vật Quốc gia, thế kỷ VIII – IX”. ...

Lễ hội Katê sẽ để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách

Lễ hội Katê năm 2024 sẽ diễn ra tại di tích tháp Pô Sah Inư (khu phố 5, phường Phú Hài, TP. Phan Thiết) vào ngày 1 - 2/10. Đến nay, công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được các đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh khẩn trương hoàn tất. ...

Đón gần 185.000 lượt khách tham quan, trải nghiệm

BTO-9 tháng năm 2024, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm nhân các ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước và tỉnh, thu hút gần 185.000 lượt khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu tìm hiểu, vượt 8% so kế hoạch và tăng 17,5% so cùng kỳ ngoái; trong đó có 7.985 lượt khách quốc tế. ...

Cùng tác giả

Thực phẩm tươi sống đến hẹn lại… tăng giá

Hơn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đây là thời điểm nhu cầu mua sắm thực phẩm của người dân tăng cao. Tuy nhiên, những ngày qua thực phẩm tươi sống từ rau, củ quả đến các loại thịt đều “rục rịch” tăng giá, khiến người tiêu dùng đắn đo. ...

Đoàn kết qua công tác dân vận để phát triển bền vững

Năm 2024, Bình Thuận đã đạt được những kết quả nổi bật trong công tác dân vận, khẳng định vai trò then chốt của việc huy động sức mạnh nhân dân để xây dựng và phát triển quê hương. Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, công tác dân vận không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ chính trị mà còn là nền tảng để gắn kết chính quyền và nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp...

Bình Thuận sẽ chấm dứt hoạt động các dự án chậm tiến độ

Bình Thuận rà soát, cương quyết chấm dứt hoạt động các dự án chậm tiến độSở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận sẽ rà soát cụ thể từng dự án đầu tư và cương quyết áp dụng các biện pháp như xử phạt hành chính hoặc quyết định ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư của các dự án. Thời gian vừa qua, nhiều dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã được chấp...

Miền Nam tăng 4.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (5/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự ổn định trong phiên cuối tuần. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang tiếp tục duy trì là thị trường có giá heo hơi cao nhất cả nước 69.000 đồng/kg. Ninh Bình có giá heo hơi thấp nhất khu vực với 67.000 đồng/kg. Các...

Biên Hòa công thủ chiến

QUÂN NỔI DẬY ĐÁNH CHIẾM BIÊN HÒA Ở Biên Hòa, Quản cơ Trần Văn Khanh cùng Suất đội Nguyễn Văn Khiển (người huyện Minh Linh, Quảng Trị) đem quân và voi đi tới thôn Bình Phú thì gặp Phó lãnh binh Phan Yên là Giả Tiến Chiêm ở đó. Hỏi ra mới biết thế của quân nổi dậy rất mạnh. Thự Tuần phủ Vũ Hữu Quýnh và Án sát Lê Văn Lễ thấy tình thế chuyển xấu, không để Trần...

Cùng chuyên mục

Bình Thuận có thêm một bảo vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 13

BTO-Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 13) năm 2024. Trong 33 bảo vật đợt này, Bình Thuận có thêm 1 bảo vật đó là Tượng Avalokitesvara Bắc Bình niên đại Thế kỷ VIII - IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận. Như vậy đây là bảo vật quốc gia thứ 2 của tỉnh được công nhận sau Linga vàng phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ...

Đọc lại tuyển tập thơ “Nước non một dải”

Có lẽ mỗi người chúng ta, đặc biệt là thế hệ trưởng thành từ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ai cũng đã từng nghe qua ít nhất một lần ca khúc “Bài ca Trường Sơn” của cố nhạc sĩ Trần Chung (1927-2002) mà tác giả phần lời là cố nhà thơ Gia Dũng (1940 - 2019). ...

Tưng bừng Chương trình nghệ thuật “Chào Năm mới 2025”

Đúng 0 giờ, giữa thời khắc chuyển giao thiêng liêng của đất trời và giai điệu bài hát “Happy New Year” vang lên đầy cảm xúc vỡ òa của hàng ngàn người dân và du khách Bầu trời thành phố biển bỗng chốc rực sáng những bông lửa lung linh nhiều màu sắc của màn pháo hoa nghệ thuật. Chúc mừng Năm mới 2025. Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/tung-bung-chuong-trinh-nghe-thuat-chao-nam-moi-2025-126982.html

Văn hóa thấm sâu vào mọi hoạt động của đời sống

Với phương châm hành động “Tăng tốc, sáng tạo, về đích” và tinh thần “3 quyết tâm, 4 chủ động, 5 hiệu quả”, mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đề ra đầu năm 2024, cùng với các địa phương trong cả nước, năm qua, ngành văn hóa tỉnh đánh dấu sự đóng góp quan trọng vào thúc đẩy phát triển du lịch, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng vững...

Khai mạc Hội diễn Nghệ thuật không chuyên lần thứ VIII

BTO - Tối 28/12, lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật không chuyên tỉnh Bình Thuận lần thứ VIII năm 2024, đã diễn ra tại Nhà hát Truyền hình - Đài Phát thanh Truyền hình Bình Thuận. Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân tỉnh - Nguyễn Minh cùng lãnh đạo các ban ngành, lực lượng vũ trang trong tỉnh dự khai mạc. ...

Nhạc Noel và Réveillon

(Gởi La Gi - Hàm Tân, nơi đây tôi có những kỷ niệm đong đầy từ những năm tháng chiến tranh) Một mùa Noel nữa lại về. Hằng năm cứ mỗi mùa đến, bất cứ mùa nào, là tôi cũng nhớ quê tôi, mặc dù miền Nam chỉ có hai mùa mưa nắng....

Cảm nhận về “Ươm vào đất chút hương”

“Ươm vào đất chút hương” là tên tập thơ của nhà giáo - nhà thơ Phạm Tường Đại, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn cấp phép xuất bản quý II năm 2018. Tập thơ gồm 94 bài, trong đó có 36 bài lục bát. Tập thơ được ra mắt độc giả theo ý nguyện của anh Phạm Hồng Kỳ, con của nhà thơ, sau khi nhà thơ đã qua đời. ...

Sân chơi hấp dẫn, bổ ích của văn nghệ sĩ địa phương

Cứ mỗi độ xuân về tết đến là anh chị em văn nghệ sĩ huyện Tuy Phong háo hức chuyền tay, khoe nhau cuốn Đặc san Văn nghệ Xuân mới xuất bản còn thơm mùi mực in. Đây là ấn phẩm của Chi hội Văn nghệ Tuy Phong (trực thuộc Hội...

Tánh Linh – vùng đất “vàng” Taekwondo

HLV Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ: Trong năm 2024, đội tuyển Taekwondo thực hiện công tác huấn luyện và tham gia thi đấu 4/4 giải đấu trong nước và 3 giải quốc tế như Giải Taekwondo vô địch châu Á tại Đà Nẵng, Giải Taekwondo Đại hội Thể thao sinh viên Đông Nam Á tại Indonesia và giải Taekwondo vô địch quyền thế giới tại Hồng Kông.Về chuyên môn, ông Hùng cho biết, đội tuyển nhận được sự quan...

Tin nổi bật

Tin mới nhất