Powered by Techcity

“Chuẩn mực văn hóa, gia đình, con người Bình Thuận trong thời kỳ mới”


Xây dựng chuẩn mực văn hóa, gia đình và con người Bình Thuận gắn với các hệ giá trị văn hóa, gia đình và con người Việt Nam trong thời kỳ mới là nhiệm vụ quan trọng vừa mang tính cấp thiết trước mắt và vừa mang tính chiến lược lâu dài.

Giá trị văn hóa gia đình, con người Bình Thuận

Dự thảo đề án nêu rõ, trong dòng chảy lịch sử – văn hóa Việt Nam, cộng đồng dân tộc ở Bình Thuận cũng được hình thành từ nguồn gốc nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, văn hóa cộng đồng làng xã mang tính ổn định và khép kín đã tạo ra mỗi con người trong một cộng đồng có mối quan hệ họ hàng, máu thịt, gắn bó chặt chẽ với nhau. Cùng với những biểu hiện của tinh thần tập thể làm gì cũng có nhau, tính dân chủ làng xã, tình yêu quê hương xóm làng và yêu đất nước, trọng thể diện, lòng biết ơn, chia sẻ, đoàn kết… góp phần hình thành nên các chuẩn mực giá trị văn hóa trong con người và gia đình ở Bình Thuận.

ec30a241-5f2a-4910-8163-0bcc67dc0aa6.jpeg
Ngày hội gia đình các tỉnh Đông Nam bộ năm 2024. Ảnh: N.Lân

Xuất phát từ truyền thống phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hóa, lịch sử; vị trí địa lý, môi trường tự nhiên, môi trường sống và nguồn gốc dân cư đã hình thành nên các giá trị về văn hóa trong tính cách, lối giao tiếp, ứng xử con người, gia đình ở Bình Thuận mang đậm đặc tính và hằng số chung của con người miền Trung và của quốc gia, dân tộc. Đó là các giá trị biểu hiện về tinh thần, đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, tiết kiệm, nghĩa tình, thủy chung, thân thiện, chất phác, hiếu thảo, lễ phép, hòa thuận, sẻ chia, tình đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau… hình thành nên hệ giá trị mang bản sắc văn hóa đặc trưng chung của người Việt Nam và vừa mang đặc trưng riêng của con người Bình Thuận, cho dù họ ở đâu, đến bất cứ nơi nào chúng ta cũng dễ nhận ra. Ngoài ra, con người Bình Thuận sống và lao động sản xuất đã chịu tác động sâu sắc của các yếu tố môi trường, điều kiện tự nhiên, đặc trưng lao động sản xuất, sinh kế, hoàn cảnh lịch sử – xã hội; quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc; nếp sống gia tộc, gia đình… đã hình thành nên các chuẩn mực mang nét đặc trưng văn hóa riêng gắn trong những nét chung vốn có của văn hóa dân tộc. Như tinh thần chịu khó trong lao động sản xuất; tinh thần yêu nước, anh dũng, bất khuất, kiên cường, không ngại hy sinh chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược được hun đúc và trở thành truyền thống cách mạng đáng được trân quý của nhiều thế hệ nối tiếp nhau; tinh thần hiếu học, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, khoan dung, phóng khoáng, trách nhiệm và trọng lễ nghĩa… Đó là những nhân tố mang giá trị văn hóa tinh thần quan trọng và cần phát huy, sinh sôi, nảy nở, lan tỏa mạnh mẽ trong quá trình xây dựng, phát triển quê hương Bình Thuận bền vững trong thời gian tới.

48208c5f-6334-4d77-ae28-e41815ba5af6.jpeg
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị phản biện đề án.

Sự cần thiết của đề án

Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, phát triển văn hóa, gia đình và con người Bình Thuận bước đầu đạt được những kết quả khả quan. Nhận thức trong xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa, con người và gìn giữ, phát triển hệ giá trị văn hóa gia đình đối với sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội của địa phương có nhiều chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, những kết quả đạt được trên lĩnh vực văn hóa, gia đình và con người Bình Thuận chưa tương xứng với phát triển kinh tế; thụ hưởng văn hóa còn chênh lệch lớn giữa các vùng miền, các tầng lớp nhân dân; đời sống tinh thần ở một bộ phận dân cư còn khó khăn, thiếu thốn. Xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh tuy được quan tâm nhưng chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Mặt trái của cơ chế thị trường, sự bùng nổ của công nghệ số giúp cho người dân tiếp cận thông tin đa chiều… đã ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức của con người. Vấn đề lớn cần quan tâm của Bình Thuận hiện nay là hiện tượng lệch lạc về chuẩn mực giá trị con người ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống xã hội, các biểu hiện phi truyền thống văn hóa có dấu hiệu tăng dần. Thực trạng và xu hướng biến đổi các chuẩn mực giá trị văn hóa, gia đình con người Bình Thuận hiện nay là sự suy giảm, thay đổi thang bậc ở một số giá trị truyền thống; là sự mai một, phai nhạt, suy thoái một số giá trị vốn được coi trọng. Sự xuống cấp trong đạo đức học đường, trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ… đã làm ô nhiễm môi trường văn hóa của địa phương. Đạo đức xã hội có nhiều mặt xuống cấp nghiêm trọng đáng báo động, các tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự có chiều hướng gia tăng, sức đề kháng của từng gia đình đã có sự yếu đi; sợi dây gắn kết giữa các thành viên trong gia đình ngày càng lỏng lẻo, khoảng cách giữa các thế hệ ông bà, cha mẹ và con cái ngày càng rộng hơn, xa hơn; việc gần gũi, yêu thương, quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình ngày càng xa hơn…

Để địa phương phát triển bền vững, chuẩn mực văn hóa, gia đình và con người Bình Thuận giữ được các giá trị chân – thiện – mỹ, giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc thì mỗi cá nhân và các tổ chức xã hội phải thật sự nghiêm khắc với những tồn tại, hạn chế nêu trên. Do đó, xây dựng chuẩn mực văn hóa, gia đình và con người Bình Thuận gắn với các hệ giá trị văn hóa, gia đình và con người Việt Nam trong thời kỳ mới là nhiệm vụ quan trọng vừa mang tính cấp thiết trước mắt và vừa mang tính chiến lược lâu dài.

Để dự thảo đề án hoàn thiện, đầy đủ hơn, mới đây, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì tổ chức thành công hội nghị phản biện dự thảo “Đề án chuẩn mực văn hóa, gia đình, con người Bình Thuận gắn với các hệ giá trị văn hóa, gia đình và con người Việt Nam thời kỳ mới”. Tại hội nghị, các đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh khóa VIII; các chuyên gia, nhà nghiên cứu… đã có nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, trí tuệ để phân tích, làm rõ nội dung đề án, nhằm phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và những kết quả đạt được trong lĩnh vực xây dựng văn hóa, gia đình và con người Bình Thuận tương xứng và thật sự bền vững. Theo các đại biểu, đề án phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực tiễn của địa phương; có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là yếu tố then chốt trong chiến lược xây dựng tỉnh nhà, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Đề án được ban hành sẽ tác động tích cực, có ý nghĩa to lớn, vừa mang tính cấp thiết, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm khơi dậy ý chí phát triển, định hướng để từng gia đình và con người Bình Thuận phát triển lành mạnh, phát huy được tối đa tiềm năng, thu hút được ngoại lực và tinh hoa văn hóa, văn minh nhân loại, xây dựng và hiện thực hóa những giá trị tốt đẹp.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/chuan-muc-van-hoa-gia-dinh-con-nguoi-binh-thuan-trong-thoi-ky-moi-121599.html

Cùng chủ đề

Rà soát, kiểm tra thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030

BTO-Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận vừa có văn bản đến các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh, đề nghị rà soát, kiểm tra, tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030. Theo đó, Sở...

Đã đến lúc “thanh lọc” diện tích, tập trung chất lượng

1. Thời gian gần đây, thanh long vụ nghịch ở Bình Thuận có giá bán khá cao, khoảng 20.000 đồng/kg (trắng) và trên 30.000 đồng/kg (đỏ). Với mức giá này, nếu hộ dân nào “trúng” lứa, chắc chắn sẽ có lãi khá. Nhưng thực tế cho thấy ở vụ nghịch năm nay,...

Phê duyệt Đề án phát triển bền vững cây thanh long đến năm 2030

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải vừa ký quyết định phê duyệt Đề án phát triển bền vững cây thanh long đến năm 2030. Một trong những mục tiêu tổng quát của dự án nhằm ổn định diện tích thanh long, thay thế vườn thanh long già cỗi, năng suất, chất lượng thấp; phát triển thanh long theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, sinh thái… ...

Hiệu quả của Đề án tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam tại Phan Thiết

Sau 5 năm UBND TP. Phan Thiết triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023” đến nay đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của các tầng lớp nhân dân cũng như đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mục tiêu chung của đề án trên phạm vi thành phố. ...

Cùng tác giả

Trên 44,5 tỷ đồng đầu tư dự án xây mới, sửa chữa, cải tạo một số hạng mục Trường THPT Hùng Vương, huyện Đức...

Tại kỳ họp thứ 26 (chuyên đề) diễn ra ngày 18/10, HĐND tỉnh Bình Thuận khóa XI đã thống nhất thông qua Nghị quyết về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo một số hạng mục Trường trung học phổ thông (THPT) Hùng Vương, huyện Đức Linh. ...

Nghề làm thủy lợi xưa và nay

Có lẽ người Chăm ở Bình Thuận là những người làm nghề thủy lợi sớm nhất Việt Nam. Từ rất lâu rồi, trên khắp dải đất trải dài từ Ninh Thuận vào đến Bình Thuận, Bình Tuy đã xuất hiện hàng trăm đập nước lớn nhỏ được người Chăm xây dựng....

Nhạc sĩ Huy Sô và những đóng góp quý giá trên lĩnh vực văn hóa

Nhạc sĩ Huy Sô là người con của quê hương Bình Thuận, được đào tạo âm nhạc chính quy trên đất Bắc rồi được gửi đi học tập ở Nhạc viện Trai-cốp-xky (Liên Xô cũ) ngành chỉ huy giao hưởng. Gắn bó với âm nhạc từ năm 1956, đến nay khi đã bước vào tuổi 96, dường như niềm đam mê sáng tạo trong ông vẫn không ngừng thôi thúc. ...

Trekking Tà Năng – Phan Dũng đến biển Cổ Thạch

Chuyến đi trekking Tà Năng - Phan Dũng và khám phá biển Cổ Thạch là một chuyến đi độc đáo, đầy trải nghiệm. Đặc biệt dành cho những người đam mê du lịch mạo hiểm và yêu thiên nhiên. Cung đường trekking đẹp Chặng đầu của chuyến đi, cung đường Tà Năng –...

Sản lượng lương thực cây có hạt toàn tỉnh trên 872.000 tấn, đạt 100% kế hoạch

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận, từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng của Elnino trời nắng nóng khô hanh kéo dài, mưa đến trễ, nhất là các vùng cao phụ thuộc nước trời. Do đó, thời gian sản xuất vụ hè thu 2024 kéo dài...

Cùng chuyên mục

Nghề làm thủy lợi xưa và nay

Có lẽ người Chăm ở Bình Thuận là những người làm nghề thủy lợi sớm nhất Việt Nam. Từ rất lâu rồi, trên khắp dải đất trải dài từ Ninh Thuận vào đến Bình Thuận, Bình Tuy đã xuất hiện hàng trăm đập nước lớn nhỏ được người Chăm xây dựng....

Nhạc sĩ Huy Sô và những đóng góp quý giá trên lĩnh vực văn hóa

Nhạc sĩ Huy Sô là người con của quê hương Bình Thuận, được đào tạo âm nhạc chính quy trên đất Bắc rồi được gửi đi học tập ở Nhạc viện Trai-cốp-xky (Liên Xô cũ) ngành chỉ huy giao hưởng. Gắn bó với âm nhạc từ năm 1956, đến nay khi đã bước vào tuổi 96, dường như niềm đam mê sáng tạo trong ông vẫn không ngừng thôi thúc. ...

Khai mạc Lễ hội văn hoá

Để đảm bảo an toàn cho du khách hành hương, Ban tổ chức lễ hội bố trí lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo an toàn giao thông, chấn chỉnh tình trạng ăn xin, bán hàng rong chèo kéo du khách; đồng thời tăng cường tuyên truyền, giới thiệu về giá trị, ý nghĩa và nét đặc sắc của lễ hội; đẩy lùi các hoạt động mê tín dị đoan…Lễ hội văn hoá- du lịch Dinh...

“Xương rồng đất tháp” đạt huy chương vàng toàn quốc

BTO-Tối 15/10, tại Trung tâm hội nghị và triển lãm tỉnh Bình Dương, Liên hoan ca, múa, nhạc toàn quốc năm 2024 đã bế mạc và trao giải. Liên hoan ca, múa, nhạc toàn quốc năm 2024 diễn ra tại tỉnh Bình Dương do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp...

Rộn ràng liên hoan tiếng hát “Hoa phượng đỏ” tỉnh Bình Thuận năm 2024

Chào mừng thành công Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Thuận lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029, chiều 12/10, tại tỉnh Bình Thuận, Tỉnh đoàn phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức chương trình liên hoan tiếng hát “Hoa phượng đỏ” lần thứ III, năm 2024. Liên hoan tiếng hát “Hoa phượng đỏ” năm nay thu hút 11 đội tham gia đến từ các huyện, thị, thành đoàn, đoàn các trường đại...

Giải Ô tô địa hình Bình Thuận mở rộng HTV Challenge Cup 2024

Giải đấu này đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép tổ chức từ ngày 29/11 đến ngày 1/12/2024 tại khu vực dự án Novaworld. Năm nay có sự thay đổi về địa điểm, và cuộc thi cũng chỉ tổ chức nội dung ô tô địa hình, không tổ chức 2 nội dung như mùa giải năm trước (2023) tại Bàu Trắng.Năm 2024, Giải Ô tô địa hình Bình Thuận mở rộng HTV Challenge Cup 2024 được tổ...

Thanh niên Bình Thuận tiếp tục bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa

Sáng 11/10, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Thuận tổ chức Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Thuận lần thứ 7-nhiệm kỳ 2024-2029: Đoàn kết, khát vọng, sáng tạo, tiên phong xây dựng quê hương Bình Thuận giàu mạnh, văn minh. Tham dự có có đồng chí Nguyễn Hoài Anh, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận; đồng chí Nguyễn Tường Lâm, Phó Chủ tịch...

Bình Thuận giành huy chương vàng danh giá

BTO-Giải vô địch Kickboxing Châu Á năm 2024 vừa kết thúc tại Campuchia. Đội tuyển Kickboxing Việt Nam tham gia giải với 29 vận động viên, trong đó Bình Thuận góp mặt vận động viên Phạm Huỳnh Yến Mi. Với thành tích xuất sắc vừa giành được sẽ tạo thêm động lực...

Bế mạc giải bóng chuyền hơi nam nữ truyền thống lần thứ I

BTO-Sáng 13/10/2024, tại Trung tâm thi đấu thể dục thể thao tỉnh, giải bóng chuyền truyền thống lần thứ I, chào mừng 68 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (15/10/1956 – 15/10/2024) và chào mừng thành công Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Thuận lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029 đã chính thức bế mạc. ...

Sôi nổi Giải bóng đá thiếu niên, nhi đồng huyện Tuy Phong

BTO - Trong 2 ngày (12 – 13/10), trên sân bóng Trúc Lâm (thị trấn Liên Hương) đã diễn ra Giải bóng đá thiếu niên và nhi đồng huyện Tuy Phong năm 2024. Giải bóng đá do UBND huyện tổ chức chào mừng ngày Du lịch Bình Thuận (24/10). Tham dự giải...

Tin nổi bật

Tin mới nhất