Powered by Techcity

Chữ nghĩa văn chương từ hương nước mắm…


1. Từ câu ca:

“Nước mắm ngon thượng thủ

Chấm miếng đu đủ lẫn đẫn lờ đờ”…

Phan Thiết vốn là xứ nổi tiếng về nước mắm ngon xưa nay. Ngon từ màu sắc đến mùi vị. Khác biệt chung nhất, dễ nhận thấy nhất của nước mắm Phan Thiết so với các vùng khác là màu vàng rơm (nếu nguyên liệu là cá cơm) hay màu nâu nhạt (cá nục), trong sánh, có mùi thơm nồng và vị ngọt đậm do đạm cao. Khác biệt đó của nước mắm Phan Thiết được giải thích vì quá trình ủ chượp dưới trời nắng và gió – nhiệt độ trung bình cao, độ ẩm thấp tác động tích cực đến cơ chế lên men – điều mà khó có địa phương nào được ưu đãi như vùng cực Nam Trung bộ. Với chiều dài hơn 300 năm lịch sử, nghề làm nước mắm ở Phan Thiết đã thành một nghề truyền thống. Nói đến nước mắm Phan Thiết – Bình Thuận, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài cũng biết hương vị đặc biệt thơm ngon đậm đà của nó.

nuoc-mam.jpg
Bến nước mắm ở Phan Thiết trước năm 1945. Ảnh tư liệu.

Song Phan Thiết lại có câu phương ngôn cũng nổi tiếng xưa nay: “Chữ nghĩa văn chương không bằng xương cá mòi”. Câu nói này đã một thời tranh cãi không ngã ngũ. Người thì nói, nói như vậy cho thấy người Phan Thiết không trọng chữ nghĩa văn chương. Kẻ cãi lại, nói như vậy để khoe xứ mình nhiều cá mắm mà tiêu biểu là con cá mòi, con mắm mòi. Ai cũng có cái lý của mình. Bình Thuận là xứ lập thành sau cuối của dải đất Đàng Trong (1697 – đời chúa Nguyễn Phúc Chu), xa Phú Xuân nhưng cũng chưa thuộc về Gia Định, lại mang nặng lời nguyền “cọp Khánh Hòa – ma Bình Thuận”, làm sao mà đem chữ nghĩa văn chương nói chuyện với người. May mà trời cho xứ này “cơm Nai, Rịa (Đồng Nai, Bà Rịa) – cá Rí, Rang (Phan Rí, Phan Rang)”. Qua các các công trình nghiên cứu lịch sử và văn hóa, các nhà nghiên cứu nước ngoài và trong nước đều đi đến sự thống nhất từ khi cư dân Việt vào khai phá Đàng Trong đã nhận sự tiếp biến văn hóa biển từ người Chăm – cư dân bản địa, có 3 nội dung chính: tục thờ cá Ông, nghề làm nước mắm và đi biển bằng ghe bầu. Từ những tư liệu lịch sử cho chúng ta thấy nước mắm có nguồn gốc từ miền Trung, bắt đầu từ kỹ thuật ủ chượp của người Chăm. Sau khi người Việt di cư đến đã tiếp thu và phát triển thành một nghề truyền thống. Nước mắm lúc bấy giờ đã được người nước ngoài biết đến, dùng thử và đánh giá cao nên ghi chép lại trong các thư tịch. Trong đó, nổi tiếng nhất phải kể tới nước mắm Phan Thiết – Bình Thuận.

Còn về chiếc ghe bầu, từ ghe bầu gốc của người Chăm đã tiếp biến thành ghe bầu Quảng Nam, rồi vào Bình Thuận trở thành ghe bầu Mũi Né một thời nổi tiếng, chuyên chở những sản vật trên rừng dưới biển của Bình Thuận vào Nam kỳ lục tỉnh và trở ngược ra Trung, ra Bắc, mà sản phẩm chính là nước mắm tĩn Phan Thiết – Bình Thuận.

Nói “nước mắm tĩn” là nói gọn, nói đầy đủ là nước mắm đựng bằng tĩn. Người Phan Thiết đã nghĩ cách làm ra cái tĩn gốm bằng đất sét nung, rồi làm thêm nắp đậy vừa vặn với miệng tĩn, đổ nước mắm vào, rồi hàn gắn lại bằng hỗn hợp keo gồm: vôi trộn nước, dây tơ hồng và mật đường. Tính ra thì mỗi chiếc tĩn gốm cũng nặng tầm 3,7 lít, bên ngoài có buộc thêm dây được bện bằng cọng lá (buông) khô để làm quai xách. Tĩn nước mắm được gánh lên ghe bầu, sắp lớp gọn ghẽ rồi theo đường biển mà chuyển vào Nam, ra Bắc. Ngày nay, người ta đựng nước mắm bằng (ve) chai, đóng thùng giấy có in nhãn hiệu đẹp đẽ, và lâu lâu mới có người nhắc đến cái tên xóm Lò Tỉn nay thuộc thôn Tiến Hiệp, xã Tiến Lợi của thành phố Phan Thiết…

Trở lại với chuyện chữ nghĩa văn chương. Có một kỳ dự Lễ hội Cầu Ngư ở dinh Vạn Thủy Tú, tôi được gặp chú Bảy Văn, một nhà Nho học cư ngụ tại phường Đức Long (nay đã qua đời). Chú thứ bảy và là người chuyên viết văn tế cho các kỳ tế lễ và đọc câu đối văn bia ở các đình, miếu, dinh, lăng trên địa bàn khu vực xung quanh Phan Thiết, nên mọi người gọi chú là chú Bảy Văn.

Hải nhựt giá thương long húc nhựt ngưỡng quan xuân sắc

Sơn trung lai sam phượng tự thiên diêu tích duy tân.

Đó là cặp liên đối chữ Hán đặt tại nhà võ ca dinh vạn Thủy Tú, được chú Bảy Văn phiên âm và phóng dịch như sau:

(Mỗi ngày) nhìn ra biển lúc mặt trời mới mọc đoàn thương (ghe) buôn đua nhau uốn lượn hình con rồng giống cảnh sắc mùa xuân

(Nhìn vào) trong núi từ trời xa một đồng lúa móng phượng theo gió uốn mình lấp lánh như trời ban cho một cảnh mới.

Tôi bỗng giật mình. Có câu đối nào đẹp và hay hơn câu trên, diễn tả cảnh sắc của vùng quê Phan Thiết – Hàm Thuận vào thế kỷ 19 tới nữa đầu thế kỷ 20 bấy giờ đang mở mang giao thương buôn bán, dưới biển tấp nập ghe bầu Phan Thiết – Phú Hài – Mũi Né uốn lượn hình con Rồng chở nước mắm tĩn đi xa. Trên bờ thì cánh đồng lúa Nàng Hương, Nàng Sậu, Móng Chim đã hình tượng thành đồng lúa móng Phượng theo gió uốn mình lấp lánh… Chúng ta cùng đọc tiếp câu liên đối:

Nhứt quốc cư thần thượng tại kinh diêu tam thốn thiệt

Bá gia cốt nhục hà tu xảo dụng lưỡng ban tâm

Và nói với nhau:

Trong một nước người dân nên lấy kinh luân giao tiếp với nhau rất tốt

Mọi nhà muốn giữ tình ruột thịt hàng ngày chớ nên thay đổi tấm lòng.

Lời dặn của người xưa đến nay vẫn còn cho người nay suy ngẫm. Ở đời, nói với nhau điều hay lẽ thiệt từ “ba tấc lưỡi” (tam thốn thiệt), còn ở với nhau chớ có xảo quyệt mà dạ hai lòng (lưỡng ban tâm). Chợt nghĩ chữ nghĩa văn chương ở xứ này tuy ít ỏi nhưng không kém phần “trí tuệ”. Còn nói về văn chương bình dân qua các câu hát, ca dao, tình yêu đôi lứa mà lại gắn trực tiếp với nghề nghiệp “hương thơm nước mắm” của mình trở thành “hương tình yêu” thì cũng không kém phần lý thú. Ví như:

Nước mắm ngon chấm con cá liệt

Em muốn lấy chồng nói thiệt anh nghe.

Trời ạ, con cá liệt chỉ là “long mong liệt méo” vậy mà nấu canh phớt với hành tiêu, chấm với nước mắm Phan Thiết, ăn rồi sẽ biết nó ngon tới mức nào!. Hỏi thì phải đáp chứ sao:

Nước mắm ngon thượng thủ

Chấm miếng đu đủ lẩn đẩn lờ đờ

Em than với anh em còn dại còn khờ

Muốn làm dâu cha mẹ biết nhờ cậy ai.

Thì “ai trồng khoai đất này”. Tuyệt vời ở đây là nấu nồi canh đu đủ với thịt heo, sườn heo (ngày trước phụ nữ sau sinh thường ăn món này để lấy sữa) hoặc chỉ là luột đu đủ hườm chấm với nước mắm Phan Thiết thì quả là lẩn đẩn lờ đờ…

Vào trang giới thiệu “Bảo tàng nước mắm –Làng chài xưa Mũi Né” ta thấy có tư liệu nói về việc vận chuyển nước mắm tĩn từ bờ lên ghe bầu:

“Còn chuyện về lịch sử của những chiếc ghe bầu Phan Thiết – vật dụng giao thương đi lại cũng như chuyên chở nước mắm xuôi ngược khắp nơi, thì nó chính xác được xuất xứ là ghe bầu của xứ Quảng, nhưng khi thâm nhập vào Phan Thiết đã được cải tiến lại bởi những thợ thuyền Mũi Né mà thành ra ghe bầu như bấy giờ. Họ cải tiến để làm sao khi ghe bầu cập bến thường sẽ không cập sát mà cách được bờ vài thước, rồi sau đó người lái ghe sẽ dùng một tấm ván dài để bắc từ ghe lên bờ làm cầu. Bởi thế mới có chuyện khi những người thợ chuyển nước mắm lên ghe bầu, người ta hay dùng một chiếc đòn gánh dài bằng tre, hai đầu đòn phải buộc những chiếc dây dừa thật tốt, mỗi dây chừa một đoạn dài khoảng 30 – 40 cm, đầu còn lại của dây buộc đoạn cật tre nhỏ dài chừng 20cm theo cách buộc chữ T. Để đưa những tĩn nước mắm ngon nguyên chất lên ghe bầu, người ta móc chéo dây tĩn vào đoạn cật tre hình chữ T rồi gánh chạy lên ghe.

Cũng chính vì điều này mà đã xảy ra không biết bao nhiêu chuyện thú vị, đó chính là việc gánh những tĩn nước mắm lên ghe bầu hầu hết được thuê bởi những cô gái lứa mười lăm đôi mươi khỏe mạnh, dẻo dai để gánh trên vai 6 đến 10 tĩn một lúc, chính cảnh tượng này đã khiến không biết bao nhiêu chàng trai mê đắm cái hình ảnh các cô gánh tĩn mắm lên ghe này. Thế rồi cũng có biết bao nhiêu chuyện tình được nảy nở từ đây, từ cái bến ghe bầu chở nước mắm rin mà thành. Có người thì lại tới giúp đỡ các cô rồi tiện thể nói chuyện, có người lại ngại ngùng lỡ dở, cứ thế trở thành những giai thoại của tuổi trẻ không thể nào quên được. Đến nỗi còn có những vần thơ câu chữ còn để đến tận bây giờ vẫn còn nghe:

“Nước mắm ngon nằm sâu đáy hũ,

thả miếng đu đủ xuống tận đáy bình,

mù u nhuộm thắm bông quỳnh,

bao nhiêu gái đẹp anh không nhìn,

dạ anh chỉ để thương mình em thôi”.

Để khép lại phần I nói về văn chương bình dân này và nhân dịp vui xuân, năm mới tôi xin mưọn mấy câu vần vè của nghệ sĩ Hoài Linh trong bài “Chúc xuân” năm Tân Sửu 2021, năm mà cả nước tập trung cho qua cơn đại dịch. Như chúng ta đã biết, ngoài diễn hài, Hoài Linh còn có giọng ca bài chòi ngọt ngào của xứ Nẫu chúng ta từ Nam – Ngãi – Bình – Phú đi vào Bình Thuận. Nghệ sĩ Hoài Linh có kiến thức lịch sử và địa lý khi chúc tết theo đặc trưng từng tỉnh thành ở Việt Nam. Từ những thành phố lớn, đến vùng núi xa xôi, loạt danh lam thắng cảnh, lịch sử thành lập hay đặc nét riêng vùng miền đều được Nghệ sĩ Hoài Linh đưa vào bài Chúc xuân một cách tài tình. Ngay lập tức, màn chúc tết có tâm nhất Vbiz của Nghệ sĩ Hoài Linh được người hâm mộ “thả tim” và chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. Sau hơn 1 giờ đăng tải, bài thơ chúc Tết hơn 7.000 chữ và gần 500 câu của Hoài Linh đã nhận được 86.000 lượt yêu thích, hàng chục ngàn bình luận và hơn 3.000 lượt chia sẻ. Sau đây là phần nghệ sĩ Chúc xuân cho tỉnh Bình Thuận:

Tôi đây lúi húi xuống vùng biển xinh/chúc bà con mình ở tỉnh Bình Thuận/Vừa rồi năm nhuận, dịch bệnh kéo dài/Những việc triển khai chưa được thuận lợi/Phan Thiết chờ đợi, cơ hội đến rồi/Phát triển mạnh thôi, đỉnh cao vươn tới/Bước sang năm mới kính chúc an lành/Thanh Long ngát xanh bội thu, cao giá/Mũi Né khấm khá, khách du lịch về/Phát triển thuyền, ghe Lagi hưng thịnh/Bao nhiêu dự định, ước nguyện đạt thành/Giữ vững được ngành nước mắm truyền thống/Mùi thơm thấm đậm công sức cần lao/Bật lên thật cao giá trị kinh tế/Chúc bà con mé Phan Rí, Long Hương/Vĩnh Hảo cát tường, Phú Quý no ấm. (Còn nữa)



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/chu-nghia-van-chuong-tu-huong-nuoc-mam-127364.html

Cùng chủ đề

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ lần thứ XV

BTO-Sáng 17/1, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức hội nghị để thảo luận cho ý kiến đối với Dự thảo (lần 2) Báo cáo chính trị và Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030. ...

Đoàn chức sắc Phật giáo tỉnh thăm, chúc tết Tỉnh ủy Bình Thuận

BTO-Sáng 17/1, Tỉnh ủy Bình Thuận đã tổ chức đón tiếp các đoàn Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Hàm Tân đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Đón tiếp đoàn có các đồng chí: Đặng...

Miền Bắc mưa phùn gió bấc, miền Nam không nắng nóng

Thời tiết các vùng trên cả nước tương đối đẹp để du xuân. Ảnh: Hoàng Triều Sáng 17-1, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đã có những nhận định về tình hình thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Theo ông Lâm, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, có rất ít khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Trong giai...

Đa dạng thị trường hoa, cây cảnh phục vụ tết

Trong không khí rộn ràng cuối năm, ngoài việc sắm sửa và trang hoàng lại nhà cửa thì xu hướng sống xanh đang được nhiều gia đình lựa chọn để trang trí tết với mong muốn mang tài lộc, sự sinh sôi nảy nở trong năm mới. Những ngày này, các con...

Xác định trọng tâm, kiểm tra trọng điểm trong quản lý thị trường

Cục Quản lý thị trường tỉnh đã xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2025. Kế hoạch kiểm tra này nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh. Đồng thời đấu tranh hiệu quả với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để góp phần phát triển sản xuất trong nước, bình ổn thị trường, mở rộng giao thương hàng hóa, dịch...

Cùng tác giả

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ lần thứ XV

BTO-Sáng 17/1, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức hội nghị để thảo luận cho ý kiến đối với Dự thảo (lần 2) Báo cáo chính trị và Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030. ...

Đoàn chức sắc Phật giáo tỉnh thăm, chúc tết Tỉnh ủy Bình Thuận

BTO-Sáng 17/1, Tỉnh ủy Bình Thuận đã tổ chức đón tiếp các đoàn Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Hàm Tân đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Đón tiếp đoàn có các đồng chí: Đặng...

Miền Bắc mưa phùn gió bấc, miền Nam không nắng nóng

Thời tiết các vùng trên cả nước tương đối đẹp để du xuân. Ảnh: Hoàng Triều Sáng 17-1, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đã có những nhận định về tình hình thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Theo ông Lâm, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, có rất ít khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Trong giai...

Đa dạng thị trường hoa, cây cảnh phục vụ tết

Trong không khí rộn ràng cuối năm, ngoài việc sắm sửa và trang hoàng lại nhà cửa thì xu hướng sống xanh đang được nhiều gia đình lựa chọn để trang trí tết với mong muốn mang tài lộc, sự sinh sôi nảy nở trong năm mới. Những ngày này, các con...

Xác định trọng tâm, kiểm tra trọng điểm trong quản lý thị trường

Cục Quản lý thị trường tỉnh đã xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2025. Kế hoạch kiểm tra này nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh. Đồng thời đấu tranh hiệu quả với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để góp phần phát triển sản xuất trong nước, bình ổn thị trường, mở rộng giao thương hàng hóa, dịch...

Cùng chuyên mục

Ước mơ nâng tầm ẩm thực bản xứ

BTO - Chi hội đầu bếp Bình Thuận vừa kết nạp thêm 6 thành viên, nâng tổng số lên 60 hội viên là những đầu bếp chuyên nghiệp. Ước mơ nâng tầm ẩm thực bản xứ đến rộng rãi hơn với du khách khi đặt chân đến Bình Thuận Để tiếp tục...

Khát vọng vươn lên cùng năm rắn

Năm Ất Tỵ 2025 đang gõ cửa, mang theo hơi thở của sự đổi mới, chuyển mình và khát vọng vươn lên mạnh mẽ. Hình ảnh loài rắn, linh vật của năm, với vẻ đẹp uyển chuyển, bí ẩn và sức sống mãnh liệt, không chỉ đơn thuần là 1 con giáp trong 12 con giáp mà còn là một biểu tượng văn hóa đa tầng, đa diện, in sâu vào từng câu chuyện lịch sử, thấm đẫm trong...

Một năm “rực rỡ” của thể thao thành tích cao

Đây là một trong những mục tiêu quan trọng để thể thao tỉnh nhà tiếp tục phát triển sau những nỗ lực vượt bậc trong năm qua. Có thể nhận thấy, năm 2024 thể thao Bình Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động mang lại dấu ấn đặc biệt như phối hợp tổ chức thành công Giải vô địch thế giới Carom 3 băng năm 2024 (World Championship 3 - Cushion 2024) và phiên họp Đại hội đồng Liên...

Trao chứng chỉ quốc tế cho huấn luyện viên yoga

BTO - Chiều 11/1, Liên đoàn Yoga Bình Thuận tổ chức lễ bế giảng và trao giấy chứng nhận tốt nghiệp lớp HLV yoga 200H quốc tế khóa III. Bà Huỳnh Thị Duy Ninh - Chủ tịch Liên đoàn Yoga Bình Thuận, cho biết sau khi hoàn thành và được cấp chứng chỉ,...

Tết ăn đầu lúa – Hồn lúa hồn người

Tết ăn đầu lúa là di sản văn hóa phi vật thể của người K’ho ở Bình Thuận nói chung và đặc biệt là của người K’ho ở xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình. So với những địa bàn có người K’ho sinh sống, nơi đây còn lưu giữ khá đầy đủ những nghi lễ vòng đời của cây lúa mẹ gắn với tín ngưỡng dân gian và đặc điểm, điều kiện địa lý, núi rừng nơi họ sinh...

Mời bạn đọc đón xem Đặc san Bình Thuận Xuân Ất Tỵ

Đã thành thông lệ, mỗi dịp xuân về tết đến, Báo Bình Thuận lại gửi đến quý độc giả thân yêu giai phẩm Đặc san xuân như lời tri ân, chúc mừng năm mới! Đặc san xuân Ất Tỵ - 2025 được Báo Bình Thuận phát hành từ ngày 10/1/2025, kính mời bạn đọc mua báo và xem. ...

Đại hội Liên đoàn Quần vợt tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ VII (2024 – 2029)

Đoàn Chủ tịch Đại hội.Đến dự và chỉ đạo Đại hội có ông Huỳnh Ngọc Tâm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận và ông Huỳnh Ngọc Tuấn, Phó Phòng Quản lý TDTT, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Ông Huỳnh Ngọc Tâm đang phát biểu ý kiến.Tại đại hội, các đại biểu đã được nghe báo cáo về hoạt động của Liên đoàn quần vợt tỉnh Bình Thuận trong nhiệm...

Ra mắt BCH Liên đoàn Vovinam tỉnh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho 1 tập thể và 1 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác phát triển phong trào Vovinam tại địa phương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng giấy khen cho 5 cá nhân có nhiều đóng góp tích cực trong việc phát triển phong trào Vovinam – Việt Võ Đạo tỉnh, nhiệm kỳ 2019 – 2024. Liên đoàn Vovinam Việt Nam...

Bước chuyển của võ thuật cổ truyền Bình Thuận

Ông Lương Thế Điền – Chủ tịch Liên đoàn VTCT tỉnh Bình Thuận, nhìn nhận: Kỳ thi lên đai lần này cũng nhằm đánh giá công tác huấn luyện của các đơn vị, cũng như kiểm tra trình độ chuyên môn của các võ sinh đang tham gia tập luyện bộ môn võ cổ truyền trong thời gian qua. Từ đó, sẽ rút ra những kinh nghiệm quan trọng trong huấn luyện, đào tạo võ sinh, tiệm cận với...

Bình Thuận có thêm một bảo vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 13

BTO-Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 13) năm 2024. Trong 33 bảo vật đợt này, Bình Thuận có thêm 1 bảo vật đó là Tượng Avalokitesvara Bắc Bình niên đại Thế kỷ VIII - IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận. Như vậy đây là bảo vật quốc gia thứ 2 của tỉnh được công nhận sau Linga vàng phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất