Powered by Techcity

Chú Mười Bầu và bài thơ Con kiến

Ấp Cây Găng, làng tôi là một làng chài lưới. Sống hiền hòa ở một vùng biển. Nơi đây có mũi điện Kê Gà, Hòn Một, Hòn Lan… đã một thời chúng tôi vui đùa dưới những rặng dừa quanh năm rợp bóng mát và những đồi cát trắng cao vút, mà trong những đêm trăng sáng, leo lên động cát chúng tôi tưởng có thể vớ được trăng!

Bình dị và quạnh hiu.

Quanh năm dân làng ngụp lặn trong biển để đánh bắt cá tôm. Cái của trời cho ấy tưởng như vô tận để nuôi sống từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhưng đến năm 1947, vì chiến tranh Việt Pháp dân làng tôi bỏ biển lên rừng, và cũng kể từ đó là những chuỗi ngày dài cơ cực, nghèo đói đã bao trùm lên đầu, lên cổ dân làng tôi. Kiếm ăn bằng cách phá rừng, đốt rẫy, trồng tỉa, hái lượm để sinh tồn và phải thay đổi chỗ ở quanh năm để tránh những cuộc truy lùng của giặc Pháp.

lang-cahi.jpg

Lũ chúng tôi, vài mươi đứa trẻ lớn tồng ngồng, nhưng tắm mưa vẫn ở truồng không biết mắc cỡ, còn rượt đuổi nhau chọc phá cho vui, còn thách đố nhau “thằng nào tắm mưa lâu, mà không rét run”. Còn mấy đứa con gái đứng nhìn cười lòi răng sún. Chúng tôi, hàng ngày lang thang trong rừng để bắt chim, hái trái, ra đồng lật bãi cứt trâu tìm dế để đá.

Thế rồi, có những ngày bộ đội qua làng, chúng tôi thấy lạ, hỏi thăm mới biết các chú đi đánh Tây. Hỏi đánh ở đâu, thì các chú nói, chỗ nào có Tây thì đánh! Rồi các chú tập đàn, tập hát và các chú hỏi, các cháu đã biết đọc, biết viết chưa? Chúng tôi trả lời rằng, đâu có ai dạy mà biết?

Cuối năm 1948. Một ngày đầu xuân, chúng tôi nghe tiếng loa vang vang… “Các cháu phải đi học…”. Trong cái cảm giác vừa lạ, vừa sợ, chúng tôi ngập ngừng đến trường. Nói trường, chớ thật ra nơi học là những dãy bàn ghế được bện bằng tre, cây tạp, không có mái lợp, chỉ nhờ tàn cây cổ thụ che nắng. Ngày nắng đi học, ngày mưa nghỉ.

Người thầy đầu tiên của chúng tôi là chú Mười Bầu, mặc dù chú làm thầy, nhưng cả làng không ai gọi chú là thầy, kể cả chúng tôi. Chú Mười Bầu, cái tên thân thương và quen thuộc, cho nên không ai gạn hỏi chú về trình độ học vấn, quê quán, xuất thân… chỉ biết rằng chú ở trong bưng Cò-Ke (Mật khu cách mạng thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) từ lúc chúng tôi chưa sinh ra. (Tôi đã từng lùa trâu vào bưng Cò-Ke, hái trái cò-ke làm đạn bắn ống thụt – một loại súng làm bằng ống tre – bắn trái cò-ke bằng cách thụt nghe nổ lốp -bốp, có khi chúng tôi dàn trận, bắn trúng “địch” cũng đau điếng!).

Chú Mười Bầu đi dạy chỉ mặc duy nhất bộ đồ bà ba đen đã nhuốm màu thời gian bạc phếch! Chú bảo có hai thứ giặc phải diệt cho bằng được là giặc dốt và giặc Pháp. Giặc Pháp thì đã có người lớn lo, các cháu còn nhỏ thì phải lo diệt giặc dốt. Sau này chúng tôi được biết chú là người thầy đã từng dạy các lớp đàn anh của chúng tôi “tốt nghiệp” xong, đi đánh Tây rồi!

Một hôm chờ cả lớp đông đủ, chú nói chú sắp đi xa. Hỏi chú đi đâu, chú cười không nói. Trước lúc đi mười hôm, chú nói rằng các cháu đã biết đọc, biết viết rồi, chú chép cho các cháu bài thơ “Con kiến”. Chú nhấn mạnh rằng các cháu phải học thuộc lòng, lớn lên các cháu sẽ thấy lòng yêu nước trong bài thơ “Con kiến” ấy.

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua rồi, bài thơ “Con kiến” tôi vẫn còn nhớ như in: “Bạn hẳn có nhiều khi hay để ý/ Đàn kiến con lí nhí chạy ven tường/ Đừng khinh nó loài kiến sầu bí tí/ Nó như người cũng có một quê hương/ Nó như người có Tổ quốc yêu thương/ Và biết chết với tinh thần chiến đấu/ Giang san kiến: Một gốc cây bên bờ dậu/ Gò đất cao kiên cố kiến xây thành/ Có lũy cao hào rộng đắp xung quanh/ Có cả lính đi tuần canh bốn mặt/ Quân tuần tiễu đi tuần canh nghiêm ngặt/ Ai đi qua cũng xét hỏi hẳn hòi/ Nước phú cường dân sự khắp nơi nơi/ Đi lại lại công việc làm tấp nập/ Và xe cộ và thợ thuyền chật đất/ Đời yên vui và thiên hạ thái bình/ Bỗng ngày kia có một đứa trẻ ranh/ Đã ngạo mạn bước vào trong bờ giậu/ Còi báo động cả châu thành hiền hậu/ Còi vang vang còi lệnh tổng động viên/ Nào phu phen nào lính tráng thợ thuyền/ Vì non nước đã sẵn sàng cảm tử/ Chân thằng bé như quả bom nguyên tử/ Rơi trên thành giẫm bẹp vạn nuôn dân/ Cả góc thành của nước kiến cỏn con/ Đã tan nát dưới bàn chân tàn bạo/ Nhục non nước cả quốc dân say máu/ Lăn xả vào thằng bé bạo tấn công/ Thằng bé đau nó nổi giận điên cuồng/ Quơ chiếc chổi đập tan tành tổ kiến/ Qua ngày sau mời bạn trở lại đây/ Cũng nơi này bên bờ giậu dưới gốc cây/ Loài kiến lửa đang hiền lành làm tổ/ Bạn bạo gan hãy để chân vào thử/ Dù bàn chân tàn bạo ngày hôm qua/ Dù bàn chân đã đạp đổ san hà/ Loài kiến lửa vẫn sẵn sàng chiến đấu/ Đừng tưởng nó hiền lành và bé nhỏ/ Đem lòng khinh và đem sức bạo tàn/ Có dễ gì chinh phục một giang san/ Một dân tộc đã nghìn đời chiến thắng” (Ngọc Cung – Nhà thơ Tiền chiến).

Chúng tôi đã thuộc lòng bài thơ “Con kiến”, rồi chia tay thầy rời khỏi mái trường “biết đọc biết viết” và thầy trò mỗi người mỗi ngả trong thời chiến tranh sinh ly tử biệt.

Sau 1975, hòa bình, tôi về quê tôi là xã Văn Mỹ, ấp Cây Găng (bây giờ là xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) tôi đi tìm hỏi thăm chú Mười Bầu, nhưng những người ở thời chú cũng đã qua đời, và một số thất lạc vì chiến tranh, còn lại một vài người nhớ mang máng rằng chú Mười Bầu đã thành người thiên cổ sau Đình chiến 1954.

Con thành kính đốt mấy nén nhang tưởng nhớ chú, người thầy đầu tiên của con, và xin biết ơn nhà thơ Ngọc Cung đã gieo trong lòng chúng tôi yêu nước qua bài thơ “Con kiến” từ những ngày kháng chiến bùng nổ.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá

Căn cứ Công văn số 1141/UBND-KT V/v Kế hoạch tài chính năm 2024 ngày 29/3/2024 của UBND tinh Bình Thuận của Công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước. Căn cứ Công văn số 4186/UBND-KT ngày 04/11/2021 của UBND tinh Bình Thuận về việc định giá bán đầu giá gỗ rừng trồng...

Nhất cự ly và phát triển du lịch phía nam tỉnh

Dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay, tuyến Hàm Kiệm – Tiến Thành thông xe với điểm đầu của tuyến ngay tại km 14, xã Hàm Kiệm. Tức khi đổ xuống từ cao tốc đến km 14 Hàm Kiệm, các xe sẽ băng qua quốc lộ 1A để vào làn đường Hàm Kiệm – Tiến Thành luôn, dẫn đến NovaWorld Phan Thiet nhanh, khi chỉ vượt qua vài km. ...

Lên rừng chiếu phim màn ảnh rộng

Chiếc xe jeep A2 cũ kỹ đưa chúng tôi từ con đường trải nhựa vào đường đất đỏ gồ ghề, rồi vượt qua đường sắt ga Sông Phan chạy vào rừng trên con đường mòn lầy lội lúc ấy. Chiếc xe bị kẹt trong đám bùn, anh em xuống xe khuân vác...

“Lá phổi xanh” trong lòng thị trấn

Du khách thập phương biết nhiều hơn về núi Tà Cú kể từ năm 1996, cứ vào mỗi dịp xuân về, Hội thi leo núi Tà Cú, huyện Hàm Thuận Nam lại được tổ chức. Ban đầu, đây chỉ là cuộc thi cấp huyện của tỉnh Bình Thuận, nhưng đến nay quy mô đã được mở rộng đến các tỉnh Tây Nguyên và khu vực Đông Nam bộ. Cuộc thi leo núi Tà Cú không chỉ có ý nghĩa...

385 vận động viên chinh phục đỉnh Tà Cú xuân Giáp Thìn 2024

BTO-Sáng 16/2, Giải leo núi Tà Cú mở rộng huyện Hàm Thuận Nam – Bình Thuận lần thứ 26 năm 2024, đã diễn ra tại thị trấn Thuận Nam - huyện Hàm Thuận Nam. Dự lễ khai mạc, có đồng chí Đặng Hồng Sỹ - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,...

Cùng tác giả

Hoa hậu Ý Nhi gây sốc với trang phục táo bạo

video-embed-169"> Lê Dũng Ảnh: BTC Hoa hậu Ý Nhi ấn tượng bên Nam vương Thế giớiHoa hậu Thế giới Krystyna Pyszková, Toni-Ann Singh cùng các hoa, á hậu Việt Nam như Ý Nhi, Thiên Ân, Thanh Thuỷ… tham dự sự kiện Vietnam Beauty Fashion Fest 2024 ở TPHCM. Nguồn: https://vietnamnet.vn/hoa-hau-y-nhi-gay-soc-voi-trang-phuc-tao-bao-2344775.html

Đảm bảo tính minh bạch trong áp dụng thuế

BTO-Tham gia thảo luận dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào sáng nay 22/11, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận - Bố Thị Xuân Linh bày tỏ thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh khẳng định, việc xây...

Nên bổ sung pháo hoa vào hàng hoá áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt

BTO-Sáng nay 22/11, Quốc hội làm việc tại Tổ thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận tham gia thảo luận tại Tổ 15. Tham gia góp ý, đại biểu Đặng Hồng Sỹ - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc...

22 đội bóng tranh Cúp BTV năm 2024

BTO-Tối 21/11, Lễ khai mạc Giải Bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng – Cúp BTV đã chính thức diễn ra tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể thao tỉnh Bình Thuận. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể dự. Giải...

Đọc “Nguyệt chính xuân” lắng khúc tâm tình cùng nhà thơ Đài Nguyên Vu (1939

Trong những cây bút thơ Bình Thuận xuất hiện trên thi đàn miền Nam trước năm 1975, Đài Nguyên Vu (tên thật Tôn Thất Trâm) đã chọn cho mình một giọng điệu riêng biệt. Khác với giọng thơ hào sảng, tài hoa, đầy khẩu khí của Nguyễn Bắc Sơn; thơ Đài Nguyên...

Cùng chuyên mục

22 đội bóng tranh Cúp BTV năm 2024

BTO-Tối 21/11, Lễ khai mạc Giải Bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng – Cúp BTV đã chính thức diễn ra tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể thao tỉnh Bình Thuận. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể dự. Giải...

Đọc “Nguyệt chính xuân” lắng khúc tâm tình cùng nhà thơ Đài Nguyên Vu (1939

Trong những cây bút thơ Bình Thuận xuất hiện trên thi đàn miền Nam trước năm 1975, Đài Nguyên Vu (tên thật Tôn Thất Trâm) đã chọn cho mình một giọng điệu riêng biệt. Khác với giọng thơ hào sảng, tài hoa, đầy khẩu khí của Nguyễn Bắc Sơn; thơ Đài Nguyên...

Bình Hưng – Hưng Long: Qua trang lịch sử… Kỳ 1

Theo kế hoạch sắp xếp các Đơn vị hành chính cấp xã của TP. Phan Thiết trong giai đoạn 2023 - 2025, sắp tới phường Bình Hưng và Hưng Long sẽ sáp nhập lại thành phường Bình Hưng mới có diện tích tự nhiên là 1,59 km², quy mô dân số...

Dạ thưa cô!

(Kỷ niệm một thời thơ ấu cắp sách đến ngôi trường nằm sát mé biển thuộc ấp Cây Găng, xã Văn Mỹ, quận Hàm Tân (nay xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận). - Dạ thưa cô, đi học cần phải có khai sinh, còn đi biển đánh cá...

Ấm áp chương trình nghệ thuật  “Hướng về cội nguồn”

BTO-Tối 20/11, trong không khí thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Bác Hồ dừng chân dạy học tại Phan Thiết (1910 – 2024), chào mừng kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), UBND thành phố Phan Thiết tổ chức chương trình ca nhạc “Hướng về cội nguồn”. ...

Sôi nổi Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở xã La Dạ

BTO-Nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở La Dạ, thể hiện sức mạnh đoàn kết vượt qua mọi khó khăn để xây dựng La Dạ ngày càng phát triển. La Dạ là một trong những xã vùng cao của huyện Hàm Thuận Bắc, Bình...

Triển lãm ảnh “Tấm gương bình dị mà cao quý tỉnh Bình Thuận”

BTO-Từ ngày 18/11 đến ngày 1/12, trong khuôn viên Khu Di tích Dục Thanh, Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận tổ chức triển lãm ảnh “Tấm gương bình dị mà cao quý tỉnh Bình Thuận”. Sự kiện nhằm chào mừng Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005– 23/11/2024) gắn với Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 – 2024). ...

Nhân dân Ku Kê vui ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

BTO-Ku Kê, thôn đồng bào dân tộc thiểu số của xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận vừa tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Dự ngày hội, có ông Nguyễn Quốc Việt, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh. Tại ngày hội...

Bế mạc giải “Marathon Phan Thiết – Hành trình xanh” lần 2

Giải “Marathon Phan Thiết – Hành Trình Xanh” lần 2 với sự tham gia của hơn 3.000 vận động viên trong cả nước. Giải chính thức khởi tranh vào sáng ngày 17/11, với 5 cự ly: 5 km, 10 km, 21 km, 30 km và 42 km. Lộ trình đường đua sẽ trải dài dọc cung đường Lạc Long Quân, TL 719, ĐT 719B, đường nội bộ thuộc dự án Novaworld Phan Thiet.… Cùng song hành với mùa giải năm...

Hơn 3000 vận động viên tranh giải “Marathon Phan Thiết – Hành trình xanh”

BT0 - Chiều ngày 16/11, Ban tổ chức Giải “Marathon Phan Thiết – Hành Trình Xanh” lần 2, năm 2024 tổ chức lễ khai mạc Giải “Marathon Phan Thiết – Hành Trình Xanh” lần 2 – năm 2024. Cùng song hành với mùa giải năm nay, Ban tổ chức cũng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất