Powered by Techcity

Chăm lo giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN) đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển. Nhờ đó, sự nghiệp GD&ĐT vùng DTTS, MN trong tỉnh đã có những chuyển biến đáng kể.

Chuẩn bị tốt cho trẻ dân tộc thiểu số vào lớp 1

Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh vùng DTTS giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến 2025” được các trường thực hiện thông qua nhiều giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh DTTS, bảo đảm cho học sinh đạt chuẩn năng lực tiếng Việt của mỗi lớp. Theo đó, các trường đã tổ chức dạy học chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh lớp 1 trong hè; tổ chức tập huấn cho 100% viên chức quản lý, giáo viên về dạy học tiếng Việt cho học sinh DTTS. Cùng với đó, xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh thông qua các hoạt động dạy học tiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục như tổ chức các trò chơi học tập, dạy học tăng thời lượng, các hoạt động giao lưu tiếng Việt… Kết quả, năm học 2022 – 2023 có 11.260/11.551 học sinh DTTS hoàn thành chương trình lớp học, đạt tỷ lệ 97,5%.

437acfa3-7611-4a70-a2fd-bb11ed3f6874.jpeg
1 tiết dạy học tại Trường THTHCS Đông Tiến

Cùng với đó, các cơ sở giáo dục tiểu học tổ chức dạy và học tiếng DTTS phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu của học sinh. Theo đó, cấp tiểu học toàn tỉnh có 4 huyện, 12 trường, 152 lớp với 3.679 học sinh học tiếng Chăm. Các đơn vị triển khai dạy học tiếng Chăm 2 – 4 tiết/tuần phù hợp với thực tiễn nhà trường. Kết quả, có 3.674/3.679 học sinh hoàn thành chương trình tiếng Chăm, đạt tỷ lệ 99,9%. Ngoài ra, các trường còn tăng cường tổ chức chuyên đề, xây dựng các hoạt động mẫu về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, chú trọng giáo dục kỹ năng xã hội cần thiết để chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1.

Quan tâm đầu tư giáo dục vùng DTTS, MN

Bên cạnh đó, mạng lưới trường, lớp học, nhất là các trường học có đông học sinh DTTS được quan tâm đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, đảm bảo đủ điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt, hệ thống giáo dục chuyên biệt (trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú) ngày càng phát huy hiệu quả tích cực. Các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên và người học là người DTTS được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh học 2 buổi/ngày, các trường đều có các phòng học bộ môn để cho các em học thực nghiệm các môn học thực hành. Bố trí hợp lý các khu ký túc xá, nhà ăn trong khuôn viên diện tích của trường, đáp ứng nhu cầu ăn ở nội trú và vui chơi cho học sinh. Ngoài ra, các địa phương đã giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách khác theo quy định của Trung ương và quy định của tỉnh liên quan giáo viên và học sinh như chế độ phụ cấp cho giáo viên, chế độ hỗ trợ cho việc tổ chức dạy tiếng Chăm, chế độ cho học sinh dân tộc rất ít người, chế độ hỗ trợ sách, vở, gạo, ăn trưa cho học sinh miền núi, chế độ học sinh khuyết tật…

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội cùng Hội Khuyến học các cấp, Quỹ “Tiếp bước cho em đến trường”, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực tham gia vận động trẻ em đến lớp, trở lại trường; xây dựng, duy trì nhiều mô hình giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo, học sinh DTTS… Nhờ đó, tỷ lệ học sinh đến trường tăng cao, học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm. Minh chứng, tỷ lệ học sinh DTTS, MN bỏ học hàng năm giảm rõ rệt; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT tăng, riêng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT của học sinh dân tộc nội trú trong 3 năm, tính từ năm 2021 đạt 99,63%; năm học 2022 và năm 2023 đạt 100% tăng 0,37% và giữ vững tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm…

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, bên cạnh những kết quả đạt được hiện có nhiều giáo viên chưa được đào tạo tiếng dân tộc đạt chuẩn theo quy định. Vì thế chưa có chuyên môn chuyên sâu về môn học này, giáo viên dạy tiếng DTTS hiện tại chủ yếu bồi dưỡng, tập huấn tại địa phương. Mặt khác, nhà giáo đều công tác ở vùng DTTS như nhau, nhưng chính sách chỉ áp dụng ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, còn vùng DTTS, MN thì không được hưởng chính sách.

Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo vùng DTTS, MN, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống và mạng lưới cơ sở giáo dục, đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học. Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện linh hoạt các chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện học tập của người học gắn giáo dục với thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương. Cùng với đó, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đủ về số lượng, chuẩn về nghề nghiệp, hợp lý về cơ cấu. Thực hiện đầy đủ chính sách cho người dạy và người học. Tăng cường đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất cho giáo dục dân tộc…

Nguồn

Cùng chủ đề

Chương trình phát triển kinh tế

Theo kế hoạch của UBND tỉnh, trong năm 2023 Bình Thuận sẽ thực hiện 10 dự án quan trọng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT -XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình). Một trong những mục tiêu quan trọng là tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT...

Cùng tác giả

Hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không Phan Thiết

Để sớm điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án, Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận và các bộ, ngành liên quan thực hiện các nội dung sau: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận chỉ đạo Tư vấn hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án, xác định rõ tài sản dùng chung (đất quốc phòng, tài sản do quân đội đầu tư), cơ chế khai thác lưỡng dụng,...

Cho thôi làm nhiệm vụ với một đại biểu Quốc hội

NLĐO) – Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết cho ông Dương Văn An, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội Ông Dương Văn An Chiều 15-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp để xem xét, quyết định về việc cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Dương Văn An thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc. Theo đó,...

Khu vui chơi hơn 32 ha bỏ hoang 10 năm ở TP Phan Thiết

Chiều 15-1, tại buổi họp báo kinh tế – xã hội tỉnh Bình Thuận năm 2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận thông tin về Dự án Khu vui chơi giải trí Suối Cát (xã Tiến Lợi, TP Phan Thiết) bỏ hoang 10 năm. Tháng 7-2005, Dự án Khu vui chơi giải trí Suối Cát được UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty TNHH Suối Cát. Dự án được cấp Giấy...

‏Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận – Địa chỉ y tế tin cậy của người dân Ninh Thuận‏

‏Đa Khoa Bình Thuận - Nâng tầm chất lượng dịch vụ y tế hiện đại‏‏Nằm tại số 02 Nguyễn Gia Tú, Phú Thủy, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận, Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận được xây dựng với tiêu chí trở thành điểm đến y tế đáng tin cậy cho cộng đồng. ‏Đa Khoa Bình Thuận – Nơi khám chữa bệnh uy tín cho người dân Ninh Thuận.‏‏Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận - Lựa chọn ưu tiên...

Chủ tịch huyện cho phép “tác động sớm dự án” là chưa đúng

Ngày 15-1, Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận có thông tin phản hồi Báo Người Lao Động liên quan đến việc xử lí căn biệt thự xây dựng trái phép tại huyện Tánh Linh. Theo Sở Xây dựng Bình Thuận, chủ căn biệt thự là ông Cao Thanh Sang (trú xã Gia An, huyện Tánh Linh) có xin chuyển đổi mục đích sử dụng công trình thành Dự án đầu tư Khu dịch vụ trưng bày sản phẩm truyền thống...

Cùng chuyên mục

‏Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận – Địa chỉ y tế tin cậy của người dân Ninh Thuận‏

‏Đa Khoa Bình Thuận - Nâng tầm chất lượng dịch vụ y tế hiện đại‏‏Nằm tại số 02 Nguyễn Gia Tú, Phú Thủy, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận, Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận được xây dựng với tiêu chí trở thành điểm đến y tế đáng tin cậy cho cộng đồng. ‏Đa Khoa Bình Thuận – Nơi khám chữa bệnh uy tín cho người dân Ninh Thuận.‏‏Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận - Lựa chọn ưu tiên...

Làng nghề bánh tráng Chợ Lầu tất bật phục vụ tết

Chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề bánh tráng truyền thống ở Chợ Lầu, huyện Bắc Bình đang tăng tốc sản xuất phục vụ thị trường tết. Làm không kịp giao Những ngày này đến làng nghề bánh tráng Chợ Lầu, huyện Bắc Bình, Bình...

Hiệu quả từ giống mì HN1 kháng bệnh khảm lá virus

Khi sắc xuân đã ngập tràn trên mọi miền, với những người nông dân trong tỉnh, sự phấn khởi còn được gửi gắm ở những vụ trồng mì được mùa, được giá, gia tăng lợi nhuận. Nông dân Phan Văn Huy, thôn 1, xã Tân Hà, Đức Linh cũng không giấu được niềm vui và sự kỳ vọng khi hơn 1 ha mì giống mới HN1 thực hiện theo mô hình vào năm 2024 đạt hiệu quả vượt trội,...

Tăng tốc phát triển kinh tế Bình Thuận

Theo dự thảo Chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Bình Thuận năm 2025 của UBND tỉnh, tới đây địa phương sẽ tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GRDP phấn đấu đạt 10% theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. ...

Phát triển sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực ngay từ đầu năm 2025

BTO - Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và chuẩn bị, củng cố các yếu tố nền tảng, làm tiền đề để tự tin bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc. ...

Quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chống khai thác IUU

BTO-Là một trong những chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Hội nghị lần thứ XII về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) được tổ chức sáng 14/1. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến các tỉnh, thành phố ven biển. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bình Thuận có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải, lãnh đạo các...

Nhiều sản phẩm chủ yếu tăng so cùng kỳ

Theo số liệu thống kê vừa công bố, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn Bình Thuận tính chung cả năm 2024 tăng xấp xỉ 11% so với năm trước đó. Mức tăng này chủ yếu do sự đóng góp từ ngành sản xuất - phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí cũng như sự phục hồi của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. ...

Sở Giao thông Vận tải thông báo dừng tiếp nhận cấp đổi Giấy phép lái xe

Đầu năm 2025, nhu cầu cấp đổi Giấy phép lái xe tăng đột biến trong phạm vì cả nước; các nguyên vật liệu phụ kèm in giấy phép lái xe bằng vật liệu PET (Ribbon màu YMCK-K, Cuộn Phim trung gian...) phải thực hiện đấu thầu cung cấp theo quy định nhưng việc đấu thầu chưa được thực hiện kịp thời. Hiện nay, số lượng phôi, nguyên vật liệu đính kèm còn tồn số lượng ít của năm 2024...

Chung sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tại Đại hội XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi…”. Theo đó, các địa phương đã và đang tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó...

Vốn chờ người vay

Những năm trước, vào thời điểm này các tổ chức tín dụng (TCTD) khá bị động trong khoản giải ngân cho khách hàng. Nhưng năm nay, khác với mọi năm, hầu hết TCTD trên địa bàn đều có nguồn vốn dồi dào sẵn sàng giải ngân cho khách hàng vay vốn để đầu tư cho dịp Tết Nguyên đán... ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất