Powered by Techcity

Cảm xúc tháng bảy

Tháng bảy. Mưa. Thành phố Đà Lạt nơi tôi sinh sống và làm việc đang chìm trong những cơn mưa rả rích kéo dài. Nước ngập nhiều tuyến phố, sạt lở nhiều ta luy; trôi nhà, chết người, một số cán bộ bị đình chỉ công tác, truy tố trách nhiệm.

Nông sản những nơi ngập nước gần như mất trắng. Chắc là do biến đổi khí hậu, nên cứ sau 12 giờ trưa, bầu trời xám đen sà xuống thấp. Mưa trắng trời, nước xối xả và những trận mưa kéo dài. Mưa làm cho đường phố chật chội hơn khi nhiều ô tô ra đường khiến cho giao thông chậm chạp, mặc dù trên đường đi ai cũng vội vã trong không gian âm u ảm đạm. Và, mưa gợi bao nỗi niềm cho những người con xa quê hương như tôi. Nỗi nhớ quê trong những ngày tháng bảy gieo vào hồn tôi rất nhiều những vui buồn lẫn lộn.

mua-thang-7.jpg
Ảnh minh họa

Quê tôi trước đây, tháng bảy về, mưa làm những con đường đất ở làng nhão nhoẹt bùn đất, nước đọng thành từng vũng trắng mặt đường. Những đêm không trăng khi đi trên đường làng luôn lẩm bẩm câu thành ngữ mà ông cha ta đúc kết từ kinh nghiệm của cuộc sống: “Trời mưa tránh trắng, trời nắng tránh đen”. Vì khi trời mưa những nơi trắng là vũng nước đọng, đi vào đó sẽ ướt quần áo; trời nắng những nơi đen là bùn đất đi vào đó sẽ dính sình lầy. Trước đây cha mẹ tôi là nông dân, ngày nắng thì trông mưa cho đất trời tươi mát, cây cối xanh tốt, mùa màng bội thu. Nhưng mưa nhiều thì gợi bao nỗi lo trong lòng vì lo lũ lụt mất mùa, lo mưa dầm lúa gặt về không phơi khô được, bị nẩy mầm; lo mái tranh nghèo xiêu vẹo mưa đêm dột ướt cả nhà không có nơi để ngủ… Tôi xa quê hương đã hơn 30 năm, nhưng khi đến tháng bảy mùa mưa thì tâm hồn luôn bâng khuâng nhớ về những tháng ngày vất vả nơi quê nghèo dấu yêu, có vô vàn kỷ niệm. Có những đêm tháng bảy, trời không mưa nhưng bị mất điện; buổi tối cả nhà trải chiếu ra ngoài sân quây quần bên nhau, hóng mát. Trẻ nhỏ thì nghe bà kể chuyện cổ tích “Cô tấm thảo hiền”, “Thạch Sanh – Lý Thông”, “Sơn Tinh – Thủy Tinh”, “Bánh chưng bánh giầy…”; các anh chị thanh niên thì đàn hát cho nhau nghe những bản tình ca hoặc chuyện trò với nhau về công việc của ngày hôm nay và tính chuyện ngày mai ai sẽ làm gì?… Đến bây giờ những khoảnh khắc ấy luôn ẩn hiện trong tôi, lúc nhớ trọn vẹn; có lúc quên đi khúc đầu, khúc đuôi. Nhưng những khoảnh khắc xa xưa đó là thời điểm hạnh phúc nhất của tuổi thơ tôi. Sau này lớn lên tôi không thể tìm được lại nó, dù chỉ một lần khi sống giữa thành phố mộng mơ. Năm tháng nghèo đói, thiếu thốn rồi cũng qua đi, cuộc sống sum họp gia đình có đủ cha, mẹ; anh chị em rồi cũng dần chia xa theo năm tháng; mái tranh nghèo rồi cũng chuyển sang những ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi nhưng lại vắng tiếng cười.

Cùng với quy luật tự nhiên, tôi cũng đã lớn lên theo thời gian và tháng bảy gắn liền với bản thân tôi như một định mệnh. Sau khi tốt nghiệp đại học ra trường, tôi tìm được việc làm trong ngành Lao động – Thương binh và Xã hội; nên tháng bảy, tháng tri ân, tháng đền ơn đáp nghĩa, tháng của những tưởng nhớ và hoài niệm trong dạt dào cảm xúc thiêng liêng. Đây là khoảng thời gian mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta lại tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đầy tình nghĩa đối với các thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Theo suốt chiều dài lịch sử của đất nước, truyền thống “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” đã được các thế hệ người Việt Nam xây dựng, gìn giữ để tri ân sự mất mát của những người đã hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc cả nước có hàng triệu con em nước Việt hăng hái lên đường cầm súng chiến đấu trên khắp các chiến trường; nhiều người đã anh dũng hy sinh, hoặc để lại một phần trên cơ thể của mình, trở thành thương binh – bệnh binh, nạn nhân của chất độc da cam ở bản thân mà nhiều thế hệ con cháu sau này. Phong trào phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”; danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” được Nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Những thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến đã tham gia các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; người có công, thân nhân người có công với cách mạng được Nhà nước quan tâm chi trả trợ cấp hàng tháng; hưởng chế độ bảo hiểm y tế, chế độ mai táng phí khi từ trần… là những chính sách đã theo tôi suốt gần 30 năm công tác.

Năm nay, tháng bảy về với những giọt mưa trên vùng đất Tây nguyên rả rích, ngập lụt, sạt lở… khác thường, làm tâm hồn tôi chạnh lòng; nghỉ nhiều hơn, lo nhiều hơn cho một tương lai phía trước về sự tàn phá thiên nhiên của con người. Sự biến đổi khí hậu là không thể tránh khỏi. Mùa màng sâu bệnh nên cây trái không được tươi tốt là một nỗi lo rất lớn của người nông dân. Đọc bài báo “Thanh long tiếp diễn điệp khúc… mất giá?” trên báo Bình Thuận của tác giả Kiều Hằng có đoạn: “Mấy ngày qua, không khó để nhìn thấy tại các vùng trồng thanh long, hình ảnh nông dân thu hoạch trái rồi chất đống ngay tại gốc trụ, hay chở đi đổ bỏ ven đường. Theo tìm hiểu, đây là lượng thanh long chính vụ, khi thu hoạch bị nhiễm đốm nâu nên thương lái loại ra không mua vì không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, chỉ được bán với giá từ 2.000 – 3.000 đồng/kg…”. Tôi nghe thấy thật chạnh lòng, thương xót cho nông dân quê hương Bình Thuận nói riêng và nông dân cả nước nói chung. Chất lượng của nông sản không tốt một phần do biến đổi khí hậu “mưa không thuận, gió không hòa”, phát sinh nhiều côn trùng phá hoại mùa màng, cây trái không được tốt tươi mặc dù nông dân đã cố gắng hết sức trong việc chăm sóc.

Tháng bảy về, khi tuổi thơ các em đã tạm giã từ đèn sách, hy vọng của tôi là các em học sinh có những chuyến tham quan, học tập ngoại khóa vui vẻ cùng với gia đình. Người nông dân sẽ vượt qua muôn vàn khó khăn trong lao động sản xuất để vươn lên trong cuộc sống. Đặc biệt nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023) những bông hoa tươi thắm và những nén nhang ân tình được dâng lên trên các đài tưởng niệm và nghĩa trang liệt sĩ trên cả nước để tri ân những người con đất Việt thân yêu “vì nước quên thân mình” cho độc lập dân tộc, thống nhất đất nước như ngày hôm nay.

Nguồn

Cùng chủ đề

Cung đèo “uốn mình” qua khu rừng già

Đèo Đại Ninh không phải là nơi cao nhất của núi rừng Phan Sơn, Phan Lâm, song đây là đỉnh của tuyến quốc lộ 28B nối liền 2 tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng, điểm đầu là thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình, điểm cuối tiếp giáp với quốc lộ 20 thuộc xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), có chiều dài gần 70 km. ...

Khởi tranh Giải quần vợt ngành trang trí nội thất Trung Nam bộ

Giải quần vợt ngành trang trí nội thất Trung Nam bộ và Tây Nguyên lần thứ 15 sẽ diễn ra trong 2 ngày (16 và 17/3/2024), tại sân Tín Nghĩa (TP. Phan Thiết). Giải được tổ chức nhằm tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo...

Sau Lễ công bố Quy hoạch là sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị

Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra vào ngày 28/2 vừa qua đảm bảo chu đáo, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với nhân dân và các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chính quyền, nhân dân tỉnh Bình Thuận và là tiền đề quan trọng để tỉnh hiện thực hóa tiềm...

Bế mạc giải quần vợt Ngành Trang trí nội thất

Tối 4/11, BTC Giải Quần vợt ra mắt CLB Ngành Trang trí Nội thất Bình Thuận đã tổ chức bế mạc và trao giải sau một ngày thi đấu. Đến dự có ông Võ Thành Công – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Phó Chủ tịch Liên đoàn Quần vợt tỉnh. ...

Khởi tranh giải quần vợt Ngành Trang trí nội thất

Giải Quần vợt ra mắt CLB Ngành Trang trí Nội thất Bình Thuận sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 4/11, tại TP. Phan Thiết. Đây là giải nằm trong hệ thống giải của ngành Trang trí Nội thất miền Trung Nam bộ và Tây Nguyên được Liên đoàn Quần vợt Bình...

Cùng tác giả

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng lần thứ nhất

Ngày 11/2/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Quyết định số 2161 quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy Bình Thuận. Tại thời điểm thành lập, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh có 23 tổ chức cơ sở Đảng và 564 đảng viên. Theo Đề án, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh có 4 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan...

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Xứ sở tình đời

Tôi về đây sinh sống gần nửa thế kỷ, nơi miền duyên hải cực Nam Trung bộ, xứ sở hiền hòa: Bình Thuận. Nơi giao lưu văn hóa từ các vùng miền Bắc, Trung, Nam, họ mang theo tên ấp tên làng, phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, nếp sống quê nhà, về đây hòa quyện với văn hóa bản địa, tạo nên diện mạo một vùng văn hóa hết sức đa dạng. ...

NGÔ VĂN TUẤN – những trang thơ với cố hương

Địa danh Bình Thuận ổn định về cấp tỉnh kể từ năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt phủ Bình Thuận, sau đó cải phủ Bình Thuận làm tỉnh Bình Thuận, đến nay cũng trên 200 năm. Từ nhiều thế hệ, dân cư các vùng miền hội nhập đã tạo nên...

Cùng chuyên mục

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Xứ sở tình đời

Tôi về đây sinh sống gần nửa thế kỷ, nơi miền duyên hải cực Nam Trung bộ, xứ sở hiền hòa: Bình Thuận. Nơi giao lưu văn hóa từ các vùng miền Bắc, Trung, Nam, họ mang theo tên ấp tên làng, phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, nếp sống quê nhà, về đây hòa quyện với văn hóa bản địa, tạo nên diện mạo một vùng văn hóa hết sức đa dạng. ...

NGÔ VĂN TUẤN – những trang thơ với cố hương

Địa danh Bình Thuận ổn định về cấp tỉnh kể từ năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt phủ Bình Thuận, sau đó cải phủ Bình Thuận làm tỉnh Bình Thuận, đến nay cũng trên 200 năm. Từ nhiều thế hệ, dân cư các vùng miền hội nhập đã tạo nên...

Rộn ràng chuẩn bị Tết Ramưwan

Tết Ramưwan (hay còn gọi là tháng chay - niệm) của đồng bào Chăm Hồi giáo Bàni ở Bình Thuận, với ý nghĩa báo công, báo hiếu về đạo lý, cội nguồn của những người còn sống đối với người đã khuất. Năm 2025, đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni sẽ bắt đầu đón Tết Ramưwan từ ngày 28/2/2025 (nhằm ngày 1/2 năm Ất Tỵ) đến hết ngày 29/3/2025 (nhằm ngày 1/3 năm Ất Tỵ). ...

Tôn vinh áo dài Việt

Đối với phụ nữ Việt Nam, áo dài là trang phục truyền thống, tôn lên nét nữ tính, sự dịu dàng của người phụ nữ. Vì vậy, áo dài thường được mặc vào những ngày đặc biệt, dịp trọng đại. Kể từ năm 2019 - năm đầu tiên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động “Tuần lễ áo dài”, hoạt động này đã trở thành sự kiện hàng năm thu hút đông đảo phụ nữ tham...

Hấp dẫn cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận

Theo ông Võ Thành Huy – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Sở VHTTDL), cho hay: Chủ đề chính của cuộc thi sẽ là những ca khúc ca ngợi, giới thiệu về truyền thống lịch sử văn hóa và đặc trưng của vùng đất, con người, tiềm năng, lợi thế của tỉnh Bình Thuận qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới nhiều thể loại khác nhau đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca,...

Khai mạc Giải Lướt ván buồm Fun Cup Mũi Né mở rộng

BTO-Sáng 14/2, tại CLB Jibe’s Beach, phường Hàm Tiến TP.Phan Thiết đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Lướt ván buồm quốc tế Fun Cup lần thứ 24 năm 2025. Đến dự có Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Ngọc Tâm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết Nguyễn Nam Long, cùng các đơn vị liên quan, các vận động viên và du khách. ...

Mùa xuân – bạn mãi trẻ: Học ăn, học nói, học gói, học mở

Mùa xuân Ất Tỵ reo vui điểm nhịp. Xuân về tết đến, nhà nhà sum vầy, người người đoàn tụ. Câu chuyện đầu xuân cũ mà rất mới, cùng bàn thêm về tuổi thọ Bạn mãi trẻ – không già. Trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi là của chính người cao tuổi và hơn thế là trách nhiệm, nghĩa vụ, tình yêu thương dành cho các đấng sinh thành từ gia đình, con cháu, của xã hội. ...

Lưu giữ văn hóa cội nguồn

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, tạo động lực cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. ...

Đọc sách về đô thị sông nước Sài Gòn nghĩ về Bình Thuận

1. Những ngày đầu năm, lần giở lại bộ Chuyên khảo bằng tranh vẽ về Đông Dương: Nam Kỳ (Monographie dessinée de l'Indochine, Cochinchine) năm 1935, chợt bồi hồi xúc động trước những bức vẽ cảnh vận chuyển nước mắm tĩn cạnh một con rạch, mà tôi đoán định có thể là từ rạch Bến Nghé. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất