Powered by Techcity

Bình Thuận và tiềm năng khai thác carbon rừng

Bình Thuận với diện tích rừng tự nhiên tương đối lớn, việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon sẽ mang lại nguồn kinh phí quan trọng cho tỉnh, để tiếp tục đầu tư vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đây cũng là một bước ngoặt, làm tiền đề cho việc khai thác tiềm năng nguồn tài nguyên carbon.

Quản lý bền vững tài nguyên rừng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay diện tích rừng trên địa bàn tỉnh là 342.127 ha, gồm rừng tự nhiên gần 297.000 ha và rừng sản xuất hơn 138.700 ha. Thời gian qua, tỉnh đã triển khai các chương trình, dự án bảo tồn, nâng cao trữ lượng carbon và quản lý bền vững tài nguyên rừng, phát triển tín chỉ carbon.

z5321707662840_11a3e48e127be23e4f0f87e8124350bf.jpg
Rừng mùa khô ở Hàm Thuận Nam

Từ đó đã đạt được một số kết quả nhất định thông qua Chương trình UN-REDD giai đoạn II – Chương trình hợp tác Liên hợp quốc về phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) ở các nước phát triển. Trong số các hoạt động, Chương trình UN-REDD đã hỗ trợ tỉnh xây dựng hồ sơ thiết kế kỹ thuật giao khoán bảo vệ rừng cho người dân tại Ban quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH) Lê Hồng Phong; BQL RPH Sông Quao. Đồng thời xây dựng hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán cho 10 ha rừng tự nhiên nghèo, rừng khộp và rừng tái sinh tham gia mô hình làm giàu rừng tại Ban QLRPH Sông Mao…

z5410069503433_24d12402133a09db9ecd8ec5e4fdc4ab.jpg
Rừng tự nhiên tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Cú

Còn tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận, hiện đang được giao quản lý gần 18.700 ha rừng, trong đó có 3.100 ha rừng tự nhiên và hơn 10.000 ha rừng trồng. Đến nay diện tích rừng đã được cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC gần 9.600 ha, trong đó rừng trồng 8.670 ha và rừng tự nhiên 889 ha. Đây là kết quả của sự chuyển đổi dần từ quản lý rừng theo cách thức truyền thống sang quản lý theo hướng hài hòa, bền vững. Cùng với việc được tiếp cận với các hoạt động nhằm phát triển tín chỉ carbon trên địa bàn tỉnh, công ty sẽ tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai, tài nguyên rừng. Đồng thời từng bước nâng cao hơn nữa giá trị rừng trồng, rừng tự nhiên trong việc bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học.

z4994993860905_b7dd6cf78025c53c9feb6cf483234f43.jpg
Bình Thuận và tiềm năng khai thác carbon rừng

Thúc đẩy phát triển tín chỉ carbon

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cuối năm 2023, Việt Nam đã chuyển giao xong 10,3 triệu tấn CO2 cho Ngân hàng Thế giới, thu về hơn 1.250 tỷ đồng. Đồng thời, xây dựng lộ trình phát triển thị trường carbon trong nước, bao gồm các vấn đề về khung pháp luật, năng lực và cơ sở hạ tầng thương mại tín chỉ carbon. Thị trường carbon phát triển mở ra cơ hội tạo nguồn lực tài chính bổ sung cho lâm nghiệp thông qua các cơ chế trao đổi, mua bán tín chỉ carbon. Được biết thời gian qua, khu vực Bắc Trung bộ bán tín chỉ carbon rừng với giá 5 USD/tấn CO2. Riêng tỉnh Quảng Trị rao bán tín chỉ carbon rừng được cấp chứng nhận FSC và hiện đang đàm phán với 1 doanh nghiệp ở Hà Lan với giá 10 USD/tấn CO2.

z5026244278144_0f8424a756edef11965e9badec5c3ee7.jpg
Quản lý bảo vệ rừng

Tại Bình Thuận, dù còn khá mới mẻ, nhưng các nội dung thảo luận tại hội thảo về “tín chỉ carbon rừng – cơ hội và thách thức” diễn ra tại TP. Phan Thiết vừa qua, với sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh đã “mở đường” thông tin rõ ràng hơn về khái niệm này. Theo đó, tín chỉ carbon là thuật ngữ chung cho tín chỉ có thể kinh doanh hoặc giấy phép đại diện cho 1 tấn CO2 hoặc khối lượng của khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2. Việc mua bán sự phát thải khí CO2 hay mua bán carbon trên thị trường được thực hiện thông qua tín chỉ. Một số lợi ích carbon chính từ rừng mang lại là giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng trữ carbon trong thân, cành, lá, rễ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách giảm nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học….

Cũng tại hội thảo này, ông Lương Thanh Sơn – Chủ tịch Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh cho biết, trong thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều đợt tập huấn về quản lý rừng bền vững, chứng chỉ rừng cho cán bộ lâm nghiệp, địa phương. Qua đó giúp các đơn vị, tổ chức cập nhật được nhiều kiến thức, nâng cao nhận thức, ý thức trong trồng rừng, nhất là vấn đề quản lý rừng bền vững. Tuy nhiên, qua triển khai thực tế hoạt động này tại các địa phương, việc triển khai cấp chứng chỉ rừng gặp khó khăn như về trình độ quản lý, nguồn kinh phí thực hiện, khó khăn trong công tác tuyên truyền, khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Do đó, việc đề xuất các giải pháp phù hợp, thiết thực góp phần thúc đẩy phát triển tín chỉ carbon rừng của tỉnh trong thời gian tới.

Từ tiềm năng sẵn có, ngành nông nghiệp tỉnh đang tiếp tục thực hiện tốt quản lý, bảo vệ, phát triển rừng thông qua các hoạt động trồng rừng, làm giàu rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên… Qua đó kỳ vọng thời gian tới Bình Thuận sẽ khai thác carbon rừng một cách hiệu quả. Việc tham gia mua bán giảm phát thải thông qua tín chỉ carbon rừng còn góp phần nâng cao đời sống và sinh kế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ sống ven rừng và giảm áp lực kinh phí đầu tư của địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.


K. HẰNG

Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo vệ rừng – sự sống còn. Bài 4

Ngày nay ở nhiều nơi con người đã không bảo vệ tốt rừng, vẫn chặt phá vô tội vạ khiến nguồn tài nguyên rừng chậm được khôi phục và dần bị suy kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi núi hoang, dẫn đến biến...

Bảo vệ rừng – sự sống còn. Bài 3

Tiếp tục sắp xếp tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý về lâm nghiệp, nhất là lực lượng được giao nhiệm vụ trực tiếp, các địa phương có diện tích rừng lớn đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Cùng với đó, bảo đảm điều kiện...

Bảo vệ rừng – sự sống còn. Bài 2

Tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu giữ ổn định tỷ lệ và nâng cao chất lượng độ che phủ rừng đạt 43% theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng...

Bảo vệ rừng – sự sống còn

“Rừng vàng, biển bạc”. Xác định bảo vệ rừng là chiến lược, sự sống còn của đất nước, dân tộc. Để mất rừng là mất tất cả. Rừng là tài nguyên, nguồn lực to lớn của đất nước, là tư liệu sản xuất quan trọng, có khả năng tái tạo, yếu tố quan trọng của môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học. Qua đó, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí...

Sức hút du lịch hồ

Nhiều hồ - thác hay ven sông dù hầu hết chưa hoàn thiện các thủ tục hành chính để kinh doanh du lịch nhưng du khách vẫn “ào ạt” tìm đến. Thậm chí có nơi chỉ trong 10 ngày Tết âm lịch đã đón hơn 10.000 lượt khách. Ở góc nhìn riêng, sức hút du lịch hồ - thác đang góp phần đa dạng hóa du lịch Bình Thuận. ...

Cùng tác giả

Thanh long Bình Thuận có mặt tại hội chợ triển lãm rau quả tại Đức

BTO-Từ ngày 5 - 7/2, tại CHLB Đức đã diễn ra hội chợ triển lãm rau quả Fruit Logistica Berlin. Đối với Việt Nam, trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt, Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) đã tổ chức cho 10 doanh nghiệp xuất nhập khẩu rau quả Việt Nam tham dự Fruit Logistica 2025, trong đó có Hiệp hội thanh long Bình...

Đảm bảo chu đáo, an toàn hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng quê hương và 135 năm ngày sinh của Bác

Tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã báo cáo nội dung các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) gắn với kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2025) và kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).Thành viên Ban Chỉ đạo 261 tỉnh và các đồng chí dự...

Về Tà Cú – tắm mát với thanh âm

Cứ mỗi độ vào xuân, Tà Cú - khu du lịch xanh và thân thiện của Hàm Thuận Nam hân hoan đón chào những bước chân hành hương. Trong 7 ngày đầu năm mới Ất Tỵ, Tà Cú có khoảng 12.000 lượt khách du lịch, viễn cảnh, hành hương đến đây. Ông...

Người diễn viên ca kịch bài chòi cả đời tâm huyết với nghệ thuật dân tộc

Nghệ sĩ Hoàng Thị Thúy Vân sinh năm 1951 tại Thọ Xuân, Thanh Hóa, tham gia hoạt động nghệ thuật ở Đoàn Ca kịch bài chòi Liên khu V từ năm 1964, khi mới 13 tuổi. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ác liệt ở miền Bắc, nghệ...

Tích cực chuẩn bị Đại hội Đảng bộ điểm cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030

Đảng bộ xã Hồng Thái, huyện Bắc Bình được Ban Thường vụ Tỉnh ủy lựa chọn tổ chức Đại hội điểm cấp cơ sở để rút kinh nghiệm trong toàn tỉnh, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đảng bộ xã Hồng Thái xác định đây là nhiệm vụ chính trị có ý...

Cùng chuyên mục

Thanh long Bình Thuận có mặt tại hội chợ triển lãm rau quả tại Đức

BTO-Từ ngày 5 - 7/2, tại CHLB Đức đã diễn ra hội chợ triển lãm rau quả Fruit Logistica Berlin. Đối với Việt Nam, trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt, Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) đã tổ chức cho 10 doanh nghiệp xuất nhập khẩu rau quả Việt Nam tham dự Fruit Logistica 2025, trong đó có Hiệp hội thanh long Bình...

Tăng cường kiểm định chất lượng trái sầu riêng xuất khẩu

Theo thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Hà Giang, hiện nay phía Trung Quốc tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm định chất lượng mặt hàng nông sản (trái sầu riêng) nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, thời gian để kiểm định chất lượng đối với các xe vận...

Đề xuất đầu tư dự án tàu chế biến hải sản trên biển

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải vừa làm việc với Công ty TNHH Hải Triều để nghe báo cáo đề xuất đầu tư dự án tàu chế biến hải sản trên biển. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương liên quan. Công ty TNHH Hải Triều...

Tập trung đầu tư hạ tầng, thu hút dự án vào các KCN Bình Thuận

BTO-Ngày 6/2, Thường trực Tỉnh ủy và lãnh đạo UBND tỉnh đã họp nghe báo cáo tình hình, kết quả thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn Bình Thuận. Cuộc họp do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hoài Anh chủ trì, cùng tham...

Tập trung phát triển công nghiệp và thương mại

Năm 2025, ngành chức năng của tỉnh sẽ tiếp tục tập trung phát triển công nghiệp và thương mại trên địa bàn Bình Thuận, nhất là phấn đấu thực hiện đạt tất cả các chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra… Dù còn gặp khó khăn lẫn thách thức, song năm vừa...

Các quyết định, nghị quyết đất đai được triển khai từ đầu năm

Với sự tích cực, quyết tâm cao, Sở Tài nguyên & Môi trường (TN & MT) đã tham mưu UBND tỉnh thông qua nhiều quyết định, cũng như trình HĐND tỉnh ban hành các nghị quyết để áp dụng phù hợp với Luật Đất đai năm 2024, tháo gỡ không ít vướng mắc trên lĩnh vực này. ...

Đầu năm, nông dân trồng thanh long phấn khởi vì được giá

Sau thời gian “trồi sụt” của giá cả một số loại nông sản nói chung và thanh long nói riêng, đến thời điểm này, bà con trồng thanh long đúng lứa thu hoạch khá phấn khởi vì có lãi. Về phía các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, xuất khẩu thanh long sang thị trường Trung Quốc cũng khá thuận buồm xuôi gió ở những chuyến hàng khởi hành đầu năm. ...

Cơ bản đáp ứng nguồn nước sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, do có sự chuẩn bị tích cực từ cuối năm 2024 nên tình hình cấp nước sinh hoạt của hầu hết các công trình cấp nước (CTCN) trên địa bàn tỉnh khá ổn định. Qua đó, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của nhân dân, không xảy ra các sự cố kỹ thuật...

Tạo nền tảng vững chắc cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

BTO - Năm 2024 qua đi, chúng ta hân hoan đón chào năm mới 2025 trong niềm vui, phấn khởi về những thành tựu đã đạt được và những dự báo tốt lành, vững tin bước vào năm mới với quyết tâm giành nhiều thắng lợi mới, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. ...

Mở rộng thị trường cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương

BTO - Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOPđã từng bước chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang hướng liên kết chuỗi giá trị, xây dựng được những sản phẩm chất lượng, nhiều sản phẩm OCOP xuất đi thị trường thế giới. Chương trình OCOP còn đang làm thay đổi rất lớn tư duy về sản xuất, về kinh doanh, giúp các chủ thể OCOP nhận thức rõ hơn về vấn đề thị trường, về mẫu mã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất