Powered by Techcity

Biển Lạc – mùa chà cá

Biển Lạc là hồ nước tự nhiên không chỉ gắn liền với tên gọi của huyện Tánh Linh mà bao đời nay, hồ nước tự nhiên tuyệt đẹp có diện tích lên đến hơn 1.500 ha đã nuôi sống bao thế hệ con người nơi này.

Với đặc sản là những loại cá nước ngọt như: Bống mú, trạch lấu, lóc đen, cá lăn, cá leo đã đủ cho ai đó nghe đến cũng muốn tìm về. Để thưởng thức được tất cả các loại đặc sản đó thì nguời dân nơi đây có một cách đánh bắt rất phổ biến vào những ngày biển Lạc vào mùa nước cạn đó là nghề bắt chà.

z5076458558690_e0ce3cf9f26e45aade88e342d033dbda.jpg

Cứ vào đầu tháng 12 âm lịch, khi những cơn gió bấc hanh khô tràn về, những thửa ruộng ven bờ Biển Lạc đã lên 1 màu xanh mơn mởn thì nước ở Biển Lạc bắt đầu cạn dần. Đó chính là lúc bà con ở xã Gia An – huyện Tánh Linh tất bật cho mùa chà cá.

Sở dĩ người ta chọn mùa này là mùa đánh chà vì diện tích mặt nước ở hồ Biển Lạc chỉ còn khoảng 1.000 ha và nơi thả chà được chỉ còn sâu dưới 1.6m nước thích hợp cho việc đánh bắt. Biển Lạc có diện tích mặt nước rộng lớn, nhiều chỗ có độ sâu hơn 10m, vì thế số lượng cá không tập trung mà phân tán nên giăng câu thả lưới thường không đem lại hiệu quả cao. Phương pháp thả chà hay còn gọi là làm nhà cho cá vào sống rồi vây lưới bắt. Cách làm này tuy nặng nhọc và mất nhiều công sức, nhưng kết quả thu hoạch hiệu quả, kinh tế cao.

Chúng tôi về Biển Lạc vào một sáng cuối năm. Nắng chỉ vừa qua khỏi ngọn núi Ông nhưng đã vàng như mật. Hồ Biển Lạc bình yên, mờ ảo trong những tia nắng xuyên qua lớp sương mù lãng đãng, mỏng tang. Gió thổi nhẹ, từng con nước lăn tăn vỗ mạn thuyền, vài giọt tung bắn lên người mát lạnh. Cảnh vật nên thơ, trìu mến dễ làm người ta xao xuyến, bâng khuâng.

Anh Hoàng Văn Cần là người thôn 1, xã Gia An, huyện Tánh Linh. Anh làm nghề bắt cá chà trên hồ Biển Lạc lâu rồi. Từ lúc còn là thanh niên đến khi lập gia đình rồi bì bõm cùng với cuộc mưu sinh thì nghề bắt cá chà theo anh từ đó. Hơn 30 năm làm nghề, nhưng mỗi khi đến mùa bắt chà cá đều là những ngày vui nhất trong cái nghề ăn bọt nước.

z5076458705591_725ccd1dbb1e84a50791b154055e4b19.jpg

Chà cá nước ngọt mà điển hình là ở hồ Biển Lạc khác xa với chà cá nước mặn ở biển. Ở đây người ta chặt rất nhiều chà cây, tàu dừa có chiều dài từ 1,5 – 2 m thả thành đống dưới nước đến khi nào chà cây nhô lên mặt nước thì xong. Nơi thả chà có độ sâu chừng 2,6 – 2,7 m và bãi chà có đường kính hình tròn chừng 5 – 8 m. Ở Biển Lạc có những 20 hộ dân làm chà. Người làm ít thì có hơn 10 đống, đa phần thì mỗi người có 20 đống, nhưng riêng anh Cần có gần 30 đống và ngày nào anh cũng bắt liên tục đến giáp Tết nguyên đán mới thôi.

Cách bắt chà ở Biển Lạc khá giống với cách bắt chà ở biển nhưng quy mô nhỏ hơn. Bắt đầu, người ta thả lưới bao xung quanh đống chà, một người ở trên thuyền, 3 người xuống nước dỡ chà ra khỏi lưới. Để tránh bị lạnh, mỗi người uống vài hớp nước mắm nhỉ cho ấm cơ thể. Những chà cá dần cũng được vớt hết lên bỏ sang 1 bên làm 1 chà mới. Lưới vây cũng đã chặt dần. Đàn cá mất chà nên mất phương hướng cứ lượn lờ, vùng vẫy trong lưới. Công đoạn cuối cùng của bắt chà đó là vây lưới lại không cho đàn cá thoát ra ngoài. Lúc này, người ta mới chọn lựa và phân loại ra từng loại cá để bán vào phiên chợ đêm.

Trời trưa, chúng tôi lên bè cá để nghỉ ngơi và ngắm nhìn những giọt nắng vàng đang trải đều khắp mặt hồ Biển Lạc. Không gian yên tĩnh, cô liêu. Xa xa, những người đánh bắt cá bằng nghề thả lưới chèo thuyền trông thật lẻ bóng, nhỏ nhoi.

Bữa cơm trưa của những người bắt chà thường là những con cá vừa bắt được. Nhâm nhi ly rượu, anh Cần chậm rãi kể chuyện về hồ Biển Lạc với vẻ tiếc nuối nhưng cũng rất tự hào: Ngày xưa Biển Lạc đẹp và hùng vĩ lắm. Biển Lạc lớn lắm, nước mênh mông, nhiều cây gỗ quý, thân to 2 người ôm mọc cả ven bờ. Vào mùa xuân hay mùa hè, hoa lan nở rất đẹp và thơm ngát. Cá ở Biển Lạc ngày xưa không làm gì cho hết được, thậm chí có cả rái cá sinh sống, sau này người ta bắt tận diệt.

Vào mùa chà cá, ở Biển Lạc hình thành nên 1 chợ đêm cá đồng rất thú vị. Những con cá bắt được vào buổi sáng người ta rộng lưới ở hồ cho tươi rồi đưa vào bờ buôn bán vào đêm khuya. Thường là 11h khuya, những chiếc thuyển chở đầy cá chạy vào bờ. Ở đây, các thương lái đã chờ sẵn và ra giá cho từng loại cá và từng kích cỡ. Phiên chợ này thường kết thúc vào 2h sáng hôm sau. Những thương lái tỏa về các chợ để bán, người bắt chà trở về nghỉ ngơi chuẩn bị cho buổi bắt chà vào sáng sớm.

Nghề chà ở Biển Lạc tuy cực nhưng vui. Một mùa chà có thể giúp cho bà con làm nghề có được 1 cái tết đủ đầy, ấm cúng. Ngoài lợi ích kinh tế thì đây là một nét đẹp của những người dân vùng Biển Lạc này. Vào mùa bắt chà, nhiều du khách và bạn bè đến tham quan, thưởng ngoạn nên những người bắt chà ở Biển Lạc luôn thảo lòng dành phần cho khách những con cá tươi ngon nhất.

Nguồn

Cùng chủ đề

Nông dân lãi cao vụ đông xuân

So với các năm trước, vụ đông xuân năm 2023 - 2024 có những khó khăn nhất định, nhất là nắng hạn gay gắn, nguồn nước tưới có lúc, có nơi thiếu hụt cục bộ, song nhờ sự quan tâm kiểm tra, chỉ đạo tháo gỡ kịp thời của Ủy ban nhân dân huyện Tánh Linh nên kết quả năng suất đạt cao, trung bình 74 tạ/ha, sản lượng khoảng 67.000 tấn, đạt trên 110% kế hoạch vụ. Với...

Đề xuất triển khai kinh tế ban đêm tại Tánh Linh

Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tánh Linh vừa phối hợp UBND thị trấn Lạc Tánh tiến hành rà soát, đề xuất lựa chọn khu vực, tuyến đường để xây dựng kế hoạch triển khai phát triển kinh tế ban đêm tại địa phương. ...

Lúa lẫn tấn công cây lúa vụ đông xuân

Trên khắp các cánh đồng vụ đông xuân 2023 - 2024 của huyện Tánh Linh từ lúa đã chín, lúa trổ, lúa đang làm đòng đều đang bị lúa lẫn (lúa cỏ, lúa ma, lúa 2 tầng) tấn công. Hầu hết các giống lúa sản xuất trong vụ đều bị lúa lẫn. Nhiễm nặng nhất là xứ động thuộc các xã: Đồng Kho, Đức Bình, Đức Thuận và thị trấn Lạc Tánh. ...

Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp vững mạnh từ “gốc”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Bình Thuận luôn quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, xem đây là khâu “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”. ...

Đón 11.750 lượt khách tham quan dịp tết

Nhờ thu hút đông đảo du khách đến tham quan, nên hoạt động du lịch tại huyện miền núi Tánh Linh diễn ra khá sôi nổi trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo ghi nhận của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, trong kỳ nghỉ tết vừa qua lượng...

Cùng tác giả

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh lần thứ 1, nhiệm kỳ 2020 -2025

BTO-Chiều 24/2, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 1. Đồng chí Phan Văn Đăng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đồng chí: Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh. ...

Bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025 được Bình Thuận xác định là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… ...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng lần thứ nhất

Ngày 11/2/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Quyết định số 2161 quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy Bình Thuận. Tại thời điểm thành lập, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh có 23 tổ chức cơ sở Đảng và 564 đảng viên. Theo Đề án, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh có 4 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan...

Đưa hoạt động quảng cáo ngoài trời đi vào nề nếp

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh đến năm 2035, định hướng đến năm 2040 được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động quảng cáo, phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan nhằm đưa hoạt động này đi vào nề nếp, phát huy hiệu...

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Cùng chuyên mục

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Xứ sở tình đời

Tôi về đây sinh sống gần nửa thế kỷ, nơi miền duyên hải cực Nam Trung bộ, xứ sở hiền hòa: Bình Thuận. Nơi giao lưu văn hóa từ các vùng miền Bắc, Trung, Nam, họ mang theo tên ấp tên làng, phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, nếp sống quê nhà, về đây hòa quyện với văn hóa bản địa, tạo nên diện mạo một vùng văn hóa hết sức đa dạng. ...

NGÔ VĂN TUẤN – những trang thơ với cố hương

Địa danh Bình Thuận ổn định về cấp tỉnh kể từ năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt phủ Bình Thuận, sau đó cải phủ Bình Thuận làm tỉnh Bình Thuận, đến nay cũng trên 200 năm. Từ nhiều thế hệ, dân cư các vùng miền hội nhập đã tạo nên...

Rộn ràng chuẩn bị Tết Ramưwan

Tết Ramưwan (hay còn gọi là tháng chay - niệm) của đồng bào Chăm Hồi giáo Bàni ở Bình Thuận, với ý nghĩa báo công, báo hiếu về đạo lý, cội nguồn của những người còn sống đối với người đã khuất. Năm 2025, đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni sẽ bắt đầu đón Tết Ramưwan từ ngày 28/2/2025 (nhằm ngày 1/2 năm Ất Tỵ) đến hết ngày 29/3/2025 (nhằm ngày 1/3 năm Ất Tỵ). ...

Tôn vinh áo dài Việt

Đối với phụ nữ Việt Nam, áo dài là trang phục truyền thống, tôn lên nét nữ tính, sự dịu dàng của người phụ nữ. Vì vậy, áo dài thường được mặc vào những ngày đặc biệt, dịp trọng đại. Kể từ năm 2019 - năm đầu tiên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động “Tuần lễ áo dài”, hoạt động này đã trở thành sự kiện hàng năm thu hút đông đảo phụ nữ tham...

Hấp dẫn cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận

Theo ông Võ Thành Huy – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Sở VHTTDL), cho hay: Chủ đề chính của cuộc thi sẽ là những ca khúc ca ngợi, giới thiệu về truyền thống lịch sử văn hóa và đặc trưng của vùng đất, con người, tiềm năng, lợi thế của tỉnh Bình Thuận qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới nhiều thể loại khác nhau đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca,...

Khai mạc Giải Lướt ván buồm Fun Cup Mũi Né mở rộng

BTO-Sáng 14/2, tại CLB Jibe’s Beach, phường Hàm Tiến TP.Phan Thiết đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Lướt ván buồm quốc tế Fun Cup lần thứ 24 năm 2025. Đến dự có Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Ngọc Tâm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết Nguyễn Nam Long, cùng các đơn vị liên quan, các vận động viên và du khách. ...

Mùa xuân – bạn mãi trẻ: Học ăn, học nói, học gói, học mở

Mùa xuân Ất Tỵ reo vui điểm nhịp. Xuân về tết đến, nhà nhà sum vầy, người người đoàn tụ. Câu chuyện đầu xuân cũ mà rất mới, cùng bàn thêm về tuổi thọ Bạn mãi trẻ – không già. Trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi là của chính người cao tuổi và hơn thế là trách nhiệm, nghĩa vụ, tình yêu thương dành cho các đấng sinh thành từ gia đình, con cháu, của xã hội. ...

Lưu giữ văn hóa cội nguồn

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, tạo động lực cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. ...

Đọc sách về đô thị sông nước Sài Gòn nghĩ về Bình Thuận

1. Những ngày đầu năm, lần giở lại bộ Chuyên khảo bằng tranh vẽ về Đông Dương: Nam Kỳ (Monographie dessinée de l'Indochine, Cochinchine) năm 1935, chợt bồi hồi xúc động trước những bức vẽ cảnh vận chuyển nước mắm tĩn cạnh một con rạch, mà tôi đoán định có thể là từ rạch Bến Nghé. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất