Powered by Techcity

Báu vật của văn hóa Chăm

Trong hàng trăm di vật, cổ vật phát hiện ở Bình Thuậncủa các vương triều khác nhau trong lịch sử vương quốc Chămpa đã làm nên những giá trị về văn hóa, nghệ thuật, điêu khắc riêng có thì tượng Phật Avalokitesvara phát hiện ở xã Hòa Thắng 22 năm trước được giới nghiên cứu coi như báu vật của văn hoá Chăm.

Từ những sự tình cờ phát hiện pho tượng cổ

Đầu tháng 9/2001, tôi nhận được một cú điện thoại từ đồn biên phòng 436 thông báo: một người dân ở thôn Hồng Chính, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình phát hiện 1 tượng Phật với hình dáng lạ, đã giao nộp cho đồn biên phòng 436.

tuong-phat-avalokitesvara.jpg

Khi chúng tôi đến đồn biên phòng 436 tiếp nhận tượng đá, nhiều người dân cùng đến, trong đó có ông Mai Văn Chiến kể lại cho chúng tôi biết: Pho tượng đá này được cha ông tìm thấy trong một lần làm rẫy trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Khi đưa về nhà, nhìn thấy pho tượng từ hình dáng đến khuôn mặt, lại có đến 4 cánh tay, ai cũng sợ.

Do có sự hiểu biết về y học và chữa bệnh trong dân gian, đồng thời một số người khuyên ông nên sử dụng pho tượng làm nghề thầy pháp chữa bệnh cứu người. Sau đó mấy năm cha ông bị chết do máy bay Pháp bắn. Thấy người dân cần sự chữa bệnh, nhất là phải có pho tượng khi làm bùa chú, nên bác của ông là Bảy Thọ tiếp tục sử dụng pho tượng hành nghề thầy pháp. Sau khi ông Bảy Thọ chết, phần thì sợ phần không ai tiếp tục làm nghề thầy pháp, gia đình đưa pho tượng bí mật đi chôn sâu xuống đất.

Tưởng như vậy thì pho tượng được yên nghĩ mãi mãi. Không ngờ trận lụt lịch sử năm 1996 ở xã Hòa Thắng, nhiều trận mưa lớn liên tục làm pho tượng lộ diện. Nhiều người thấy sự việc này và đồn thổi, thêu dệt nên những chuyện ma quái, nên trong thôn mọi người rất sợ. Họ nghĩ rằng pho tượng bằng đá rất nặng lại bí mật chôn sâu thì sao nổi lên được, mà nổi phần đầu lên trước, khuôn mặt dính bùn đất với ánh mắt oán trách. Nhiều người cho rằng đó là Ngài muốn được ở trong ngôi đền đàng hoàng chứ không thể nằm sâu dưới đất mãi như vậy. Mọi người khấn vái và lại bí mật đi chôn tiếp.

Thời gian sau đó mấy năm cũng rất tình cờ ông Ngô Hiếu Học ở xã Hòa Phú về mua đất cất nhà ở thôn Hồng Chính, xã Hòa Thắng khu vực người dân bí mật chôn pho tượng mấy năm trước đây. Rồi lại cũng tình cờ khi đào hố xây cổng tường rào, ông Học phát hiện một tượng đá ở độ sâu 40cm. Nhiều người trong thôn biết việc này và bản thân ông Học cũng hiểu biết pháp luật về di sản văn hóa. Do đó ông Học đưa pho tượng giao nộp cho UBND xã Hòa Thắng, UBND xã chuyển cho đồn Biên phòng 436 thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận.

Sự thật về pho tượng

Nghiên cứu về tôn giáo và tín ngưỡng của vương quốc Chămpa trong lịch sử cho thấy, Phật giáo được du nhập vào rất sớm khoảng những thế kỷ đầu Công nguyên đến khoảng thế kỷ 10.Trong đó các di sản kiến trúc để lại đậm nét là Phật viện Đồng Dương ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam chính là trung tâm kiến trúc Phật giáo quan trọng bậc nhất của vương quốc Chămpa và lớn nhất khu vực Đông Nam Á vào thế kỷ 9.

Cùng thời kỳ này xứ Panduranga ở phương nam của vương quốc Chămpa (Ninh Thuận, Bình Thuận) ngày nay cũng theo Phật giáo. Nhiều tượng Phật được tìm thấy, như: tượng Phật “Usnisa” ở Phan Thiết thế kỷ VII-IX; tượng Phật nổi ở chùa Kim Bình, xã Hàm Thắng; sưu tập tượng Phật đồng phát hiện ở xã Hàm Nhơn năm 1973 thế kỷ 9 – 10.

Pho tượng ở thôn Hồng Chính, xã Hòa Thắng phát hiện lại năm 2001 chính là tượng Avalokitesvara – vị Bồ Tát Quán Thế Âm hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Quán Thế Âm là một trong những vị Bồ-tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật giáo Đại thừa thời kỳ này. Tượng có niên đại vào thế kỷ thứ 9, đây là hiện vật gốc độc bản cho đến thời điểm này.

Khi tiếp nhận pho tượng chúng tôi thấy trên thân tượng sơn nhiều màu xanh, trắng, vàng nhạt. Hỏi ra mới biết là người tìm thấy đầu tiên đã sơn như vậy để sử dụng pho tượng hành nghề thầy pháp. Tuy vậy, nghiên cứu kỷ hơn thì thấy dấu sơn cũ hơn rất nhiều vài thế kỷ, dạng như màu và kỷ thuật sơn tượng vua và Kut trong các đền thờ vua Chăm nhiếu thế kỷ trước.

Tượng Avalokitesvara đứng trên bệ có vòng cung phía sau. Từ một phiến đá sa thạch, từng đường nét và kỷ thuật chạm trổ điêu luyện trên đá đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình với sự cân xứng về hình thái cơ thể học.Phần đầu của tượng với búi tóc cao, trên đầu là chiếc mũ hình tháp nhiều tầng, mặt trước chạm nổi một tượng Phật đang thế ngồi khá rõ nét, đó là tượng Phật A Di Đà cổ ngồi tọa thiền, như câu ca nói về vị Phật này: “Tây phương có Phật Di Đà. Ngồi trong mũ báu Phật Bà Quan âm”. Khuôn mặt hiền dịu rất phù hợp với thân mình thon thả, thanh thoát và ngực để trần. Tượng có 4 cánh tay: tay phải trên cầm chuổi hạt, tay trái trên cầm cuốn sách. Hai tay dưới đưa ra phía trước, tay trái cầm bình nước Cam lồ, bàn tay trái bị mất (nếu còn thì thường là cầm búp sen), 2 tai to và dài tận cổ. Nghệ nhân xưa đã chạm khắc kỳ công tạo nên nhiều yếu tố trang trí chi tiết nhằm mô tả năng lượng mầu nhiệm của Phật.

So với các loại tượng cổ trong văn hóa Chăm từ khu vực Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và cả ở Bình Thuận thì pho tượng này có một dáng vẻ rất riêng là bản gốc, độc bản. Được biết hiện nay Sở VHTTDL đang phối hợp với các nhà nghiên cứu xây dựng hồ sơ khoa học, vìđây là một kiệt tác chưa từng được biết đến và là ứng viên cho đợt xét duyệt sắp tới để Chính phủcông nhận bảo vật quốc gia đầu tiên của Bình Thuận.

Nguồn

Cùng chủ đề

Núi Hồng – không gian lý tưởng cho môn thể thao dù lượn

Núi Hồng (Hòa Thắng- Bắc Bình) là một trong bốn điểm thích hợp nhất cho môn thể thao mạo hiểm dù lượn. Bởi lẽ, núi Hồng có độ cao hơn 236m so với mặt biển và có dải bờ biển chạy dài hơn 10 cây số, thích hợp để làm các bãi đáp lý tưởng. Vì thế, rất nhiều người chọn nơi đây, nhất là những ngày hè làm điểm luyện tập, trải nghiệm thú vị “trò chơi” mạo...

Sẽ có hơn 1000 con diều bay trên cung đường đẹp nhất Hoà Thắng – Hoà Phú

BTO-Chiều 16/10, Sở VHTT&DL Bình Thuận tổ chức họp báo thông tin về Lễ hội diều và trưng bày siêu xe 2023. Lễ hội diều lần này Xác lập kỷ lục Guinness diều lớn nhất Việt Nam với chủ đề “Chắp cánh ước mơ”. Lễ hội Diều và biểu diễn siêu xe...

Có một dòng suối giữa những đồi cát trắng

Thiên nhiên đã ban tặng vùng đất cát Hòa Thắng một dòng suối thật kỳ diệu. Con suối hoang sơ và hấp dẫn đang ẩn mình giữa “sa mạc cát” giữa vùng đồi hoang mạc. Nét tinh khôi của những đồi cát trắng và dòng suối thơ mộng, mát lạnh đã cuốn hút bao lữ khách muốn khám phá những thắng cảnh mới lạ ven biển Hòa Thắng (Bắc Bình). ...

Cùng tác giả

Tham vọng bứt tốc của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025

Kết thúc năm 2024, các doanh nghiệp địa ốc phía Nam cho biết, đã hoàn thành bước lấy đà để năm 2025 tăng trưởng với các kế hoạch bứt tốc trong kinh doanh. Trong năm 2025, Novaland có kế hoạch phục hồi các dự án dừng thi công. Phát triển dự án mới Từ khi thành lập cách đây 16 năm, Kim Oanh Group được biết đến là một doanh nghiệp chuyên phát triển những dự án đất nền tại các tỉnh...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Đường cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp dọc sông La Ngà

BTO-Đây là nội dung nghị quyết vừa được HĐND tỉnh Bình Thuận khóa XI thống nhất thông qua tại kỳ họp thứ 30 (chuyên đề), diễn ra vào sáng 10/1. Theo nội dung nghị quyết, HĐND tỉnh phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Đường cứu hộ, cứu nạn...

T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào

Ngày 9/1/2025, trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam – Lào, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào đã thay mặt Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trao hợp đồng nhượng quyền (“Concession Agreement”) dự án điện gió Savan 1 cho Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 (đơn vị thành...

Giá heo hơi hôm nay 10/1/2025: Miền Bắc tăng giá

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (10/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận đà tăng giá nhẹ ở tỉnh Thái Nguyên và Thái Bình cùng tăng 1.000 đồng và đạt 69.000 đồng/kg. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 68.000 – 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 10/1/2025: Miền Bắc duy trì đà tăng (ảnh: Phúc Lộc) Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Tuyên...

Chung tay phát triển các loại hình dịch vụ mới

Thời điểm cuối năm được coi là mùa thấp điểm của khách nội địa. Trên thực tế, không phải cơ sở lưu trú, đơn vị kinh doanh dịch vụ nào cũng có đông lượng khách quốc tế như mong đợi. Tuy nhiên, năm nay ghi nhận những tín hiệu khởi sắc khi...

Cùng chuyên mục

Tết ăn đầu lúa – Hồn lúa hồn người

Tết ăn đầu lúa là di sản văn hóa phi vật thể của người K’ho ở Bình Thuận nói chung và đặc biệt là của người K’ho ở xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình. So với những địa bàn có người K’ho sinh sống, nơi đây còn lưu giữ khá đầy đủ những nghi lễ vòng đời của cây lúa mẹ gắn với tín ngưỡng dân gian và đặc điểm, điều kiện địa lý, núi rừng nơi họ sinh...

Mời bạn đọc đón xem Đặc san Bình Thuận Xuân Ất Tỵ

Đã thành thông lệ, mỗi dịp xuân về tết đến, Báo Bình Thuận lại gửi đến quý độc giả thân yêu giai phẩm Đặc san xuân như lời tri ân, chúc mừng năm mới! Đặc san xuân Ất Tỵ - 2025 được Báo Bình Thuận phát hành từ ngày 10/1/2025, kính mời bạn đọc mua báo và xem. ...

Đại hội Liên đoàn Quần vợt tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ VII (2024 – 2029)

Đoàn Chủ tịch Đại hội.Đến dự và chỉ đạo Đại hội có ông Huỳnh Ngọc Tâm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận và ông Huỳnh Ngọc Tuấn, Phó Phòng Quản lý TDTT, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Ông Huỳnh Ngọc Tâm đang phát biểu ý kiến.Tại đại hội, các đại biểu đã được nghe báo cáo về hoạt động của Liên đoàn quần vợt tỉnh Bình Thuận trong nhiệm...

Ra mắt BCH Liên đoàn Vovinam tỉnh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho 1 tập thể và 1 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác phát triển phong trào Vovinam tại địa phương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng giấy khen cho 5 cá nhân có nhiều đóng góp tích cực trong việc phát triển phong trào Vovinam – Việt Võ Đạo tỉnh, nhiệm kỳ 2019 – 2024. Liên đoàn Vovinam Việt Nam...

Bước chuyển của võ thuật cổ truyền Bình Thuận

Ông Lương Thế Điền – Chủ tịch Liên đoàn VTCT tỉnh Bình Thuận, nhìn nhận: Kỳ thi lên đai lần này cũng nhằm đánh giá công tác huấn luyện của các đơn vị, cũng như kiểm tra trình độ chuyên môn của các võ sinh đang tham gia tập luyện bộ môn võ cổ truyền trong thời gian qua. Từ đó, sẽ rút ra những kinh nghiệm quan trọng trong huấn luyện, đào tạo võ sinh, tiệm cận với...

Bình Thuận có thêm một bảo vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 13

BTO-Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 13) năm 2024. Trong 33 bảo vật đợt này, Bình Thuận có thêm 1 bảo vật đó là Tượng Avalokitesvara Bắc Bình niên đại Thế kỷ VIII - IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận. Như vậy đây là bảo vật quốc gia thứ 2 của tỉnh được công nhận sau Linga vàng phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ...

Đọc lại tuyển tập thơ “Nước non một dải”

Có lẽ mỗi người chúng ta, đặc biệt là thế hệ trưởng thành từ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ai cũng đã từng nghe qua ít nhất một lần ca khúc “Bài ca Trường Sơn” của cố nhạc sĩ Trần Chung (1927-2002) mà tác giả phần lời là cố nhà thơ Gia Dũng (1940 - 2019). ...

Tưng bừng Chương trình nghệ thuật “Chào Năm mới 2025”

Đúng 0 giờ, giữa thời khắc chuyển giao thiêng liêng của đất trời và giai điệu bài hát “Happy New Year” vang lên đầy cảm xúc vỡ òa của hàng ngàn người dân và du khách Bầu trời thành phố biển bỗng chốc rực sáng những bông lửa lung linh nhiều màu sắc của màn pháo hoa nghệ thuật. Chúc mừng Năm mới 2025. Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/tung-bung-chuong-trinh-nghe-thuat-chao-nam-moi-2025-126982.html

Văn hóa thấm sâu vào mọi hoạt động của đời sống

Với phương châm hành động “Tăng tốc, sáng tạo, về đích” và tinh thần “3 quyết tâm, 4 chủ động, 5 hiệu quả”, mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đề ra đầu năm 2024, cùng với các địa phương trong cả nước, năm qua, ngành văn hóa tỉnh đánh dấu sự đóng góp quan trọng vào thúc đẩy phát triển du lịch, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng vững...

Tin nổi bật

Tin mới nhất