Powered by Techcity

Bảo vệ rừng – sự sống còn


“Rừng vàng, biển bạc”. Xác định bảo vệ rừng là chiến lược, sự sống còn của đất nước, dân tộc. Để mất rừng là mất tất cả. Rừng là tài nguyên, nguồn lực to lớn của đất nước, là tư liệu sản xuất quan trọng, có khả năng tái tạo, yếu tố quan trọng của môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học. Qua đó, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước, quốc phòng, an ninh.

Bảo vệ, phát triển rừng vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Những năm qua, Đảng, Chính phủ và các địa phương trong cả nước đã có các Nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động… liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng. Trong đó, nhấn mạnh đến giải pháp phát triển kinh tế lâm nghiệp, có cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, chính sách đặc thù để thu hút, giữ chân người lao động làm việc trong ngành lâm nghiệp… Chuyện giữ rừng, phát triển rừng và sinh kế từ rừng tại Bình Thuận là một thực tế.

Bài 1: Sống chết giữ lấy rừng

Bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có của tỉnh. Đồng thời triển khai tốt các giải pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, lấn chiếm đất rừng… Đó là một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khóa XIV) đề ra tại Nghị quyết số 05 -NQ/TU ngày 10/9/2021 về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, những người trực tiếp giữ rừng, bằng trách nhiệm, tình yêu với rừng đã không ngại khó khăn, hiểm nguy sống chết giữ lấy rừng quê hương…

37730fb0-7ee8-4ab6-a710-fcdc4846402a.jpeg
Lực lượng BVR 143, thuộc BQLRPH Đức Linh tuần tra bảo vệ rừng.

Bám rừng ở vùng giáp ranh

Chúng tôi có mặt ở vùng đất được ví là nơi “gà cất tiếng gáy 3 tỉnh nghe”. Đó là khu rừng ở tiểu khu 418, xã Đa Kai, thuộc lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Đức Linh (BQL RPH). Nơi đây giáp ranh với địa phận tỉnh Lâm Đồng, nên tôi dễ dàng cảm nhận được không khí mát mẻ, trong lành và màu xanh mướt của vùng rừng “vàng” tự nhiên. Tôi ngồi sau chiếc xe máy cà tàng chuyên đi rừng của anh Nguyễn Trường Bảy – Trạm trưởng Trạm Bảo vệ rừng (BVR) 143, thuộc BQLRPH Đức Linh, có chút lo lắng vì đường lên rừng cheo leo, cao vút. Anh Bảy vừa trấn an tôi, vừa chia sẻ công việc hàng ngày của anh em trong trạm: Do đặc điểm khí hậu và rừng lá thường xanh, nên đất dưới tán rừng ở đây vẫn giữ được độ ẩm hơn các vùng rừng khác, hạn chế nguy cơ cháy do khô hanh. Tuy nhiên, ở đây cũng có vùng rừng hỗn giao tre, lá, thực bì nhiều nên lực lượng BVR phải thường xuyên phát dọn rất vất vả. Anh Bảy cho biết, vùng rừng này thuộc địa bàn thôn 11, xã Đa Kai. Trạm được giao quản lý, bảo vệ trên 1.000 ha, trong đó có khoảng 3 km rừng giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng, nên công tác quản lý càng phải thắt chặt, khó khăn hơn. Hiện nay, ngoài 3 nhân viên của trạm, còn có 15 hộ nhận khoán nên phần nào giảm bớt áp lực công việc. Mỗi tuần mỗi người được nghỉ 2 ngày thay phiên.

Cùng có mặt ở điểm rừng đã hẹn, ông Đinh Hoàng – Trưởng BQLRPH Đức Linh chỉ tay về vùng rừng phía trước, chia sẻ thêm: Đơn vị được giao quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp với trên 6.000 ha, bao gồm 14 tiểu khu, phân bố trên địa bàn 3 xã Mê Pu, Sùng Nhơn và Đa Kai. Với đặc điểm giáp ranh với xã Đạp Loa, xã Hà Lâm – huyện Đạ Huoai của tỉnh Lâm Đồng. Mặt khác, địa hình phần lớn đều nằm trên vị trí đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, nhiều khu vực không có sóng điện thoại, việc thông tin liên lạc thực hiện phối hợp truy quét bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy (PCCCR) gặp khó khăn.

3692db0c-5e19-4fa3-9d96-79a08162fb4c.jpeg
Trưởng BQLRPH Đức Linh cùng lực lượng bảo vệ rừng của đơn vị một buổi ăn trưa trong rừng.

Trong khi đó, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ công tác kỹ thuật – bảo vệ rừng và PCCC còn thiếu. Cộng thêm nhận thức về bảo vệ rừng, PCCC của một số hộ dân sinh sống ven rừng, gần rừng còn hạn chế. Một số diện tích đất lâm nghiệp bị chiếm trái phép sau khi thực hiện hủy bỏ cây trồng vẫn bị người dân tái chiếm sử dụng…

Cùng với những khó khăn, vất vả ấy, ông Hoàng cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài và gay gắt hơn những năm trước, làm cho nguy cơ cháy rừng rất cao. Cũng vào thời điểm này, trong rừng cây ươi ra trái, người dân vào rừng chặt cây để thu hái hạt ươi, tạo áp lực lớn cho lực lượng bảo vệ rừng. Người trực tiếp giữ rừng còn thiếu so với quyết định giao chỉ tiêu.

aade43f3a144051a5c55.jpg
Một góc rừng Bình Thuận.

Trách nhiệm làm chủ

Tài nguyên rừng của cả nước nói chung và Bình Thuận nói riêng có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong đời sống và ảnh hưởng tới tất cả mọi mặt, từ môi trường, sinh thái, sản xuất, kinh tế, xã hội của tỉnh. Bình Thuận có tỷ lệ che phủ rừng chiếm 43,02% diện tích tự nhiên, cao hơn mức bình quân của cả nước (42,02%), có thảm thực vật đa dạng.

d340e716-b135-46c9-8a72-2c139a3fdf98.jpeg
Lao động nghề rừng.

Đặc biệt, rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh có trữ lượng gỗ rừng sản xuất chiếm 39,51% tổng trữ lượng toàn tỉnh, lớn hơn nhiều tỉnh đồng bằng ven biển khác ở khu vực miền Trung. Trong đó, rừng sản xuất là bộ phận rừng mang lại giá trị cao về môi trường, điều hòa không khí trong lành, điều tiết lượng nước, phòng chống thiên tai lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất, làm tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng của đất. Về kinh tế, rừng sản xuất là tiềm năng, cơ hội để ngành gỗ của tỉnh có thể mở rộng, thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh và xuất khẩu. Đồng thời, rừng trồng sản xuất cũng tạo cơ hội cho nhiều hộ gia đình được giao đất trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng, do đó đã tạo ra sinh kế và nhiều việc làm cho hộ gia đình và người dân ở nông thôn, miền núi vùng sâu vùng xa của tỉnh.

Ý thức được tầm quan trọng ấy của rừng, thấy được trách nhiệm làm chủ của mỗi người dân đối với tài nguyên thiên nhiên, nên mọi khó khăn, thách thức đã biến thành động lực để những người giữ rừng sống chết đều bám lấy rừng… Với BQL RPH Đức Linh, trước những khó khăn gặp phải, lãnh đạo BQL đã phối hợp với Ban chấp hành công đoàn tuyên truyền vận động lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng chỉ nghỉ chế độ 1 ngày trong tuần, để tập trung cho công tác BVR và PCCCR trong thời gian cao điểm. Các tổ, trạm bảo vệ rừng đều xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng hàng tháng, phối hợp cùng tổ Kiểm lâm cơ động, lực lượng của 3 xã Mê Pu, Sùng Nhơn, Đa Kai và Kiểm lâm phụ trách địa bàn các xã có rừng. Cùng với triển khai tuần tra, kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng và chống người thi hành công vụ trên lâm phận quản lý, đặc biệt chú trọng vùng giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng và các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng, lấn chiếm đất rừng.

Theo đánh giá của Ban Cán sự UBND tỉnh Bình Thuận, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 05 -NQ/TU, đến nay công tác quản lý, bảo vệ rừng tiếp tục được tăng cường, đặc biệt là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, rừng giáp ranh với các tỉnh. Đồng thời triển khai tốt các giải pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, lấn chiếm đất rừng. Tỉnh đã sử dụng công nghệ viễn thám, ảnh vệ tinh trong quản lý, bảo vệ rừng phát huy hiệu quả.

Theo quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2016 – 2025 của UBND tỉnh Bình Thuận, diện tích rừng toàn tỉnh 347.621,68 ha, được giao cho 2 Khu bảo tồn thiên nhiên 34.857,44 ha; 15 BQLRPH 261.327,37 ha; 2 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp 30.143,83 ha, còn lại là diện tích thuộc các lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp và UBND cấp xã quản lý.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/bao-ve-rung-su-song-con-123438.html

Cùng chủ đề

Thăm, làm việc với nhà máy chế biến tro, xỉ tại Vĩnh Tân

BTO - Ngày 18/1, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận do ông Lê Quang Huy – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc với Công ty CP Sông Đà Cao Cường và Cảng Quốc tế Vĩnh Tân đối với hoạt động xây dựng nhà máy tiêu thụ tro, xỉ và xuất nhập hàng hoá sau chế...

Để nông nghiệp hữu cơ phát triển tương xứng với tiềm năng

Trước đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường về an toàn thực phẩm, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp. Tại Bình Thuận, thời gian qua tỉnh đã chú trọng triển khai cả về chiều rộng và chiều sâu, đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn đó những khó khăn, ràng buộc dẫn đến kết quả chưa được như mong đợi và tiềm năng. ...

Đoàn kết qua công tác dân vận để phát triển bền vững

Năm 2024, Bình Thuận đã đạt được những kết quả nổi bật trong công tác dân vận, khẳng định vai trò then chốt của việc huy động sức mạnh nhân dân để xây dựng và phát triển quê hương. Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, công tác dân vận không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ chính trị mà còn là nền tảng để gắn kết chính quyền và nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp...

Đoàn Farmtrip Trung Quốc khảo sát du lịch Bình Thuận

BTO-Mới đây, Đoàn Farmtrip Trung Quốc đã đến tham quan và khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Bình Thuận. Chương trình do Cục Xúc tiến du lịch quốc gia Việt Nam phối hợp với ngành du lịch một số tỉnh, thành phía Nam tổ chức. Tại thành phố Phan...

Hiệp hội thanh long Bình Thuận: Vận động hội viên liên kết, hợp tác

BTO-Hiệp hội thanh long Bình Thuận vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số sở ngành liên quan và các thành viên hiệp hội. Tại hội nghị,...

Cùng tác giả

Lời chúc tết của Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Nhân dịp năm mới Xuân Ất Tỵ 2025, Báo Bình Thuận Điện tử trân trọng giới thiệu bài phát biểu chúc Tết giao thừa của đồng chí Nguyễn Hoài Anh - Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận. ...

Chúc tết, lì xì du khách nhân ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025

BTO-Sáng ngày 29/1 (tức Mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình chúc tết du khách, doanh nghiệp tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn Bình Thuận. Theo đó tại Hàm Thuận Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn...

Rực rỡ chương trình nghệ thuật kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng CSVN, chào Xuân Ất Tỵ

Tham dự chương trình có các đồng chí: Đặng Hồng Sỹ – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Bố Thị Xuân Linh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Võ Thanh Bình - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Thuận Bích – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.Có thể nói, chương trình nghệ thuật kỷ niệm 95...

Đảm bảo môi trường du lịch an toàn trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày được xác định là “cơ hội vàng” cho toàn ngành du lịch. Với lợi thế về thiên nhiên, sự đa dạng các loại hình du lịch cùng nhiều hoạt động hấp dẫn, lượng khách đến Bình Thuận trong dịp Tết năm nay được dự báo sẽ tăng cao. Bên cạnh việc triển khai các giải pháp đảm bảo môi trường du lịch an toàn, lành mạnh, ngành...

Triển lãm “Di tích, lễ hội văn hóa tiêu biểu tỉnh Bình Thuận”

Đây là chủ đề hoạt động Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 đang được Bảo tàng tỉnh triển khai tại khuôn viên Bảo tàng đến ngày 28/2/2025. Tại đây, gần 150 hình ảnh hiện vật, cổ vật thuộc 7 chuyên đề về văn hóa khảo cổ học Sa Huỳnh,...

Cùng chuyên mục

Lời chúc tết của Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Nhân dịp năm mới Xuân Ất Tỵ 2025, Báo Bình Thuận Điện tử trân trọng giới thiệu bài phát biểu chúc Tết giao thừa của đồng chí Nguyễn Hoài Anh - Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận. ...

Chuyển giao, tiếp nhận tổ chức Đảng và đảng viên về địa phương

BTO-Sáng 24/1, Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp (Đảng bộ Khối) tỉnh Bình Thuận tổ chức hội nghị chuyển giao, tiếp nhận tổ chức Đảng và Đảng viên trong các doanh nghiệp thuộc Đảng bộ Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh về địa phương. Dự...

Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) chúc tết Tỉnh ủy Bình Thuận

BTO-Sáng 22/1, Mục sư Võ Đông Thu - Ủy viên Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), đặc trách tỉnh Bình Thuận và các thành viên Ban đại diện Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã đến chúc tết Tỉnh ủy Bình Thuận, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. ...

Gặp mặt kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

BTO-Chiều 21/1, Tỉnh ủy – HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức Chương trình gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tham dự có đồng chí Nguyễn Hoài Anh -...

Lãnh đạo tỉnh viếng liệt sĩ và Chủ tịch Hồ Chí Minh

BTO-Sáng nay 21/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức lễ viếng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Dự lễ viếng...

Công tác dân vận trong giai đoạn mới

“Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích chính đáng của nhân dân, mọi sự nỗ lực phấn đấu, hy sinh của Đảng đều vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân, công tác dân vận của Đảng càng không nằm ngoài mục tiêu này, hơn hết, phải triển khai tốt nhất mục tiêu này của Đảng” - Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định như vậy tại buổi làm việc với Ban Dân vận Trung...

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết...

Đi cao tốc từ TPHCM ra Nha Trang có những trạm dừng nghỉ nào?

TPO – Hai trạm dừng nghỉ trên cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, Phan Thiết – Vĩnh Hảo đưa vào khai thác tạm, góp phần giải quyết nhu cầu dừng nghỉ của người dân đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025. Ngày 20/1, thông tin từ Ban điều hành dự án cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết cho biết, hai trạm dừng nghỉ tại Km 47+500, cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết cùng trạm Km...

Rèn luyện đạo đức cách mạng có khó không?

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng về đạo đức phải được bắt đầu từ công cuộc đấu tranh chống biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức của từng cán bộ, đảng viên; coi trọng đúng mức công tác giáo dục, bồi dưỡng về đạo đức cách mạng đối với người lãnh đạo. ...

ĐH Quốc gia TP.HCM mở cổng đăng ký đánh giá năng lực 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2024 Hôm nay (20.1) ĐH Quốc gia TP.HCM mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực 2025, tại địa chỉ: Năm 2025. ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực tại 25 tỉnh, thành phố vào ngày 30.3. Để tham dự đợt thi này, thí sinh có 1 tháng để đăng ký dự thi, từ 20.1...

Tin nổi bật

Tin mới nhất