Powered by Techcity

Bản hòa âm trong tập thơ chưa mấy xưa

Đọc lại những tập thơ gọi là xưa của bạn thơ trong vườn thơ Bình Thuận để cảm nhận sự hồn nhiên, mơ ước của một thời. Trong tôi chợt bắt gặp nỗi xúc động bồi hồi khi đọc tập thơ “Trân Trọng” do Nxb.Trẻ xuất bản hồi cuối năm 1998, tức cách đây 25 năm.

Trân Trọng gồm các tác giả Nguyên Đình (1939), Ngô Đình Miên (1954), Hồ Việt Khuê (1952) và Nguyễn Thạnh (1956)… So với không gian dành cho văn chương và điều kiện in ấn lúc này đối với địa phương còn nhiều eo hẹp. Tuy vậy đây cũng là những rung cảm trong thơ của các tác giả đang độ tuổi nửa chặng đời và ở đó ắp đầy hoài niệm, những giấc mơ và bao trăn trở. Với một hình thức trình bày, khổ 18x19cm của họa sĩ Nguyễn Quốc Chánh vừa bắt mắt vừa gây ấn tượng theo cách điệu kỷ hà.

z4755579045390_aae3f3e98471cada2e3432b7df2cd39a.jpg

May mắn cho tôi, các tác giả thơ trong tập, tôi đều quen biết, nhưng không dám gọi là thân thiết bởi chưa hiểu hết những gì còn lặng lẽ, ưu tư trong mỗi người. Nhưng riêng Hồ Việt Khuê tôi từng đón nhận thơ anh trên tập san Đất Mới của nhóm Văn nghệ Bình Tuy (1973) dưới bút hiệu Hồ Tà Dôn qua hai bài thơ hồi anh chừng 20 tuổi “Vẫy chào Đồi Dương” và “Chiều đụt mưa ở chợ Mũi Né”, thật lãng mạn: “Có mưa, mưa ướt đôi đầu/ Đừng mưa ướt một mình tôi, đau lòng…”. Nhưng trước khi cùng anh em thực hiện tập Trân Trọng này, Hồ Việt Khuê dù với thời gian có dài thêm nhưng vẫn giữ cái chất tình trong thơ tưởng chừng hờ hững mà đủ làm xiêu đổ lòng người. Anh viết: “Xắn quần bước xuống ao bèo/ Chân em trắng muốt cá theo vây đầy/ Em về, em đâu có hay/ Anh ngồi câu cá suốt ngày hôm qua” (Ghen), hay đắm đuối hơn: “Đầu sông em tắm khỏa thân/ Cuối sông con nước tần ngần chảy hai” (Yêu). Hiếm mấy ai, trong đời cũng yêu, cũng nhung nhớ mà phải lơ ngơ nhìn tận cuối con sông để rồi thấy “tần ngần chảy hai”. Khi Hồ Việt Khuê trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam (2006) và âm thầm, mải miết với mảng văn xuôi: Chiếc áo bà ba cổ trái tim (tập truyện – 1993), Có gì không mà tặng bông hồng (tập truyện – 1994), Ở biển (truyện vừa – 1995) về những đề tài cho tuổi thơ vùng biển quê nhà và còn là một phóng viên của báo Tiền Phong với sự năng nổ, chẳng “ngại ngùng” dễ nghĩ hồn thơ anh sớm “khô khốc”, khó để lại cho người yêu thơ nhớ đến. Thế nhưng với tập thơ Cỏ (Nxb. Hội Nhà văn – 2015) lại là tập thơ đầu tiên của anh, mình biết không sai về anh, dẫu rong ruổi, ngọt đắng sự đời thế nào, thơ Hồ Việt Khuê vẫn có một khung trời của tình yêu mượt mà, lãng đãng cho đến sau này.

Tôi nhớ mãi hình ảnh gầy gò của Nguyên Đình (tên thật Trần Công Điệc) những lần vào La Gi, ghé bạn văn nghệ gọi nhau, nâng ly để gọi là… nhưng tôi biết buông cho anh đi đâu đó… Là chuyện riêng anh. Anh quê Quảng Nam nhưng gắn bó với Phan Thiết, Bình Thuận là quê vợ của anh từ những năm trước 1975. Khi đó anh vừa tốt nghiệp Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định với chuyên ngành tranh lụa và Đại học Văn khoa Sài Gòn. Anh được tuyển dạy môn vẽ tại Trường Trung học Phan Bội Châu (Phan Thiết). Hồ Việt Khuê là học trò anh ở tiết hội họa thời lớp Đệ Thất đến Đệ Tứ (tức lớp 6 – 9 sau này). Với tài năng về hội họa Trần Công Điệc từng đạt giải Mỹ thuật Sài Gòn (1962), giải Mỹ thuật Quốc gia Ấn Độ (1965) và giải thưởng Văn nghệ Dục Thanh Bình Thuận lần I/1997 – giải B với tác phẩm Lòng Mẹ (lụa). Cuộc đời của nghệ sĩ tài hoa Trần Công Điệc đã trải qua nhiều khúc quanh nghiệt ngã.

15 bài thơ của Nguyên Đình trong tập Trân Trọng, tôi không khỏi xót xa với nỗi tuyệt vọng ở anh: “Dĩ nhiên em đã có chồng/ Không dưng anh lại bế bồng giấc mơ/ Phải chi mà đợi mà chờ/ Không em anh vẫn ngu ngơ cõi đời” (Dĩ nhiên) – Biết rõ bi kịch cuộc đời anh mới cảm thấu hết những dòng thơ này, vẫn long lanh như giọt lệ. Tôi thầm nghĩ những dòng thơ tình của Nguyên Đình là những cánh hoa buồn trên mảng màu nghệ thuật kỳ diệu của anh.

Với Ngô Đình Miên trong Trân Trọng, khi đọc những bài thơ này, hoàn toàn tôi bất ngờ với những rung động, lãng tử của thầy giáo Miên có một thời tắm suối tận rừng La Dạ, uống rượu đêm Đông Giang… Những bài thơ Ngô Đình Miên, có thể viết từ trước 1998, tức năm xuất bản tập Trân Trọng, đọc và cảm nhận cái thực trong muôn thuở mà lại “long lanh” với những câu thơ quá đẹp: “Quét lá sân này một sớm đông/ Gió đẫm sương mờ em lạnh không/ Đầy sân bông rụng như màu lửa/ Tay chổi em gom một bếp hồng” (Bông Giấy). Hay với một câu hỏi mà chẳng bâng quơ chút nào: “Lá vàng trút đi, chồi xanh mới lạ/ Tôi trút tuổi đời hỏi có hồi xuân” (Hỏi Xuân). Chỉ có những năm tháng gắn bó với chốn núi cao, rừng thẳm như thế này mới viết được: “Đêm uống rượu giữa cầu treo đưa võng/ Trên miền sông sáng lạnh một dòng trăng/ Em ảo mờ và sương xuân nhòa trắng/ Anh ôm choàng – chỉ gặp bóng cơn say” (Đêm uống rượu trên cầu treo La Dạ).

Sau này, các tập thơ riêng Lời Ru Tóc Trắng (2007), Phía Ngược (2008), Lục Bát Hồn Nhiên (2009) và Rắc Phấn Lên Trời (2022) thật sự ở Ngô Đình Miên có một nguồn thơ phong phú, những khắc khoải tình yêu, tình đời với ngôn ngữ thơ chân phương, giàu cảm xúc. Nhưng sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến tập bút ký Bước Lên Hoa Đỏ (Nxb.Văn học – 2011) đạt giải thưởng Văn nghệ Dục Thanh lần V – 2017 (Giải B – không có giải A). Trong đó đề cập nhiều vấn đề về đời sống và học thuật với bản lĩnh, rạch ròi. Đó cũng là cá tính và phong cách sống của anh.

Với người bạn thơ “đặc biệt” Nguyễn Thạnh, khá ấn tượng – tôi chỉ mới có dịp gần anh từ một năm gần đây qua tập thơ “Bài thơ viết bên bìa vũ trụ” (Nxb. Văn học -2011). Nhưng với thời cùng các bạn thơ Bình Thuận trong Trân Trọng (1998), thơ Nguyễn Thạnh dễ gây một ấn tượng về cách biểu cảm khá mạnh mẽ: “Sau lưng biển có điều gì chưa nói/ Dáng núi ngồi khắc khoải nỗi: Trầm luân” (Trôi). Hay tĩnh lặng hơn: “Mặt trời xuống níu buổi chiều/ Trăng lên rải xuống bao nhiêu hạt vàng/ Thuyền về sông nước mênh mang/ Cho hồn tôi trộn sắc vàng của trăng” (Trăng).

Tập thơ cũ của bốn người bạn, mỗi người mỗi phong cách, mỗi cuộc đời riêng nhưng đã gặp nhau ở tấm lòng mà Nguyễn Thạnh gom lại ở trong bài “Trân Trọng” cũng là tựa tập thơ chung: “Tôi trân trọng từng sợi bất hạnh bủa vây/ Tôi trân trọng từng chiếc lá nằm trong đất/ Tôi trân trọng từng phiến thịt nhỏ nhoi/ của loài côn trùng đã mất”.  

Nguồn

Cùng chủ đề

Làng chài, sóng và gió

Đây là tập tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Việt Nam Hồ Việt Khuê vừa được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành vào tháng 11/2023. Mặc dù anh có một quá trình đến với sự nghiệp văn chương khá dài, phải kể từ những năm trước 1975, nhưng đến...

Cùng tác giả

Bí thư Tỉnh ủy chủ trì giao ban các đơn vị khối Đảng trong thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 2025

BTO-Sáng 25/12, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị giao ban công tác khối Đảng quý IV và giao nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 cho các cơ quan, đơn vị. Đồng chí Nguyễn Hoài Anh - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Đặng Hồng Sỹ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy – Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Dự...

Có nhiều chuyển biến tích cực

BTO-Ngày 25/12, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian còn lại của năm 2024. Cùng tham dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện Ban Kinh tế ngân sách - HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND thành phố Phan Thiết. Đối với lãnh...

Văn hóa Chăm góp phần phát triển du lịch

Người Chăm ở Bình Thuận sinh sống tập trung tại 6 huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Tánh Linh. Trong đó có 4 xã thuần đồng bào Chăm và 9 thôn xen ghép thuộc 6/10 huyện thị, thành phố của tỉnh. Hàng năm vào...

“Sức mạnh” của khuyến nông cộng đồng. Bài 2

Mô hình tổ khuyến nông cộng đồng sẽ làm trung tâm kết nối hệ thống khuyến nông với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp nhằm hỗ trợ người nông dân tốt hơn. Phát triển kinh tế hộ từ chuyển đổi số Không chờ đến thời...

Cùng chuyên mục

Tổ chức Giải Leo núi Tà Cú huyện Hàm Thuận Nam- Bình Thuận mở rộng

BTO-Giải lần này nhằm Chào mừng Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025); 42 năm Ngày thành lập huyện Hàm Thuận Nam (1/6/1983 -1/6/2025) và Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025. Các vận động viên tham dự Giải leo núi Tà Cú năm 2024Theo kế...

Hơn 100 võ sinh thi nâng cấp đai võ thuật cổ truyền

BTO-Hội Võ thuật Cổ truyền TP. Phan Thiết vừa tổ chức kỳ thi nâng cấp đai cho hơn 100 võ sinh trong hệ thống võ thuật cổ truyền của thành phố. Hội thi tổ chức 2 nội dung quyền và đối kháng, dưới sự giám sát của Liên đoàn Võ thuật cổ...

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Bình Thuận giành huy chương vàng giải vô địch đua thuyền truyền thống thành phố Hồ Chí Minh mở rộng

BTO - Sáng 22/12, tại Bến Bạch Đằng, Sở Văn hóa và Thể thao Tp.Hồ Chí Minh đã tổ chức giải vô địch đua thuyền truyền thống mở rộng năm 2024. Đây là giải đấu chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944) và...

Công an tỉnh giành giải nhất Giải vô địch Bóng chuyền nam tỉnh

BTO - Từ ngày 19 - 21/12, tại huyện Hàm Thuận Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Giải vô địch bóng chuyền nam tỉnh Bình Thuận năm 2024. Đây là hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ vĩ đại”; chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và kỷ niệm 35 năm Ngày hội Quốc phòng...

Chị tôi và đôi bông tai!

1. Chứng bịnh suy tụy của chị tôi lại tái phát, cháu tôi, đứa con gái duy nhất của chị đưa chị vào bệnh viện La Gi (Bình Thuận) cấp cứu trong đêm. 5 giờ sáng tôi được tin báo, vội chạy xe máy đến bệnh viện xem bệnh tình chị ra...

Tướng Năm Châu – một thời với Hàm Tân

Quân Pháp từ Phan Thiết tiến chiếm La Gi/Hàm Tân vào ngày mùng 3 tết Bính Tuất (4/2/1946), tức sau ngày nổi dậy Cách mạng Tháng Tám với trận Đồi Dương kỳ tích, chỉ mới năm tháng, tổ chức bộ máy chính quyền, lực lượng phòng vệ, vũ trang chưa ổn định… ...

Triển lãm ảnh “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”

BTO-Chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận tổ chức trưng bày triển lãm ảnh tư liệu, ảnh thời sự chuyên đề “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” tại Khu Di tích Dục Thanh. ...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai nhiệm vụ năm 2025

Thủ tướng đề nghị ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải thực sự đổi mới tư duy, đột phá kiến tạo không gian phát triển để văn hóa, thể thao và du lịch “cất cánh”; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Toàn ngành quyết tâm cao, nỗ lực để tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp. Bên cạnh đó, ngành phải tạo đột...

Hấp dẫn mùa giải vận động viên xuất sắc Taekwondo Quốc gia

Suốt giải đấu, hơn 270 vận động viên xuất sắc nhất đến từ 31 tỉnh, thành phố trong cả nước đã cống hiến cho khán giả, người hâm mộ bộ môn Taekwondo những trận đấu sôi nổi, đầy kịch tính. Nhất là các trận đối kháng của các vận động viên trong đội tuyển quốc gia như: Nguyễn Thị Mai; Nguyễn Trần Ánh Ngân; Lê Phi Hùng…Theo ông Trương Ngọc Để - Chủ tịch Liên đoàn Taekwondo Việt Nam...

Tin nổi bật

Tin mới nhất