Powered by Techcity

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 6/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm

Kế hoạch đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm:

1- Chuyển đổi cơ cấu, mô hình phát triển kinh tế vùng theo hướng tập trung đầu tư phát triển các ngành có lợi thế; nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện hiệu quả cơ chế điều phối phát triển vùng; 

2- Phát triển kết cấu hạ tầng vùng từng bước đồng bộ, hiện đại, tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng khoa học công nghệ; hạ tầng xã hội, hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; 

3- Phát triển hành lang kinh tế kết nối Tây Nguyên – Đông Nam Bộ và khu vực Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ theo Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2024, bao gồm các hành lang kinh tế (i) Theo tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Tây (Kon Tum – Gia Lai – Đắk Lắk – Đắk Nông – Bình Phước – Bình Dương) và đường Hồ Chí Minh; (ii) Hành lang kinh tế Đông – Tây (hành lang kinh tế Bờ Y – Pleiku – Quy Nhơn); (iii) Hành lang kinh tế Buôn Ma Thuột – Khánh Hòa; (iv) Hành lang Dầu Giây – Liên Khương – Nha Trang; (v) Hành lang Bu Prăng – Gia Nghĩa – Bảo Lộc – Bình Thuận – Ninh Thuận.

4- Phát triển khu vực đô thị động lực và khu vực nông thôn

5- Quản lý hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo tồn, phục hồi làm giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên nước, tài nguyên rừng.

6- Về quốc phòng, an ninh.

Hình thành trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp vùng và hành lang kinh tế

Trong đó, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng công nghệ cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng và từng tiểu vùng; tập trung phát triển các cây trồng chủ lực.

Hình thành trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp vùng và hành lang kinh tế; liên kết các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp giữa các địa phương.

Phát triển kinh tế lâm nghiệp, kinh tế rừng, khuyến khích trồng rừng sản xuất ở những nơi có điều kiện phù hợp về đất đai, tạo vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến lâm sản; phát triển cây dược liệu và các loại lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng; tiếp tục phát triển bền vững các vùng nguyên liệu đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến lâm sản và các loại lâm sản ngoài gỗ; tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ bán tín chỉ carbon.

Phát triển các khu công nghiệp chuyên ngành đặc biệt về lĩnh vực chế biến nông, lâm sản

Ngành công nghiệp: Ưu tiên phát triển và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, thân thiện môi trường; gắn với lợi thế về nguồn nguyên liệu trong vùng, tăng cường liên kết hiệu quả với công nghiệp tiểu vùng Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ và khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia để mở rộng thị trường cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm; tăng cường đầu tư của các doanh nghiệp công nghiệp sang các nước Lào và Campuchia.

Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững, chuyên ngành đặc biệt về lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, được gắn với các đô thị trung tâm và hành lang kinh tế; phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến bauxite, alumin và nhôm (tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng); phát triển công nghiệp cơ khí, dệt may, hóa chất, dược phẩm và sản xuất phân bón, phân vi sinh tại các tỉnh thuộc vùng; phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện áp mái) phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và điều kiện tự nhiên; ưu tiên phát triển tại tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk.

Xây dựng các khu thương mại – dịch vụ tại các đô thị lớn

Ngành dịch vụ: Phát triển ngành dịch vụ trong mối quan hệ tương hỗ phát triển với các ngành nông nghiệp, công nghiệp; tập trung phát triển thị trường cung ứng và tiêu thụ trong vùng và ngoài vùng theo các hành lang kết nối vùng và với cảng biển lớn ra các thị trường quốc tế; đẩy mạnh hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa qua biên giới trên cơ sở tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng ở một số cửa khẩu quốc tế: Bờ Y (tỉnh Kon Tum), Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai), Đắk Peur (tỉnh Đắk Nông) để thúc đẩy giao thương với Lào và Campuchia.

Phát triển dịch vụ logicstics gắn với trung tâm vùng và hành lang kinh tế kết nối các hoạt động thương mại trong nội vùng, liên vùng hỗ trợ phát triển các ngành sản xuất gắn với các thị trường trong nước và quốc tế; xây dựng các trung tâm thương mại, khu thương mại – dịch vụ, trung tâm hội chợ – triển lãm tại các đô thị lớn, trung tâm vùng, tiểu vùng.

Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; tăng cường kết nối và nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch đặc thù theo các địa bàn trọng điểm, gắn với di sản không gian văn hóa cồng chiêng, lễ hội truyền thống; tăng cường liên kết với các tỉnh vùng Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ và liên kết du lịch giữa năm tỉnh Tây Nguyên một cách toàn diện, đồng bộ.

Bảo đảm kết nối nội vùng và liên vùng theo hướng đồng bộ, hiện đại

Kết cấu hạ tầng: Tập trung hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải, trên cơ sở phù hợp các quy hoạch ngành giao thông vận tải được cấp có thẩm quyền phê duyệt (quy mô, tiến trình đầu tư) và phát huy lợi thế của các phương thức vận tải, bảo đảm kết nối nội vùng và liên vùng theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi toàn vùng tới các cảng biển, cảng hàng không nội địa và quốc tế, giảm chi phí vận tải;

Phát triển mạng lưới thủy lợi theo hướng hiện đại, chủ động cấp, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh; hoàn thành xây dựng và nâng cấp các công trình thủy lợi, hồ chứa nước, đập dâng lớn bảo đảm an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân phù hợp với Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phát triển hạ tầng năng lượng theo Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; hoàn thiện mạng lưới điện trên địa bàn vùng đồng bộ, hiện đại theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt theo Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tập trung thực hiện 3 trụ cột của chuyển đổi số

Vùng Tây Nguyên tập trung thực hiện 3 trụ cột của chuyển đổi số gồm chính quyền số, kinh tế số, xã hội số đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, phù hợp với Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội đồng bộ trên địa bàn vùng bao gồm mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trợ giúp xã hội, mạng lưới cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe, mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao, mạng lưới khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, hạ tầng thương mại và logistic, hạ tầng báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại…

Nguồn: https://baodautu.vn/ban-hanh-ke-hoach-thuc-hien-quy-hoach-vung-tay-nguyen-thoi-ky-2021—2030-tam-nhin-2050-d229354.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Gặp mặt, trao đổi kinh nghiệm công tác

BTO-Trong hai ngày 8 - 9/11, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận do đồng chí Nguyễn Hoài Anh - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác, trao đổi kinh nghiệm với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội. ...

Hợp tác và phát triển cộng đồng trong kinh tế tập thể

Hiện nay, tình hình phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) cơ bản dần ổn định và có chiều hướng phát triển khả quan hơn, cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực sau dịch Covid- 19, đa số các loại hình KTTT trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì ổn định. ...

Đã có tiêu chí phân loại hợp tác xã, phát triển kinh tế tập thể

Mô hình trồng dưa lưới ở Hàm Thuận Bắc.Quá trình triển khai thực hiện thì hợp tác xã (HTX) là một bộ phận quan trọng cấu thành để phát triển KTTT, được nhiều nơi thực hiện. Một trong những kiến nghị của tỉnh từ khi triển khai Nghị quyết số 20 là đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật HTX năm 2023, nhằm cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ phát...

‏Thuê xe đi Phan Thiết nhanh chóng, giá rẻ tại Xe Sài Gòn‏

‏Du lịch Phan Thiết có gì hấp dẫn?‏‏Phan Thiết là một thành phố thuộc tỉnh Bình Thuận, nằm cách TP. HCM 183 km về hướng Đông Bắc. Nổi tiếng với những bờ cát trắng trải dài, biển xanh và những hàng dừa cao vút, Phan Thiết luôn thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm. Không chỉ có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, Phan Thiết một điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn với những cộng...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị thông tin thời sự chuyên đề quý IV

BTO-Sáng 8/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức Hội nghị thông tin thời sự chuyên đề quý IV năm 2024 cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh với nội dung “Cục diện thế giới hiện nay - Những vấn đề đặt ra với Việt Nam”. Tham...

Cùng chuyên mục

Gặp mặt, trao đổi kinh nghiệm công tác

BTO-Trong hai ngày 8 - 9/11, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận do đồng chí Nguyễn Hoài Anh - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác, trao đổi kinh nghiệm với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội. ...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị thông tin thời sự chuyên đề quý IV

BTO-Sáng 8/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức Hội nghị thông tin thời sự chuyên đề quý IV năm 2024 cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh với nội dung “Cục diện thế giới hiện nay - Những vấn đề đặt ra với Việt Nam”. Tham...

Bình Thuận chi khoảng 206,894 tỷ đồng đầu tư các công trình y tế, giáo dục

Ngày 7/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra kỳ họp thứ 27 (chuyên đề)- Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Đồng chí Nguyễn Hoài Anh – Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND) cùng Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Tiêu Hồng Phúc; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thuận Bích chủ tọa kỳ...

Tại sao được ưu tiên đặc biệt?

World Cup billiards Seoul 2024 khởi tranh ở Hàn Quốc từ ngày 4.11. Tuy nhiên, Trần Quyết Chiến có thứ hạng cao trên bảng xếp hạng (BXH) của Liên đoàn Billiards carom thế giới (UMB) nên được xếp hạt giống và đặc cách thi đấu từ vòng đấu chính (32 cơ thủ). Không như ở chặng World Cup Veghel 2024 (Hà Lan), cơ thủ số 1 VN đến giải đấu tổ chức ở xứ sở kim chi với một...

Ban Dân tộc HĐND tỉnh Bình Thuận: Khảo sát Chương trình MTQG 1719 tại huyện Tánh Linh

Theo đó, tại xã La Ngâu, Đoàn khảo sát làm việc với UBND xã về nội dung Dự án 3 – Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Đồng thời, khảo sát Dự án 4 về Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi và...

La liệt động vật hoang dã quý hiếm “hiện ra” ở một khu rừng Bình Thuận, có gà rừng, con mang đỏ

Viện Sinh thái học miền Nam đã phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) triển khai hoạt động thực địa lắp đặt bẫy ảnh thu số liệu tại lâm phận rừng phòng hộ. Viện Sinh thái học miền Nam sử dụng bẫy ảnh, thiết bị chụp ảnh tự động dựa trên cảm biến nhiệt và hồng ngoại, để ghi nhận hình ảnh các loài thú kiếm ăn...

Sonadezi muốn thoái toàn bộ vốn khỏi Amata Biên Hòa

Nếu thương vụ thoái vốn thành công, Sonadezi có thể mang về khoản lãi ít nhất 488 tỷ đồng so với khoản đầu tư đã bỏ ra. HĐQT Tổng công ty cổ phần Phát triển Khu Công nghiệp (Sonadezi, UPCoM: SNZ) vừa thông qua Nghị quyết về việc thoái vốn tại Công ty cổ phần Đô thị Amata Biên Hòa. Theo đó, dự kiến trong quý IV/2024 và quý I/2025, Sonadezi sẽ chuyển nhượng hơn 4,2 triệu cổ phần, chiếm tỷ...

Nhiều dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 được triển khai hiệu quả tại vùng DTTS tỉnh Bình Thuận

Cụ thể, về Dự án 1- Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, từ năm 2022 đến năm 2024, tỉnh Bình Thuận đã được phân bổ nguồn vốn 39 tỷ 933 triệu đồng. Đến nay, đã giải ngân 25 tỷ 296 triệu đồng đạt 63,3%. Ước tính đến cuối năm 2024, sẽ thực hiện hỗ trợ đất sản xuất cho 1 hộ, đất ở cho 70 hộ, nhà ở cho 412...

Hình hài đoạn cao tốc 3,4km qua TPHCM sắp thông xe

Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành dài hơn 57km đi qua địa phận Đồng Nai, TPHCM và Long An. Đây là dự án trọng điểm quốc gia thuộc trục cao tốc Bắc – Nam, cũng là dự án đường bộ cao tốc lớn nhất miền Nam với tổng mức đầu tư ban đầu hơn 31.000 tỷ đồng. Đoạn cao tốc 3,4km qua TPHCM (từ Quốc lộ 1 đến nút giao TPHCM – Trung Lương) cơ bản hoàn...

Chuẩn bị tốt công tác nhân sự Đại hội Đảng cấp cơ sở

Ban hành hướng dẫn công tác nhân sự cấp ủy cấp trên cơ sở và cấp cơ sở nhiệm kỳ 2025 – 2030, Tỉnh ủy Bình Thuận nhấn mạnh: Việc xây dựng đề án nhân sự cần phải được thảo luận dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể và tạo sự đoàn kết, thống nhất cao trong cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp. Phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất