Powered by Techcity

Ban cán sự đảng UBND tỉnh họp nghe báo cáo dự thảo Đề án tự cân đối ngân sách tỉnh

Kinh tế – xã hội tỉnh Bình Thuận trong những năm gần đây phát triển khá nhanh, tạo chuyển biến bước đầu trong việc đổi mới mô hình tăng trưởng. Năng lực sản xuất, quy mô nền kinh tế tăng đáng kể. Hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu được đẩy mạnh đầu tư, cơ sở vật chất và kỹ thuật được tăng cường; mở rộng hợp tác, liên kết thúc đẩy khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nhất là công nghiệp năng lượng, du lịch, nông nghiệp. Đáng chú ý là bộ mặt đô thị và nông thôn, kể cả vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện…

Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng chủ trì cuộc họp

Mặc dù có sự phát triển nhanh trong những năm gần đây, vị trí của Bình Thuận trong nền kinh tế cả nước cũng như trong Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vẫn còn khiêm tốn. Năm 2021, tỷ lệ đóng góp của tỉnh vào tổng GDP cả nước chỉ đạt 1,04%; tỷ trọng thu ngân sách Nhà nước nội địa chiếm 0,78% so với tổng thu ngân sách Nhà nước cả nước và đến năm 2022, thu nội địa chiếm tỷ trọng khoảng 0,61% và năm 2023 chiếm tỷ trọng 0,65% so với tổng thu ngân sách Nhà nước cả nước…Nhằm tạo điều kiện cho địa phương chủ động hơn trong việc xác định nguồn lực của ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ chi theo phân cấp của Trung ương. Việc xây dựng Đề án tự cân đối ngân sách tỉnh Bình Thuận đến năm 2025 và giai đoạn 2026 – 2030 là cần thiết.

Dự thảo Đề án gồm 2 phương án tự cân đối ngân sách. Phương án 1 là căn cứ nhu cầu chi ngân sách địa phương để từ đó xác định thu ngân sách Nhà nước. Trên cơ sở phương án chi ngân sách địa phương đã xây dựng, để đảm bảo cân đối thu, chi ngân sách, dự kiến thu nội địa năm 2024, 2025 và giai đoạn 2026 – 2030 đạt 165.303 tỷ đồng, bao gồm thu thuế, phí, thu khác đạt 142.545 tỷ đồng. Thu tiền sử dụng đất là 6.374 tỷ đồng và thu xổ số kiến thiết là 16.384 tỷ đồng. Phương án 2 là căn cứ khả năng thu ngân sách Nhà nước để xác định chi ngân sách địa phương. Trên cơ sở phương án thu nội địa năm 2024, 2025 và giai đoạn 2026 – 2030 theo nguồn lực thực tế tại địa phương do Cục Thuế xây dựng và số thu nội địa theo định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh thì thu điều tiết ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp hàng năm chỉ đảm bảo một phần dự toán chi ngân sách địa phương đã xây dựng, chưa đủ nguồn lực để đảm bảo cân đối chi ngân sách địa phương. Vì vậy, để đảm bảo cân đối thu, chi ngân sách địa phương cần thực hiện rà soát, điều chỉnh giảm các nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn của 2 phương án và trên cơ sở số thu nội địa thì Bình Thuận tự cân đối thu, chi ngân sách trong điều kiện còn nhiều thách thức trong quá trình điều hành ngân sách và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Với tốc độ thu nội địa tăng bình quân từ 9% – 10%/năm trong giai đoạn 2021 – 2030 hoặc theo phương án số thu nội địa theo tỷ lệ huy động GRDP vào ngân sách đạt 8% thì việc tự cân đối thu, chi ngân sách theo phương án 2 sẽ khả thi. Theo các đại biểu, để tăng thu ngân sách, cần có giải pháp kêu gọi thu hút các nhà đầu tư, tập đoàn lớn vào đầu tư tại tỉnh. Bên cạnh đó, cần tập trung phát triển 3 trụ cột là công nghiệp, du lịch và nông nghiệp; trong đó cố gắng tăng tỷ lệ lấp đầy các nhà đầu tư thứ cấp tại các khu, cụm công nghiệp, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc để các dự án sớm triển khai thi công, đi vào hoạt động để tạo nguồn thu từ các dự án…

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng nhấn mạnh: Đây là Đề án quan trọng, cấp bách được Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao. Trên cơ sở ý kiến các đại biểu dự họp, yêu cầu Sở Tài chính tiếp thu để bổ sung hoàn chỉnh dự thảo, sớm trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến. Trong đó về quan điểm phương pháp tiếp cận, cần bám sát chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra, xác định được mốc thời điểm cụ thể, đề ra mục tiêu phấn đấu và giải pháp cho phù hợp. Mặt khác, phân tích kỹ các nguồn thu cân đối thu chi, phân tích dự báo nguồn thu phải rõ ràng, lộ trình phải khả thi, yếu tố duy trì bền vững các nguồn thu, khai thác tối đa các nguồn thu dự báo, phát sinh trong tương lai, xây dựng cơ cấu nguồn thu cho phù hợp… Song song với các vấn đề trên cần rà soát, cập nhật các quy hoạch để thống nhất số liệu, phân tích kỹ các khó khăn, thuận lợi tác động đến thu chi trong những năm tiếp theo, tập trung các tiềm năng lợi thế của tỉnh để tính toán cân đối nguồn thu. Đề án cần xây dựng kịch bản, đưa ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ khác nhau, có đề ra lộ trình phấn đấu. Về xác định thời điểm tự cân đối, cơ bản thống nhất như đề xuất là trong giai đoạn 2026 – 2030 tỉnh sẽ tự cân đối ngân sách. Liên quan đến giải pháp, cần giữ vững ổn định nguồn thu hiện có, đồng thời tạo nguồn thu mới bền vững, đặc biệt quan tâm đến những nguồn thu có tỷ trọng lớn như thu ngoài quốc doanh, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nguồn thu từ xổ số kiến thiết, bảo vệ môi trường…

Nguồn

Cùng chủ đề

Cần kiểm soát tốt hơn các quy định về quảng cáo

BTO-Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều nay, 8/11, Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quảng cáo. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận tham gia thảo luận tại tổ 15. ...

Tiên phong ban hành Chỉ thị liên quan chống khai thác IUU

Được xem là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước tiên phong, bắt tay vào thực hiện sớm công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ngay khi ngành thủy sản Việt Nam bị Ủy ban châu Âu “tuýt còi” vào tháng 10/2017. ...

Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương

Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang...

Đầu tư đồng bộ công trình thủy lợi để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt

Bình Thuận được “mệnh danh” là địa phương có 3 “kh” là khô, khó và khổ. Cùng với tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận là địa phương nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhưng trên thực tế mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng, từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Vì vậy có thể nói mùa khô ở Bình Thuận thường kéo...

Tổng kết công tác thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Sáng 16/4/2024, Ban Chỉ đạo 515Quân khu 7 đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thực hiện Quyết định 75/2013/QĐ-TTg và Quyết địnhsố 35/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảođảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập (TKQT) hài cốt liệtsĩ. ...

Cùng tác giả

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc – NamBộ Giao thông Vận tải (GTVT) được giao trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong tháng 1/2025. Ảnh minh họa. Đây là một trong những chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà – Trưởng ban Ban chỉ đạo tại Thông báo số 07/TB...

Trao thưởng các hộ tham gia canh tác lúa bền vững, giảm phát thải

BTO-Ngày 8/1, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận phối hợp Công ty Cổ phần Net Zero Carbon (đơn vị hỗ trợ thực hiện mô hình) tổ chức tổng kết quy trình Canh tác lúa thông minh giảm phát thải khí nhà kính (BNS) tại xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình. Cùng...

Một năm vượt khó thu ngân sách

Khép lại năm 2024, thu ngân sách tỉnh đạt kết quả tích cực với tổng thu vượt 8,38% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm 2023. Phía sau con số này là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là ngành thuế và cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế tạo nên điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội tỉnh. ...

Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Dương Văn An bị đề nghị kỷ luật

Từ ngày 6 đến ngày 8-1, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban. Toàn cảnh kỳ họp. Ảnh: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét báo cáo kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận.  Ủy ban Kiểm tra...

Công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024). Cụ thể, 33 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 13 gồm: 1- Đàn đá Đắk Sơn, niên đại: khoảng 3.500 – 3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Nông. 2- Chõ gốm, niên đại: văn hóa Đông Sơn (khoảng 2.500 – 2.000 năm cách ngày nay);...

Cùng chuyên mục

Trao thưởng các hộ tham gia canh tác lúa bền vững, giảm phát thải

BTO-Ngày 8/1, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận phối hợp Công ty Cổ phần Net Zero Carbon (đơn vị hỗ trợ thực hiện mô hình) tổ chức tổng kết quy trình Canh tác lúa thông minh giảm phát thải khí nhà kính (BNS) tại xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình. Cùng...

Một năm vượt khó thu ngân sách

Khép lại năm 2024, thu ngân sách tỉnh đạt kết quả tích cực với tổng thu vượt 8,38% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm 2023. Phía sau con số này là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là ngành thuế và cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế tạo nên điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội tỉnh. ...

Tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm

Dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong thời gian tới còn diễn biến phức tạp, do vậy công tác quản lý thị trường trên địa bàn Bình Thuận sẽ tiếp tục được tăng cường. Theo ghi nhận của Cục Quản lý thị trường Bình Thuận, thời...

Sở Xây dựng triển khai nhiệm vụ năm 2025

BTO-Ngày 6/1/2025, Sở Xây dựng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Văn Đăng đến dự và chỉ đạo hội nghị. Trong năm 2024, chính sách pháp luật có nhiều thay đổi nhất là Luật...

Tiếp tục giám sát chặt chẽ nhóm tàu nguy cơ cao

Thời gian qua, các ngành, địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thủy sản, chống khai thác IUU, trọng tâm là các biện pháp xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị định số 38/2024/NĐ-CP, Nghị quyết số 04/NQ-HĐTA ngày 12/6/2024 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao. ...

Đưa sản phẩm lợi thế của Bình Thuận vươn xa

Thông qua đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, ngành Công Thương địa phương đã góp phần quảng bá và đưa sản phẩm lợi thế của Bình Thuận vươn xa… Năm qua, công tác xúc tiến thương mại được ngành Công Thương Bình Thuận quan tâm và tập trung triển khai...

Thực phẩm tươi sống đến hẹn lại… tăng giá

Hơn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đây là thời điểm nhu cầu mua sắm thực phẩm của người dân tăng cao. Tuy nhiên, những ngày qua thực phẩm tươi sống từ rau, củ quả đến các loại thịt đều “rục rịch” tăng giá, khiến người tiêu dùng đắn đo. ...

Triển khai giải pháp đảm bảo nguồn nước vào mùa khô

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải tại văn bản mới đây. Theo đó, UBND tỉnh đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các sở ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố...

Khi đường nối liên tỉnh về đích trước tiến độ

Năm nay khác với nhiều năm trước là Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra chưa đầy 1 tháng, có lẽ vì vậy nên trước khi bước vào mùa xuân ấm áp là lúc mùa đông cố “níu kéo” chút thời gian bằng cái lạnh “khác với các năm” trong suốt mùa đông. Và cũng vì thế mà nhiều công việc cần “kết” cuối năm khiến nhiều người phải tất bật hơn để chạy đua...

Quyết tâm trong tháng đầu năm

Trong tháng đầu năm - tính đến mốc thời gian 31/1 tới đây, Bình Thuận sẽ nỗ lực và thể hiện quyết tâm để hướng tới kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt tỷ lệ trên 95% kế hoạch vốn được giao… Trước thềm năm mới, giải...

Tin nổi bật

Tin mới nhất