Powered by Techcity

Bài phát biểu của Bí thư Tỉnh uỷ Dương Văn An tại kỳ họp thứ 19 HĐND tỉnh

Kính thưa chủ tọa kỳ họp!

Kính thưa quý vị đại biểu!

Kính thưa toàn thể cử tri và nhân dân tỉnh nhà!

Hôm nay, Hội đồng nhân dân tỉnh (khóa XI) tổ chức kỳ họp thứ 19 để đánh giá tình hình kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, lĩnh vực tư pháp năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; quyết định nhiều nội dung quan trọng do Ủy ban nhân dân trình và thực hiện chất vấn, trả lời chất vấn theo quy định. Những nội dung thảo luận trong kỳ họp lần này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh trong năm 2024 và những năm tiếp theo; có nhiều nội dung được cử tri và nhân dân tỉnh nhà rất quan tâm.

Trước khi Hội đồng nhân dân xem xét, thảo luận, quyết định, thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, tôi nêu một số vấn đề sau:

– Chúng ta bước vào năm 2023 với nhiều thời cơ, thuận lợi, nhiều động lực để phát triển. Đó là quyết tâm đưa tỉnh nhà phát triển khi chúng ta đúc kết những bài học quý sau 30 năm tái lập tỉnh, định hình được phương hướng, tầm nhìn, con đường phát triển của tỉnh trong thời gian tới và tầm nhìn đến năm 2050. Đó là sự quan tâm, ủng hộ rất lớn của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương với những chuyến thăm, làm việc, định hướng chỉ đạo rất sâu sắc, toàn diện. Đó là thời cơ khi tuyến cao tốc Bắc – Nam Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây được đưa vào sử dụng, giúp thời gian đi lại, vận chuyển hành khách, hàng hóa từ các nơi đến Bình Thuận, nhất là từ vùng kinh tế trọng điểm phía nam và ngược lại được rút ngắn, thuận lợi hơn nhiều,… Đó là việc tỉnh ta có sáng kiến đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia với hơn 70 hoạt động sôi nổi, hấp dẫn, mới lạ, giúp ngành du lịch nhanh chóng phục hồi và phát triển ấn tượng. Đó là việc nhiều nhà đầu tư lớn nhận thấy rõ hơn tiềm năng, triển vọng phát triển của Bình Thuận và tỉnh ta trở thành địa bàn đầu tư hấp dẫn.

Tuy nhiên, khó khăn, thách thức cũng nhiều, trong đó có những tác động từ yếu tố bên ngoài (như khủng hoảng kinh tế thế giới làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sụt giảm kim ngạch xuất nhập khẩu, giá cả, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản khó khăn,…) và yếu tố bên trong như tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức, dẫn đến công việc chậm trễ. Là một số vấn đề bất cập, vướng mắc và cả những sai phạm được chỉ ra qua thanh tra, kiểm tra, điều tra trong quá trình triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội đến nay chưa có giải pháp tháo gỡ, xử lý; từ đó, đã dẫn đến tình trạng nhiều dự án phát triển kinh tế – xã hội phải “nằm chờ”, không được triển khai, làm lãng phí các nguồn lực xã hội.

du-khachnh-n.jpg
Du khách đến với Bình Thuận

Trong bối cảnh đó, các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực, cố gắng; nhờ vậy, chúng ta đạt được nhiều kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực, tôi xin nhấn mạnh một số điểm sáng nổi bật sau:

– 3 lĩnh vực được xác định là trụ cột kinh tế của tỉnh tiếp tục đà tăng trưởng, trong đó du lịch tăng trưởng cao nhất với tổng số du khách 8,35 triệu (tăng 46%), doanh thu đạt hơn 22,3 nghìn tỷ đồng (tăng 63%), là một trong số 10 tỉnh, thành phố có tổng lượt du khách và doanh thu du lịch cao nhất cả nước. Tăng trưởng GRDP đạt 8,1%, đứng thứ 14/63 tỉnh, thành và 4/14 tỉnh, thành phố trong vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ (trong khi đó năm 2022 tăng 7,75%, xếp thứ 45/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và thứ 10/14 địa phương trong vùng). Quy mô kinh tế của tỉnh năm 2022 chỉ 96,4 nghìn tỷ, nay đã tăng lên hơn 100 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố. Thu ngân sách Nhà nước trên 10 nghìn tỷ đồng. Nhiều khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế – xã hội tồn đọng nhiều năm, ở nhiều lĩnh vực đang từng bước được tháo gỡ.

dien-gio-o-tuy-phong-anh-nl-3-.jpg
Điện gió Tuy Phong

– Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục được nâng lên, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được thực hiện tốt, tỷ lệ hộ nghèo giảm; thu nhập bình quân đầu người tăng 5,1% so với năm 2022. Chuyển đổi số có kết quả bước đầu, tiêu biểu, thành phố Phan Thiết đã đưa vào vận hành Trung tâm điều hành đô thị thông minh. Bộ mặt đô thị, nông thôn tiếp tục được đầu tư chỉnh trang, có phần đẹp hơn, khang trang hơn trước. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững.

Cùng với sự điều hành, quản lý của các cấp chính quyền, Hội đồng nhân dân tỉnh đã luôn đồng hành cùng Ủy ban nhân dân tỉnh, ủng hộ, ban hành các chủ trương, chính sách thuộc thẩm quyền; tăng cường giám sát việc triển khai chính sách pháp luật và kết quả thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Các đại biểu Hội đồng nhân dân qua tiếp xúc cử tri đã chuyển tải nhiều nguyện vọng, kiến nghị của cử tri, cùng góp ý, xây dựng chính quyền, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội,…

Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn có nhiều mặt hạn chế, yếu kém, nhiều công việc cần cải thiện tốt hơn nữa, đó là:

Tốc độ tăng thu ngân sách chưa cao, một số nguồn thu thấp hơn dự toán. Dù quy mô kinh tế hơn 100.000 tỷ đồng nhưng huy động GRDP vào thu ngân sách còn thấp (khoảng 8,1%), trong khi cả nước 15,7%. Số doanh nghiệp dừng hoạt động tăng 26,95%; số doanh nghiệp giải thể tăng 10% so với năm 2022; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở thành thị cao hơn tỷ lệ chung của cả nước. Số người rút bảo hiểm xã hội một lần gần 14 nghìn người, tăng 24,7% so với năm 2022.

img_3053.jpg
Doanh nghiệp quảng bá sản phẩm

Tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm vẫn còn chậm. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công tính đến hết tháng 11 năm 2023 chỉ đạt 64,41% kế hoạch; sử dụng ngân sách, cân đối thu – chi chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng có tiền nhưng không có dự án để phân bổ (trước đây thì dự án chờ tiền, nay thì tiền chờ dự án). Công tác lập, điều chỉnh các loại quy hoạch còn kéo dài; đến nay rất nhiều địa phương chưa lập xong quy hoạch phân khu, quy hoạch chung; những khó khăn trong việc xác định giá đất để tính tiền giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất, để bồi thường cho người dân khi giải phóng mặt bằng; hỗ trợ, tái định cư và triển khai các dự án vẫn chưa được tháo gỡ.

Công tác quản lý đất đai, khoáng sản chưa chặt chẽ, lúng túng trong xử lý vi phạm, nhiều đơn thư trong lĩnh vực này chậm được giải quyết, gây bức xúc trong nhân dân; tình trạng lấn chiếm đất công, đất dự án, khai thác khoáng sản trái phép có nơi còn diễn biến phức tạp nhưng ngăn chặn chưa hiệu quả dẫn đến nhân dân nghi ngờ có sự “bao che”, “chống lưng” của một số cán bộ. Kết quả thực hiện chủ đề năm “Chỉnh trang đô thị, giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp” còn thấp, chưa tạo được hiệu ứng lan tỏa rộng rãi trong toàn tỉnh, trong khi đó tình trạng xây dựng trái phép, xả rác gây ảnh hưởng môi trường còn diễn ra ở nhiều nơi.

Trong kỳ họp cuối năm 2022, chúng ta đã đánh giá:Vẫn còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật có nội dung không phù hợp thực tế, gây cản trở, phiền hà cho nhân dân và doanh nghiệp chậm được sửa đổi. Song, trong năm 2023, tình trạng trên vẫn còn. Cùng với hạn chế này là những hạn chế, yếu kém về cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong thủ tục về đất đai, đầu tư, mua sắm công. Việc “hỏi” trong xử lý công việc của các cơ quan quản lý nhà nước có nhiều nội dung không đúng cơ quan có thẩm quyền; việc trả lời, cho ý kiến khi được “hỏi” của cơ quan có thẩm quyền còn chung chung, không rõ nội dung hoặc chậm trễ thời gian dài. Tình trạng này, không chỉ gây bức xúc trong nhân dân mà còn gây bức xúc trong chính các cơ quan nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ở đây, nguyên nhân chính là tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức. Việc này, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có ý kiến nhiều lần, song cải thiện vẫn còn chậm.

Có nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nhưng thiếu giám sát dẫn đến có tình trạng nhiều năm không triển khai. Tôi xin nêu ví dụ cụ thể để Hội đồng cùng xem xét, có giải quyết thực hiện trong thời gian tới. Đó là Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về dự án Nhà tang lễ. Dự án này đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XII) thống nhất vị trí đầu tư tại xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết vào năm 2012; sau đó, Ủy ban nhân dân tỉnh có chỉ đạo triển khai thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tuy nhiên, do chưa thật sự quyết tâm, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ và thiếu kiểm tra, giám sát của các cơ quan liên quan nên mãi đến năm 2018 (sau 06 năm), Ủy ban nhân dân tỉnh mới trình và được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh cho chủ trương đầu tư dự án vào ngày 31/10/2018. Tuy nhiên, cơ quan tham mưu lấy lý do khó khăn về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nên không triển khai được, làm dự án tiếp tục chậm trễ. Đến khi Thường trực Tỉnh ủy đôn đốc, nhắc nhở, tổ chức 02 cuộc họp để cho ý kiến, thì dự án mới khởi động lại; hiện nay, các cơ quan chức năng đang triển khai thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.

Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh (trong số các đại biểu có lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo sở, ngành, địa phương), qua tiếp xúc cử tri có hứa thực hiện hoặc hứa chuyển kiến nghị của cử tri đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng cũng có trường hợp quên, hoặc có chuyển nhưng còn hình thức, chưa đeo bám giám sát, theo dõi.

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An gặp gỡ cử tri tỉnh nhà.

Có lần tôi tiếp xúc cử tri ở xã Tiến Thành, một cử tri cho biết: được Nhà nước giao đất ở do di dời chống sạt lở từ năm 1994, cơ quan Nhà nước “hứa” với người dân là khi làm nhà, sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến nay đã gần 30 năm vẫn chưa được cấp giấy. Cử tri đó nói với tôi rằng: 06 nhiệm kỳ, hàng chục cuộc tiếp xúc cử tri, ai về cũng hứa nhưng không có kết quả. Tôi nói điều này ra, có thể nhiều đồng chí lãnh đạo, nhiều đại biểu không vui, nhưng chúng ta là đại biểu của dân, là cơ quan quyền lực của dân, do dân, vì dân; phải tự kiểm điểm trước dân để làm tốt hơn lời hứa của mình, không để người dân chờ đợi thêm nữa.

Kính thưa các đại biểu!

Năm 2024 dự báo còn nhiều khó khăn. Nếu chúng ta không cố gắng nỗ lực nhiều hơn thì sẽ rất khó đạt được mục tiêu tăng trưởngcác mục tiêu GRDP bình quân đầu người, thu nhập người dân, tự cân đối ngân sách vào năm 2025như Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh vừa báo cáo. Do vậy, tại phiên họp này, đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và các địa phương thông qua các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh quan tâm thực hiện một số công việc sau:

Thứ nhất, tôi đề nghị, trên cơ sở báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024; kết quả thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm 2023; dự toán và phương án phân bổ ngân sách năm 2024; tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023, dự kiến kế hoạch đầu tư công, danh mục đầu tư công năm 2024…, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh cùng bàn, thảo luận các biện pháp, giải pháp tập trung khắc phục khó khăn, hạn chế, phát huy tiềm năng, nội lực, cơ hội mới để tiếp tục phát triển đồng đều 3 trụ cột kinh tế: công nghiệp – du lịch – nông nghiệp; đẩy mạnh thu hút đầu tư xã hội; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với các cơ quan nhà nước; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan và địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao… Đồng thời, đề nghị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh cùng ủng hộ khi Ủy ban nhân dân tỉnh trình các chủ trương về thu – chi ngân sách, danh mục đầu tư công, danh mục các dự án thu hồi đất, các chủ trương về hỗ trợ người dân…, hỗ trợ khi đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư,…

Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các địa phương, các sở, ngành và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nỗ lực làm việc bằng cả trách nhiệm và tình cảm, có tâm và tầm; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, lấy hiệu quả công việc, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và sự phát triển của tỉnh làm thước đo đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, phấn đấu hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình và hoàn thành nhiệm vụ chung của tỉnh.

Thứ hai, tôi đề nghị trong chương trình công tác năm 2024, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tập trung rà soát kết quả thực hiện các Nghị quyết do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành, bảo đảm từng nội dung Nghị quyết phải được thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, tiếp tục phát huy hơn nữa công tác giám sát kết quả khắc phục một số hạn chế, khuyết điểm còn tồn đọng, kéo dài qua nhiều năm như:

z4697478873903_c62434978bc96d5298815fe9592c25ae-1-.jpg
Phối cảnh công trình kè sông Cà Ty từ cầu Lê Hồng Phong đến cầu Trần Hưng Đạo Một công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh

(1) Việc đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh; tiến độ thực hiện các công trình đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, thông qua nhưng triển khai thực hiện chậm, đến nay chưa đạt được kết quả.

(2) Việc sửa đổi, thay thế hoặc bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung không phù hợp, có nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện.

(3) Việc giải quyết các thủ tục hành chính, nhất là thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và các vấn đề có liên quan cho nhân dân và doanh nghiệp.

(4) Thái độ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhất là ở những vị trí thường xuyên tiếp xúc, trực tiếp giải quyết các kiến nghị, đề xuất của người dân, doanh nghiệp.

Qua công tác giám sát, đề nghị từng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có kiến nghị đến cấp có thẩm quyền chấn chỉnh, uốn nắn hoặc xử lý nếu có vi phạm.

Thứ ba, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh vừa trình bày báo cáo tổng hợp những kiến nghị của cử tri tỉnh nhà. Đây là nguyện vọng và đề xuất chính đáng, xuất phát từ thực tiễn cuộc sống. Đề nghị lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương nghiên cứu, tiếp thu, nêu cao trách nhiệm, tăng cường sự phối hợp để giải quyết có kết quả các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân.

Đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và từng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh chú ý nhiều hơn việc giám sát kết quả giải quyết các kiến nghị, nguyện vọng của c tri của các cơ quan nhà nước các cấp; kịp thời nêu ý kiến phê bình, chấn chỉnh đối với các trường hợp chậm trễ, để kéo dài hoặc đùn đẩy trách nhiệm.

58fe86b2-3159-490e-a432-b021e1eb0736.jpeg
<i>Sinh hoạt Giữ trọn lời thề đảng viên<i>

Thứ , Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh nghiên cứu, tiếp tục đổi mới chương trình các kỳ họp. Trong quá trình xây dựng chương trình các kỳ họp, đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh không chỉ chờ khi Ủy ban tỉnh trình các chủ trương, chính sách theo thẩm quyền lúc đó mới đưa vào nội dung kỳ họp mà Hội đồng nhân dân tỉnh cần căn cứ các quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nếu thấy vấn đề gì thuộc thẩm quyền của địa phương nhưng chưa được thể chế hóa hoặc qua giám sát, tiếp xúc cử tri nhận thấy tỉnh cần có chế độ, chính sách đặc thù về một lĩnh vực nào đó thì Hội đồng nhân dân tỉnh chủ động nêu vấn đề, giao nhiệm vụ, nhắc nhở, đôn đốc Ủy ban nhân dân tỉnh nghiên cứu và phối hợp với các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng, hoàn chỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh để cho ý kiến hoặc quyết định. Bổ sung vào chương trình các kỳ họp nội dung báo cáo về tiến độ triển khai, kết quả thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành để theo dõi, giám sát kết quả thực hiện, không để xảy ra tình trạng nghị quyết đã ban hành nhưng không triển khai được.

Kính thưa các đại biểu!

Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh thường lệ cuối năm 2023 rất quan trọng, khối lượng công việc rất lớn. Tôi tin tưởng với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết của từng đại biểu, Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ có những quyết định đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Thuận trong thời gian tới và mong mỏi của cử tri tỉnh nhà.

Xin chúc kỳ họp thành công tốt đẹp.

Xin chúc sức khỏe các vị khách quý và các vị đại biểu.

Nguồn

Cùng chủ đề

Phan Thiết: Phòng chống thiên tai “4 tại chỗ” gắn với xây dựng cộng đồng an toàn

Cuối tháng 8, đầu tháng 9/2024, bước vào cao điểm mùa mưa lũ trong năm, trên địa bàn tỉnh xảy ra đợt mưa lớn, gây thiệt hại về người và tài sản, hạ tầng, cây trồng của nhân dân. Trong đó tại TP. Phan Thiết, tình hình sạt lở, cát tràn xảy ra liên tục, gây ảnh hưởng đến nhiều mặt. ...

Nghề làm bánh hỏi truyền thống ở Bình Thuận

Ngoài Hòn Rơm, Mũi Né đẹp nao lòng với những trảng cát, hàng dừa và nguồn hải sản phong phú, nếu có dịp đến Bình Thuận, quý vị đừng quên món đặc sản bánh hỏi Phú Long. Không chỉ nổi tiếng về ẩm thực, nghề làm bánh hỏi cũng là một “đặc sản nhiếp ảnh” mà bất cứ người cầm máy nào cũng mơ ước được một lần trải nghiệm và ghi lại những khoảnh khắc vừa chân thật...

Lướt ván buồm ở Mũi Né

Mũi né – Phan thiết là địa phương phát triển bộ môn lướt ván buồm tại Việt Nam. Bởi nơi đây có nhiều điều kiện lý tưởng như: bờ biển dài với dải cát trắng mịn, nước biển trong xanh, không có đá ngầm, những ngọn sóng cao vừa phải, sức gió phù hợp, ở khá xa khu neo đậu tàu thuyền của ngư dân … Chính vì vậy, hiệp hội lướt ván buồm quốc tế đã đánh giá...

Bình Thuận sắp mở phố ẩm thực đêm đầu tiên ở Phan Thiết

Chỉ hơn 1 tháng nữa, Phố ẩm thực ở trung tâm TP Phan Thiết sẽ đón khách vào buổi tối các ngày cuối tuần, quy mô gần 100 gian hàng. Theo thông báo từ UBND TP Phan Thiết, Phố ấm thực Phan Thiết sẽ được tổ chức thí điểm vào tháng 9.2024. Đây là hoạt động nhằm định hướng xây dựng mô hình phát triển kinh tế ban đêm phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn của Phan Thiết....

Bình Thuận chi hơn 88 tỷ đồng cải tạo, xử lý ô nhiễm môi trường bãi rác Bình Tú

BTO-Tại kỳ họp thường kỳ giữa năm 2024 diễn ra từ ngày 17 -19/7, một trong những nghị quyết quan trọng được HĐND tỉnh thông qua là phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Cải tạo, xử lý ô nhiễm môi trường bãi rác Bình Tú tại xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết. ...

Cùng tác giả

Trung Bộ mưa to, lũ trên sông Gianh lên nhanh

Hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động (BĐ)2. Mực nước lúc 1 giờ ngày 20/9 trên sông Gianh tại các trạm như sau: Trạm Đồng Tâm 12,90 m, dưới BĐ2 0,10 m; Trạm Mai Hóa 4,28 m, dưới BĐ2 0,72 m; Trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Gianh tiếp tục lên. Trong 12-24 giờ tiếp theo lũ trên sông Gianh đạt đỉnh ở mức BĐ2-BĐ3, sau đó xuống. Từ ngày...

Billiards Carom 3 băng Việt Nam ghi dấu mốc lịch sử

Billiards carom 3 băng Việt Nam thâu tóm mọi danh hiệu cao quý nhất trên thế giới, từ danh hiệu cá nhân cho đến danh hiệu đồng đội. Hành trình chinh phục đỉnh cao của các cơ thủ đã ghi dấu mốc lịch sử cho Billiards carom 3 băng Việt Nam. Những...

Nâng giá trị thanh long từ việc đa dạng các sản phẩm

Qua bao mùa thăng trầm, thanh long vẫn gắn liền với cái nắng gió và đời sống người dân Bình Thuận. Thế nhưng cụm từ “giải cứu thanh long” vẫn chưa có hồi kết, khi mà thi thoảng vẫn xảy ra tình trạng “được mùa, mất giá”. Giải pháp lâu dài chính là tập trung đầu tư chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm thanh long thay vì chỉ xuất khẩu thô. ...

Thời tiết ngày 20/9: Mưa lớn trải rộng khắp miền Trung

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ đêm 19/9 đến ngày 20/9, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Từ đêm 20/9, mưa lớn giảm dần. Cũng trong thời gian trên, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 80-180mm, cục...

Khi thương hiệu được khẳng định

Du lịch Bình Thuận với biển xanh - cát trắng - nắng vàng đã vươn xa, trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và tin tưởng của du khách từ khắp nơi trong và ngoài nước. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Bình Thuận với khí hậu ôn hòa, nắng...

Cùng chuyên mục

Trung Bộ mưa to, lũ trên sông Gianh lên nhanh

Hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động (BĐ)2. Mực nước lúc 1 giờ ngày 20/9 trên sông Gianh tại các trạm như sau: Trạm Đồng Tâm 12,90 m, dưới BĐ2 0,10 m; Trạm Mai Hóa 4,28 m, dưới BĐ2 0,72 m; Trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Gianh tiếp tục lên. Trong 12-24 giờ tiếp theo lũ trên sông Gianh đạt đỉnh ở mức BĐ2-BĐ3, sau đó xuống. Từ ngày...

Thời tiết ngày 20/9: Mưa lớn trải rộng khắp miền Trung

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ đêm 19/9 đến ngày 20/9, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Từ đêm 20/9, mưa lớn giảm dần. Cũng trong thời gian trên, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 80-180mm, cục...

Saigon Co.op: Cung ứng hàng hóa cho miền Trung được đảm bảo

Khách hàng mua sắm mặt hàng tươi sống tại Co.opmart Huế – Ảnh: M.T Ngày 19-9, hệ thống siêu thị Co.opmart khu vực miền Trung cho biết đã sẵn sàng kế hoạch ứng phó trong thời điểm mưa gió hoành hành khu vực bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến tỉnh Bình Thuận. Theo đại diện Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), hệ thống đã nhanh chóng tăng lượng dự trữ nguồn hàng gấp 3...

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4, cách Đà Nẵng 210km

 Vị trí và hướng đi của bão số 4. Ảnh: TT KTTV Bão số 4 gây mưa to tại Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ  Hồi 4 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng 210km về phía Đông Bắc, cách Quảng Trị khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển chủ yếu theo hướng...

Game ‘Chạy trốn phồn hoa’ được Apple vinh danh

Ngay từ ngày đầu ra mắt, tựa game đã gây thích thú cho người chơi với tạo hình game pixel cùng lối chơi đơn giản, thông qua hành trình khám phá những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của VN như: Cầu ngói Thanh Toàn (Huế), đình cổ Hương Canh của Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) cho đến Thủy Đình ở Thiên Phúc Tự (Hà Nội), Tháp chuông Vọng Lĩnh Cao Đài trên đỉnh Fansipan (Lào Cai), Tháp Chăm Poshanu...

Làm rõ thông tin cháu bé nghi bị bạo hành tại cơ sở tư thục ở Bình Thuận

Ngày 18/9, ông Đặng Thanh Phúc, Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc cho biết đã chỉ đạo công an huyện vào cuộc xác minh, làm rõ thông tin vụ việc một cháu bé nghi bị bạo hành tại cơ sở giữ trẻ tư thục ở thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc. Trước đó, trên mạng xã hội đăng tải, lan truyền hình ảnh và các đoạn clip ghi lại cảnh cháu bé nghi bị bạo hành tại...

Mưa dông hầu khắp cả nước, Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7

Từ chiều tối 17 đến ngày 18/9, các khu vực trên cả nước có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 50mm.   Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 17/9, khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ đã có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa rào...

Bổ sung nút giao vào Dự án đường cao tốc Biên Hòa

 Tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu hiện nay. (Ảnh: PL) Ngày 17/9, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ để đề xuất đầu tư nút giao đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao – Hòa Bình (ĐT.991). Theo đó, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị Thủ tướng cho phép bổ sung nút giao nói trên vào Dự án đường cao...

Tin áp thấp nhiệt đới và các chỉ đạo ứng phó

(Chinhphu.vn) – Dự báo trong ngày 17/9, áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông trở thành cơn bão số 4. Bộ NNPTNN đã ban hành công điện chỉ đạo chủ động ứng phó. Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới (bão số 4). Ảnh NCHMF Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Ngày 16/9, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu...

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão

Chiều 16/9, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công điện gửi các bộ, ngành và địa phương từ Quảng Ninh đến Bình Thuận để ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có thể mạnh lên thành bão. Theo đó, bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, một áp thấp nhiệt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất