Powered by Techcity

Đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, đổi mới, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ du lịch, thu hút ngày càng nhiều du khách đến tỉnh, đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tương xứng với vai trò, vị trí là 1 trong 3 trụ cột kinh tế của tỉnh.

Đó là yêu cầu chung trong kết luận của Tỉnh ủy sau khi sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 24/10/2021 của Tỉnh ủy (khóa XIV) về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết số 06-NQ/TU).

du-luon-1.jpg
Eo biển Vĩnh Tân Cà Ná Ảnh ĐHòa

Kết quả và hạn chế

Trên tinh thần đánh giá sát thực những mặt được, chưa được sau 2 năm thực hiện, Tỉnh ủy kết luận: Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; song, du lịch Bình Thuận đã có bước phục hồi và phát triển khá nhanh. Đặc biệt, các hoạt động Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận – Hội tụ xanh” và việc đưa vào sử dụng 2 tuyến cao tốc Bắc – Nam (phía Đông) đoạn qua địa bàn tỉnh đã tạo động lực mới cho du lịch Bình Thuận phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Bình Thuận còn nhiều tồn tại, hạn chế, đáng lưu ý là: Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch chưa đồng bộ. Thu hút đầu tư các dự án du lịch có quy mô lớn, khu nghỉ dưỡng cao cấp gắn với du lịch vui chơi, giải trí, thương mại, dịch vụ, thể thao chưa nhiều, thiếu thương hiệu nổi tiếng. Tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch chưa cao, nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu, việc đầu tư nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, chưa tạo ra sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với khách du lịch. Các công trình, hoạt động phục vụ phát triển du lịch (như: công viên, bãi tắm, quảng trường biển, các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, bãi đậu xe, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực về đêm…) chưa đáp ứng nhu cầu. Những giá trị cốt lõi của các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh để quảng bá, thu hút du khách đến tham quan, du lịch chưa được phát huy đúng mức. Tỉnh chưa có phương án quy hoạch, quản lý, sử dụng, bảo tồn và nâng cao giá trị danh lam thắng cảnh như: Mũi Kê Gà và ngọn Hải đăng Kê Gà, các khu vực đồi Hồng, đồi Cát bay (đồi Trinh Nữ), Bàu Trắng (Bàu Ông ở huyện Bắc Bình), Mũi Yến, Hòn Cau, Hòn Bà… Công tác quản lý đầu tư, xây dựng, quản lý đất đai thực hiện dự án du lịch còn yếu; tình trạng lấn chiếm trái phép còn diễn biến phức tạp; nhiều dự án du lịch chậm triển khai hoặc chưa triển khai; một số dự án ảnh hưởng cảnh quan thiên nhiên, phá vỡ không gian kiến trúc. Vệ sinh môi trường một số nơi chưa tốt, nhất là tình trạng rác thải, nước thải sinh hoạt tại các khu du lịch, bãi biển và các khu dân cư, các điểm sinh hoạt công cộng. Tình trạng buôn bán hàng rong, đeo bám, chèo kéo khách du lịch, nâng giá… có lúc, có nơi vẫn còn diễn ra, ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của tỉnh. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Bình Thuận trên hệ thống truyền thông, mạng xã hội, công nghệ số chưa nhiều; nội dung, phương thức tuyên truyền chưa đổi mới. Nhận thức của một số doanh nghiệp, người dân về phát triển du lịch bền vững còn hạn chế.

du-luon.jpg
Bay dù lượn tại Núi Hồng Hòa Thắng Bắc Bình Ảnh ĐHòa

Nhiệm vụ và giải pháp

Trước thực trạng trên, Tỉnh ủy đề ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong thời gian tới. Nhiệm vụ đầu tiên là phải tập trung xây dựng hoàn thiện và quản lý du lịch theo quy hoạch, kế hoạch. Tăng cường thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực, có kinh nghiệm, có thương hiệu nổi tiếng, tâm huyết để triển khai các dự án lớn, các khu, tổ hợp du lịch, khu vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm hiện đại, đẳng cấp. Khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển các loại hình du lịch kết hợp hội họp, huấn luyện, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, khám phá, văn hóa tâm linh, sinh thái, du lịch nông nghiệp… gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, nhằm thu hút du khách đến Bình Thuận nhiều hơn, lưu trú dài ngày hơn, chi tiêu nhiều hơn và quay trở lại nhiều lần hơn. Giữ vững hình ảnh du lịch Bình Thuận “An toàn – thân thiện – chất lượng”. Cùng với đó tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, nhất là mở rộng hệ thống giao thông kết nối thông suốt đến các khu, các điểm du lịch trọng tâm; nâng cấp các tuyến đường hiện có gắn với cây xanh, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, vỉa hè, bãi đậu xe… bảo đảm đồng bộ. Có biện pháp phát huy các giá trị văn hóa, lễ hội, làng nghề, sản phẩm thủ công truyền thống, các di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh… để phục vụ phát triển du lịch. Dành nguồn ngân sách và huy động xã hội hóa để đầu tư xây dựng, chỉnh trang đô thị, nông thôn ngày càng hiện đại, văn minh, chú ý hệ thống chiếu sáng nghệ thuật, công trình cổng chào, công trình mỹ thuật tạo điểm nhấn ở các cửa ngõ ra, vào thành phố Phan Thiết, các huyện, thị xã, Khu du lịch quốc gia Mũi Né; cải tạo các công viên ven biển, quy hoạch bãi tắm, khu du lịch cộng đồng… Đặc biệt, giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp, trồng cây xanh, vườn hoa; xây dựng nếp sống văn minh, người dân thân thiện, mến khách. Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch; đổi mới phương thức, nội dung tuyên truyền, tạo sự hấp dẫn, ấn tượng. Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu và nâng tầm du lịch Bình Thuận. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nhất là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về hồ sơ, thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển. Đồng thời, thực hiện việc thu hồi các dự án không triển khai hoặc chậm triển khai theo quy định, không để lãng phí nguồn lực đất đai…

Kết luận nêu rõ: Phấn đấu đến năm 2025, đón 8,9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm từ 10 – 12%; doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 23.300 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 – 2025 từ 18 – 20%/năm; đóng góp vào GRDP của tỉnh đạt 10 – 11%; đến năm 2030, du lịch đóng góp GRDP của tỉnh đạt 12 – 13%, Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương…

Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Chăm ở xã Phan Hiệp

Phan Hiệp là 1 trong 3 xã thuần đồng bào dân tộc Chăm của huyện Bắc Bình hội tụ, lưu giữ nhiều nét đặc sắc văn hóa Chăm. Việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa Chăm nơi đây luôn nhận được sự quan tâm của địa phương, của tỉnh đặc biệt là ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh. ...

Giúp đồng bào Phan Sơn thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Bằng nhiều chương trình, cách làm cụ thể, công tác kết nghĩa giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh với xã vùng cao Phan Sơn (Bắc Bình) giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nơi đây thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất tự tin vươn lên thoát nghèo bền vững. ...

Xôn xao đi test… nợ xấu

Câu chuyện khách hàng ở phía Bắc có thẻ tín dụng nợ 8,5 triệu đồng của một ngân hàng sau 11 năm trở thành 8,8 tỷ đồng làm hàng loạt người có đăng ký hoặc sử dụng thẻ tín dụng lo ngại bởi không biết bản thân mình có bị nợ xấu không, nhất là trong hội chị em làm ở các công ty. Vậy là họ rủ nhau đi test nợ xấu… ...

Khởi tranh giải “Bơi, chạy, trượt đồi cát” Bắc Bình

Giải thể thao 3 môn phối hợp “Bơi, chạy, trượt đồi cát” Bắc Bình - Bình Thuận mở rộng lầm thứ X năm 2024, sẽ diễn ra ngày 13/4. Đây là giải thể thao truyền thống của huyện Bắc Bình, nhằm chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn...

Biển Bắc Bình qua các địa danh của Vè thủy trình

Trong bài Vè thủy trình đoạn qua Bình Thuận có đoạn viết về địa danh biển Bắc Bình rất sinh động: Nhắm chừng mũi Nhỏ buông qua Vũng môn, Đá dựng đã xa hòn Hường Hòn nghề Quảng thí dựa nương Ở trong có vũng như ao thăng bằng. Địa danh qua các câu vè từ...

Cùng tác giả

Saigon Co.op: Cung ứng hàng hóa cho miền Trung được đảm bảo

Khách hàng mua sắm mặt hàng tươi sống tại Co.opmart Huế – Ảnh: M.T Ngày 19-9, hệ thống siêu thị Co.opmart khu vực miền Trung cho biết đã sẵn sàng kế hoạch ứng phó trong thời điểm mưa gió hoành hành khu vực bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến tỉnh Bình Thuận. Theo đại diện Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), hệ thống đã nhanh chóng tăng lượng dự trữ nguồn hàng gấp 3...

Lệ Kỳ An Tế Thu

9 vận động viên Teakwondo Bình Thuận được phong cấp kiện tướng

BTO-Ông Huỳnh Ngọc Tâm – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, cho hay: CLB Teakwondo Bình Thuận đã có kỳ thi đấu thành công và xếp thứ 3 toàn đoàn nội dung quyền và hạng 3 toàn đoàn chung cuộc vừa kết thúc vào chiều 18/9 tại tỉnh Lào Cai. ...

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4, cách Đà Nẵng 210km

 Vị trí và hướng đi của bão số 4. Ảnh: TT KTTV Bão số 4 gây mưa to tại Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ  Hồi 4 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng 210km về phía Đông Bắc, cách Quảng Trị khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển chủ yếu theo hướng...

Công ty Điện lực Bình Thuận thông báo thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ khách hàng về ngày cuối tháng 9/2024

Công ty Điện lực Bình Thuận thực hiện thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ khách hàng sử dụng điện về ngày cuối tháng. Việc triển khai thực hiện có lộ trình theo từng nhóm khách hàng, từng khu vực đã đảm bảo đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật, cũng như phù hợp với tình hình thực tế lắp đặt công tơ điện tử cho khách hàng sử dụng điện. Công tác thay đổi lịch ghi chỉ số công...

Cùng chuyên mục

“Mở lối” cho du lịch phát triển

Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Thuận. Chính vì thế, tỉnh rất chú trọng đến việc đầu tư vào hạ tầng giao thông để rút ngắn khoảng thời gian đi lại của du khách khi đến với Bình Thuận. ...

Kích cầu du lịch nội địa và quốc tế

Thời gian qua, Bình Thuận không chỉ quan tâm kích cầu du lịch đối với khách nội địa mà còn chú trọng khách nước ngoài, các thị trường tiềm năng thông qua nhiều hình thức, chương trình, trong đó có Farmtrip. 1. Với biển xanh, cát trắng, nắng vàng, khí hậu ấm...

Gỡ “nút thắt” phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Đạp xe qua những cánh đồng lúa đang trổ bông, ghé thăm thưởng thức cây trái tại vườn, tắm suối, ngắm thác, khám phá rừng; tham quan mô hình nuôi trồng cây, con đặc biệt, thưởng thức đặc sản địa phương, tham quan tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của người dân bản địa… đang là xu hướng du lịch thu hút, hấp dẫn đa dạng đối tượng du khách. ...

Đến Mũi Né, đâu chỉ một con đường!

Đoàn khảo sát đến từ các hãng lữ hành quốc tế, công ty du lịch, báo chí như: Trung Quốc, Singapore, Đức, Úc… đã tham quan và khảo sát một số điểm du lịch nổi tiếng của địa phương như: Bàu Trắng, Bảo tàng nước mắm, Hệ sinh thái vui chơi giải trí Nova world Phan Thiết… Bên cạnh sự trải nghiệm, tìm hiểu các sản phẩm du lịch mới, dịch vụ lưu trú, buồng phòng, ẩm thực tại...

Đón hơn 6,4 triệu lượt du khách

Trong tháng 8 vừa qua, điểm đến Bình Thuận đã đón, phục vụ khoảng 925.800 lượt khách, tăng 3,44% so tháng trước đó và tăng 12,26% so cùng kỳ năm ngoái (riêng khách phục vụ trong ngày ước đạt gần 46.500 lượt khách, tăng 3,31% so tháng trước và tăng gấp 2,53 lần so cùng kỳ năm 2023). ...

Tiềm năng du lịch nông thôn, cộng đồng rất lớn

Những năm gần đây, khách du lịch đã chú ý đến các tour du lịch nông thôn với nhiều loại hình như: Du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch làng nghề… Các hoạt động này một mặt giúp phát triển kinh tế nông thôn, mặt khác đã tạo sự gắn kết và tự hào về một miền quê tươi đẹp, nơi mỗi cư dân trở thành hướng dẫn...

Đoàn Famtrip quốc tế khảo sát du lịch tại Bình Thuận

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch cũng ngày càng gia tăng, Bình Thuận đã và đang nỗ lực để tiếp tục huy động mọi nguồn lực, khai thác tối đa tài nguyên, lợi thế về du lịch, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ tạo hình ảnh sâu đậm về du lịch Bình Thuận với những sản phẩm du lịch...

Từ sóc Bom Bo nghĩ về Sa Lôn!

Nếu bạn có dịp về với mảnh đất Bình Phước thì hãy một lần đến sóc Bom Bo, để được chiêm ngưỡng nền văn hóa đặc sắc của người S’tiêng qua các hiện vật và hòa mình vào tiếng nhạc cồng chiêng bên đốm lửa hồng. Đặc biệt sẽ nghe giới thiệu về phong trào giã gạo nuôi quân của đồng bào S’tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. ...

Thêm một kỳ nghỉ ngành du lịch bội thu

Trong 4 ngày nghỉ lễ dịp Quốc khánh 2/9 năm nay mặc dù có mưa lớn nhưng khách du lịch đến với Bình Thuận vẫn đông đúc, đặc biệt là các khu du lịch trọng điểm như Hàm Tiến, Mũi Né, Tiến Thành, Kê Gà, Hòa Thắng, Bình Thạnh, La Gi... Trong...

Truyền cảm hứng khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch cho học sinh, sinh viên

BTO-Đây là chủ đề tọa đàm vừa được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận phối hợp tổ chức vào ngày 4/9 tại Trường Đại học Phan Thiết (TP. Phan Thiết). Tham dự buổi tọa đàm có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, trường học, đơn vị liên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất