Powered by Techcity

Đọc lại “Hỏi đáp Giáo dục Việt Nam”

Giữa rất nhiều những hoạt động rộn ràng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi lại dành cho mình chút thời gian đọc lại một số tập sách về nghề giáo. Tôi lần mở lại “Hỏi đáp Giáo dục Việt Nam”. Bộ sách gồm 2 tập, do tác giả, nhà báo – nhà thơ Lê Minh Quốc biên soạn, Nhà Xuất bản Trẻ xuất bản trước đây.

Một vài nội dung của tập sách

Ở phần Lời nói đầu, tập 1, Nhà Xuất bản đã đưa ra quan điểm: “Trong bất cứ thời đại nào, muốn chọn lấy những người tài giỏi ra giúp nước thì không có phương thức nào tối ưu hơn việc chăm lo giáo dục cho toàn dân và tổ chức thi cử công bằng”.

upload_2023-7-27_15-52-40.png

“Hỏi đáp Giáo dục Việt Nam” được sắp xếp trên tinh thần: tiến trình phát triển của nền Giáo dục nước ta từ thời Bắc thuộc cho đến những năm đầu của thế kỷ XXI. Tập 1 kết thúc ở thời điểm năm 1919. Đó là năm nhà Nguyễn tổ chức khoa thi Tiến sĩ cuối cùng, và chấm dứt chế độ khoa cử của nền giáo dục phong kiến Việt Nam. Tập 2, bắt đầu từ thời điểm thực dân Pháp sau khi xâm lược nước ta đã đặt chế độ giáo dục Pháp – Việt cho đến sau Cách mạng Tháng Tám, bắt đầu bước sang nền giáo dục mới.

Với cách sắp xếp nội dung trong 2 tập sách như vậy, bạn đọc dễ hình dung ra hai hệ thống giáo dục mà sự phân biệt có thể thấy ở chữ Hán và chữ Quốc ngữ là văn tự chính thức được dùng trong khoa cử.

Hai tập sách bao gồm 182 câu hỏi – đáp những nội dung khác nhau về Giáo dục Việt Nam. Tập 1: 90 câu, tập 2: 92 câu.

Tác giả tập sách đã rất dày công đọc lại những tài liệu cũ liên quan đến Giáo dục Việt Nam của rất nhiều người thuộc những thế hệ trước biên soạn. Cùng với đó, là việc sưu tầm những bức ảnh cũ, những bản vẽ minh họa cho hoạt động giáo dục ngày xưa, những trường thi, ảnh bìa những tập sách giáo khoa ngày trước, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với thầy trò Trường Chu Văn An năm 1958, ảnh các nhà giáo, nhà văn hóa tiêu biểu, ảnh hoạt động của học sinh, sinh viên Việt Nam ở các giai đoạn khác nhau ở một số ngôi trường.

Người viết bài xin được lược trích một vài nội dung được hai tập sách đề cập:

1. Khoa thi đánh dấu khoa cử Việt Nam có mặt trong hệ thống giáo dục thời phong kiến: Đó là vào năm 1075, vua Lý Nhân Tông mở khoa thi Nho học Tam trường đầu tiên để chọn những người thông minh, học rộng ra làm quan. Hệ thống thi cử bắt đầu có quy củ, nền nếp vào năm 1232 khi vua Trần Thái Tông cho tổ chức thi Thái học sinh, cho đậu Tam giáp. Từ năm 1239, nhà vua ấn định cứ 7 năm tổ chức một lần thi Hội.

2. Về nội dung tại sao người đi học thuở xưa được gọi là nhà Nho, tập sách đã có đoạn: “Nhà Văn hóa Phạm Quỳnh giải thích như sau: “Cái tên nhà Nho không những là để chỉ người biết chữ, học đạo thánh hiền trong Nho giáo; lại là chỉ một giai cấp trong xã hội, tức là hạng thượng lưu trí thức trong nước…”.

3. Về những luật lệ thi cử thời phong kiến, tập sách đã có đề cập: “Ngày xưa, sĩ tử bước vào trường thi bị ràng buộc bởi những luật lệ nghiêm ngặt, hà khắc của “trường quy” – những quy định trong việc làm bài. Có thể kể một vài quy định: “Trọng húy” là không được dùng bất cứ chữ gì có dính dáng đến tên nhà vua; “khinh húy” là kiêng tên những người là bà của vua, mẹ vua, hay tiên tổ lâu đời của nhà vua. Nếu thí sinh phạm “khinh húy” thì bị đóng gông phơi nắng suốt mấy ngày liền và suốt đời bị cấm thi; phạm “trọng húy” thì chẳng những thí sinh bị tù tội mà đến cả những ông huấn, ông giáo, đốc học dạy dỗ họ cũng bị khiển trách giáng cấp”.

4. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông sai lập Văn Miếu ở Thăng Long. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông sai mở rộng Văn Miếu thành Quốc Tử Giám, cho hoàng tử và chọn các bậc đại quan vào dự học. Có thể xem đây là trường đại học đầu tiên của nước ta.

5. Về danh hiệu Trạng Nguyên: Năm 1232, vua Trần Thái Tông mở khoa thi Thái học sinh, chia các thí sinh trúng tuyển thành Tam giáp: Đệ nhất, Đệ nhị và Đệ tam giáp. Đến năm 1246, nhà Trần mở khoa thi Đại tỉ mới đặt lại thứ bậc trong Tam giáp: Bậc Đệ nhất giáp có Tam khôi là Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa. Trong khoa thi năm 1246 vị Trạng nguyên đầu tiên của nước ta là Nguyễn Quan Quang, người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn (nay là thôn Tam Sơn, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh).

6. Khoa thi Nho học đầu tiên của nước ta là khoa Ất Mão (1075) dưới đời vua Lý Nhân Tông và khoa thi cuối cùng là khoa Kỷ Mùi (1919) dưới đời vua Khải Định. Như vậy chế độ khoa cử của nền giáo dục phong kiến Việt Nam trải qua 844 năm, tổng cộng có 185 khoa thi với 2.898 vị đỗ đại khoa, trong đó có 46 Trạng nguyên, 48 Bảng nhãn và 76 Thám hoa, 2462 Tiến sĩ và 266 Phó bảng.

7. Bộ sách giáo khoa Quốc văn nổi tiếng được sử dụng thống nhất ở các trường học Việt Nam thời Pháp thuộc trong suốt các năm nửa đầu thế kỷ XX là bộ Quốc văn giáo khoa thư, do các nhà giáo Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận biên soạn theo sự phân công của Nha học chính Đông Pháp.

8. Một trong những sự kiện quan trọng, đáng chú ý trong nền giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc là sự ra đời và hoạt động của Hội Truyền bá Quốc ngữ, trước tiên là tại Hà Nội, vào năm 1938. Mục đích của Hội là dạy cho người dân biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ. Lúc mới thành lập, Ban trị sự lâm thời của hội gồm các ông: Nguyễn Văn Tố (Chánh Hội trưởng), Bùi Kỷ (Phó Hội trưởng), Phan Thanh (Thư ký) cùng một số thành viên khác. Ảnh hưởng của Hội truyền bá Quốc ngữ đã lan rộng nhiều tỉnh ở miền Bắc và đến cả Trung kỳ, Nam kỳ.

9. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc ta, đã rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Nhân ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm học 1945 – 1946, Người đã viết thư gởi cho học sinh cả nước. Và ngày 15/10/1968, trong lá thư cuối cùng gởi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, nhân viên, học sinh các cấp nhân dịp khai giảng năm học 1968 – 1969, Người khẳng định: “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó, các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới”.

10. Ngày 26/4/1986, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/HĐBT về việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú. Danh hiệu cao quý này được xét và công bố hai năm một lần vào ngày 20/11.

Ngày 19/5/1995, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 1707/GD-ĐT về việc ban hành huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục”, được tiến hành hằng năm để ghi nhận công lao của những người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

11. Về việc tổ chức ngày 20/11 tại Việt Nam, tập sách đã cung cấp: Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo được tổ chức ở miền Bắc nước ta; sau đó, được tổ chức ở các vùng giải phóng miền Nam. Từ khi đất nước thống nhất, ngày 20/11 được tổ chức rộng rãi và dần trở thành truyền thống đáng quý để tôn vinh nhà giáo. Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 167/HĐBT, hằng năm lấy ngày 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Cùng rất nhiều những thông tin khác về giáo dục và đào tạo chứa đựng trong tập sách.

Đôi điều đọng lại

Đọc lại “Hỏi đáp Giáo dục Việt Nam” do nhà báo – nhà thơ Lê Minh Quốc biên soạn, độc giả có được một cái nhìn khái quát hệ thống về giáo dục Việt Nam, từ thời phong kiến đến những năm sau Cách mạng Tháng Tám, rồi sau ngày đất nước thống nhất đến đầu thế kỷ XXI. Từ đây, bạn đọc thấy được phần nào những thành quả của sự nghiệp giáo dục Việt Nam trải qua chiều dài lịch sử.

Trên tất cả, vẫn là đông đảo người học, ở mọi lứa tuổi, coi trọng việc học, đi kèm với thực hành, để từ đó, làm việc trong suốt nhiều năm, lo cho mình và giúp cho đời.

Giáo dục luôn là sự nghiệp trọng đại của đất nước. Bởi thế, mọi gia đình Việt vẫn luôn mong những người có trách nhiệm với sự nghiệp này, ở các cương vị khác nhau, từ người quản lý ở các cấp, đến những thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy học sinh – sinh viên, đặt tấm lòng của mình vào công việc, làm việc thật sự hiệu quả để các thế hệ học sinh – sinh viên được hưởng thụ một nền giáo dục tốt nhất, thu nhận được những kiến thức khoa học nhất, áp dụng được những điều đã học từ các nhà trường vào cuộc sống một cách hữu dụng theo đà phát triển của xã hội.

Nguồn

Cùng chủ đề

Lãnh đạo tỉnh viếng Bác tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

BTO-Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng nay - 17/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận. Đến viếng...

Triển lãm ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với thắng lợi vẻ vang của dân tộc”

Chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2024), gắn với Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận tổ chức trưng bày triển lãm ảnh chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với thắng lợi vẻ vang của dân tộc” tại Khu Di tích Dục Thanh. ...

Một số hình ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Điện Biên Phủ 70 năm về trước

BTO- Điện Biên Phủ - Chứng tích của lòng dũng cảm tuyệt vời và một trí tuệ vô cùng mẫn tiệp, của ý chí quyết chiến quyết thắng cho nỗi khát khao cháy bỏng về độc lập tự do của một dân tộc. Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên...

Đại sứ quán Lào tại Việt Nam dâng hoa, viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh...

Nhân chuyến thăm Bình Thuận, chiều ngày 26/3/2024, đoàn Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam do đồng chí Khăm-phau Ơn-tha-văn dẫn đầu đã đến dâng hoa, viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận. Trong...

Tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống

Xác định tầm quan trọng của công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống, những năm qua cấp ủy các cấp trên địa bàn tỉnh đã luôn chú trọng triển khai thực hiện công tác này. Qua đó đã nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, góp phần xây dựng Đảng,...

Cùng tác giả

22 đội bóng tranh Cúp BTV năm 2024

BTO-Tối 21/11, Lễ khai mạc Giải Bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng – Cúp BTV đã chính thức diễn ra tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể thao tỉnh Bình Thuận. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể dự. Giải...

Đọc “Nguyệt chính xuân” lắng khúc tâm tình cùng nhà thơ Đài Nguyên Vu (1939

Trong những cây bút thơ Bình Thuận xuất hiện trên thi đàn miền Nam trước năm 1975, Đài Nguyên Vu (tên thật Tôn Thất Trâm) đã chọn cho mình một giọng điệu riêng biệt. Khác với giọng thơ hào sảng, tài hoa, đầy khẩu khí của Nguyễn Bắc Sơn; thơ Đài Nguyên...

Bình Hưng – Hưng Long: Qua trang lịch sử… Kỳ 1

Theo kế hoạch sắp xếp các Đơn vị hành chính cấp xã của TP. Phan Thiết trong giai đoạn 2023 - 2025, sắp tới phường Bình Hưng và Hưng Long sẽ sáp nhập lại thành phường Bình Hưng mới có diện tích tự nhiên là 1,59 km², quy mô dân số...

Dạ thưa cô!

(Kỷ niệm một thời thơ ấu cắp sách đến ngôi trường nằm sát mé biển thuộc ấp Cây Găng, xã Văn Mỹ, quận Hàm Tân (nay xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận). - Dạ thưa cô, đi học cần phải có khai sinh, còn đi biển đánh cá...

Về miền Tây thăm “Vườn ông Sáu Dân”

Vừa qua, trong chuyến công tác tại một số tỉnh miền Tây, ghé Vĩnh Long, chúng tôi được giới thiệu tham quan khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt hay còn gọi là “Vườn ông Sáu Dân”. Với kiến trúc không gian mở, thiết kế hiện đại, ứng dụng công nghệ số, khu lưu niệm đã tạo nên nét riêng, dung hòa giữa sự trang trọng, thành kính, sâu lắng và sự thân thiện, gần gũi để...

Cùng chuyên mục

22 đội bóng tranh Cúp BTV năm 2024

BTO-Tối 21/11, Lễ khai mạc Giải Bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng – Cúp BTV đã chính thức diễn ra tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể thao tỉnh Bình Thuận. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể dự. Giải...

Đọc “Nguyệt chính xuân” lắng khúc tâm tình cùng nhà thơ Đài Nguyên Vu (1939

Trong những cây bút thơ Bình Thuận xuất hiện trên thi đàn miền Nam trước năm 1975, Đài Nguyên Vu (tên thật Tôn Thất Trâm) đã chọn cho mình một giọng điệu riêng biệt. Khác với giọng thơ hào sảng, tài hoa, đầy khẩu khí của Nguyễn Bắc Sơn; thơ Đài Nguyên...

Bình Hưng – Hưng Long: Qua trang lịch sử… Kỳ 1

Theo kế hoạch sắp xếp các Đơn vị hành chính cấp xã của TP. Phan Thiết trong giai đoạn 2023 - 2025, sắp tới phường Bình Hưng và Hưng Long sẽ sáp nhập lại thành phường Bình Hưng mới có diện tích tự nhiên là 1,59 km², quy mô dân số...

Dạ thưa cô!

(Kỷ niệm một thời thơ ấu cắp sách đến ngôi trường nằm sát mé biển thuộc ấp Cây Găng, xã Văn Mỹ, quận Hàm Tân (nay xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận). - Dạ thưa cô, đi học cần phải có khai sinh, còn đi biển đánh cá...

Ấm áp chương trình nghệ thuật  “Hướng về cội nguồn”

BTO-Tối 20/11, trong không khí thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Bác Hồ dừng chân dạy học tại Phan Thiết (1910 – 2024), chào mừng kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), UBND thành phố Phan Thiết tổ chức chương trình ca nhạc “Hướng về cội nguồn”. ...

Sôi nổi Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở xã La Dạ

BTO-Nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở La Dạ, thể hiện sức mạnh đoàn kết vượt qua mọi khó khăn để xây dựng La Dạ ngày càng phát triển. La Dạ là một trong những xã vùng cao của huyện Hàm Thuận Bắc, Bình...

Triển lãm ảnh “Tấm gương bình dị mà cao quý tỉnh Bình Thuận”

BTO-Từ ngày 18/11 đến ngày 1/12, trong khuôn viên Khu Di tích Dục Thanh, Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận tổ chức triển lãm ảnh “Tấm gương bình dị mà cao quý tỉnh Bình Thuận”. Sự kiện nhằm chào mừng Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005– 23/11/2024) gắn với Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 – 2024). ...

Nhân dân Ku Kê vui ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

BTO-Ku Kê, thôn đồng bào dân tộc thiểu số của xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận vừa tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Dự ngày hội, có ông Nguyễn Quốc Việt, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh. Tại ngày hội...

Bế mạc giải “Marathon Phan Thiết – Hành trình xanh” lần 2

Giải “Marathon Phan Thiết – Hành Trình Xanh” lần 2 với sự tham gia của hơn 3.000 vận động viên trong cả nước. Giải chính thức khởi tranh vào sáng ngày 17/11, với 5 cự ly: 5 km, 10 km, 21 km, 30 km và 42 km. Lộ trình đường đua sẽ trải dài dọc cung đường Lạc Long Quân, TL 719, ĐT 719B, đường nội bộ thuộc dự án Novaworld Phan Thiet.… Cùng song hành với mùa giải năm...

Hơn 3000 vận động viên tranh giải “Marathon Phan Thiết – Hành trình xanh”

BT0 - Chiều ngày 16/11, Ban tổ chức Giải “Marathon Phan Thiết – Hành Trình Xanh” lần 2, năm 2024 tổ chức lễ khai mạc Giải “Marathon Phan Thiết – Hành Trình Xanh” lần 2 – năm 2024. Cùng song hành với mùa giải năm nay, Ban tổ chức cũng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất