Powered by Techcity

Dùng văn hóa đặc trưng quảng bá du lịch

dsc09327.jpg
dsc09296.jpg

Sự kiện này là cầu nối để 2 địa phương giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh Lạng Sơn; từ đó thu hút các doanh nghiệp du lịch, lữ hành trên cả nước đầu tư xây dựng, khai thác các sản phẩm du lịch, tour, tuyến một cách hiệu quả, bền vững và phù hợp với tình hình địa phương, xu hướng của du khách trong thời gian tới.

Tỉnh Lạng Sơn đã giới thiệu tình hình phát triển du lịch của tỉnh với việc giới thiệu các điểm du lịch nổi bật; các di sản văn hóa vật thể – phi vật thể. Lạng Sơn – một tỉnh miền núi phía Đông Bắc, vùng đất cửa ngõ “phên dậu” địa đầu của Tổ quốc với lịch sử hình thành và phát triển, cùng nền văn hóa truyền thống lâu đời, giàu truyền thống cách mạng.

image_6483441-13.jpg
Đại diện các công ty doanh nghiệp lữ hành tìm hiểu về điểm đến Lạng Sơn
dsc09399.jpg

Ở sự kiện giới thiệu điểm đến, Lạng Sơn đã mạnh dạn đưa những giá trị văn hóa đặc trưng núi rừng của các dân tộc anh em: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay… tạo nên một vùng đất với nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cùng những lễ hội độc đáo, những làn điệu then, sli, lượn mê đắm lòng người, hòa quyện với cảnh sắc thiên nhiên, núi non trùng điệp, hùng vĩ nhưng rất đỗi nên thơ. Tiếng sáo của nghệ nhân Xuân Tự, trong trẻo, thanh tao nhưng ẩn chứa sự bao la hùng vĩ của núi rừng. Lạng Sơn còn mang cả tục Thờ Mẫu – một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian phổ biến của người Việt đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại để giới thiệu với những du khách tiềm năng nơi thành phố đầy nắng và gió Phan Thiết. Có thể lạ, có thể quen đâu đó trên các nền tảng mạng xã hội, hình ảnh văn hóa đặc trưng này được quảng bá, nhưng ở sự kiện lần này, Lạng Sơn đã mang đến không gian văn hóa, đậm đà bản sắc qua một tiết mục diễn xướng chầu văn: “Gia Chầu Bé Bắc Lệ sơn lâm thượng ngàn”, đã ăn sâu vào đời sống văn hóa tâm linh của người dân xứ Lạng.

dsc09342.jpg
Chầu Văn nét văn hóa đặc sắc ở Lạng Sơn

Ông Lưu Bá Mạc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn cho biết, Lạng Sơn đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ trở thành một trong những trọng điểm du lịch của vùng trung du miền núi Bắc bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng, có sức cạnh tranh. Du lịch Lạng Sơn thông qua văn hóa truyền thống, để dẫn đưa du khách tìm đến vùng đất hội tụ đủ đầy những giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh; các loại hình di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc với trên 280 lễ hội, trong đó nhiều di sản được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại… Bên cạnh đó, Lạng Sơn được thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú như hang động, sông, hồ, hệ sinh thái, khí hậu ôn hòa cùng với nhiều di tích danh thắng như: Nhị Thanh, Tam Thanh, Thành Nhà Mạc, núi Nàng Tô Thị, núi Mẫu Sơn…

Theo bà Trần Thị Bích Hạnh – Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Lạng Sơn, bên cạnh loại hình thế mạnh là du lịch biên mậu, Lạng Sơn đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch văn hóa cộng đồng và hướng tới xây dựng nhóm du lịch nông thôn. Hiện nay, 4 điểm mạnh giúp Lạng Sơn ghi dấu ấn trong lòng du khách, đó là văn hóa đậm đà bản sắc; ẩm thực đặc trưng; thiên nhiên tươi đẹp và sự an toàn, thân thiện, mến khách. Đó cũng là những lợi thế lớn, có thể tạo nên sự khác biệt, những sản phẩm du lịch đặc thù, có khả năng cạnh tranh và tạo nên thương hiệu cho du lịch tỉnh Lạng Sơn.

dsc09284.jpg

Ông Lưu Bá Mạc, chia sẻ: “Để đạt được mục tiêu đó, Lạng Sơn đã và đang triển khai các định hướng, giải pháp đồng bộ như tiếp tục bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch; phát triển cơ sở hạ tầng du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có giá trị kinh tế cao, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, tạo ưu thế cạnh tranh trong nước và quốc tế; tăng cường liên kết và hợp tác trong phát triển du lịch…

dsc09403.jpg

Nhiều công ty lữ hành, du lịch ở Bình Thuận thật sự đã rất thích thú tìm hiểu cũng như đặt vấn đề cần thiết để có thể xây dựng kế hoạch mở tour, tuyến vào những mùa đẹp nhất trong năm ở Lạng Sơn. Trên thực tế, di sản văn hóa vật thể – phi vật thể của các địa phương, nếu biết nhìn nhận một cách nghiêm túc, trân trọng sẽ là những đòn bẩy góp phần tạo nên vị thế cho du lịch. Ở bất cứ địa phương nào phát triển du lịch, đều cần có những chiến lược bảo tồn, phục dựng và tái hiện một cách nghiêm túc để mang những giá trị văn hóa vùng miền đến với đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Không chỉ riêng Lạng Sơn, mà nhiều tỉnh, thành khác cũng có thể khai thác, chọn lọc, đưa văn hóa truyền thống của các dân tộc, những di sản văn hóa phi vật thể đặc trưng để quảng bá cho du lịch địa phương.

Nguồn

Cùng chủ đề

Khai thác tiềm năng du lịch huyện miền núi

Cách TP. Phan Thiết khoảng 100 km và không nằm trong vùng trọng điểm phát triển du lịch Bình Thuận, song Tánh Linh cũng đã từng bước khai thác tiềm năng của huyện miền núi với nhiều thành phần đồng bào dân tộc sinh sống… Tại Tánh Linh, đồng bào dân tộc...

Cùng tác giả

Trao giải Cuộc thi sáng tác thơ khu vực Đông Nam bộ

BTO-Ngày 20/9, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Thuận đã tổ chức trao giải Cuộc thi sáng tác thơ khu vực Đông Nam bộ lần thứ I năm 2024. Cuộc thi sáng tác thơ khu vực Đông Nam bộ là hoạt động của Hội Văn học nghệ thuật Bình Thuận nhằm...

Tập huấn quy trình canh tác lúa bền vững

BTO-Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến về quy trình canh tác lúa bền vững. Chủ trì buổi tập huấn ở điểm cầu Trung tâm Khuyến nông tỉnh có ông Ngô Thái Sơn - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm; các phòng kỹ thuật;...

Miền Trung tiếp tục mưa to, có nơi trên 250mm

   Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 19/9 và sáng sớm 20/9, khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 19/9 đến 3 giờ ngày 20/9 có nơi trên 100mm như: Hương Lâm (Hà Tĩnh) 110,4mm, Hóa Thanh (Quảng Bình) 237,6mm, Hiền Lương (Quảng Trị) 137,6mm… Ngày và đêm 20/9, khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh,...

Vinh danh 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học nghệ thuật xuất sắc

Tối 19/9, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ trao chứng nhận và tặng hoa các tác giả có tác...

Giải quần vợt ủng hộ đồng bào phía Bắc

BTO-Chia sẻ với những khó khăn, mất mát của đồng bào phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3, Nha khoa Vạn Hạnh Bình Thuận tổ chức giải quần vợt nhằm trích một số tiền để trao tặng cho đồng bào đang gặp khó khăn do thiên tai. ...

Cùng chuyên mục

Khi thương hiệu được khẳng định

Du lịch Bình Thuận với biển xanh - cát trắng - nắng vàng đã vươn xa, trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và tin tưởng của du khách từ khắp nơi trong và ngoài nước. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Bình Thuận với khí hậu ôn hòa, nắng...

Bình Thuận hướng đến du lịch bền vững và thông minh

Theo các chuyên gia đánh giá du lịch Bình Thuận đang trên đà phát triển mạnh mẽ với nhiều tiềm năng và lợi thế của vùng đất “biển xanh, cát trắng, nắng vàng”. Mũi Né - Phan Thiết được công nhận là 1 trong 10 điểm du lịch nổi bật của Việt...

“Mở lối” cho du lịch phát triển

Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Thuận. Chính vì thế, tỉnh rất chú trọng đến việc đầu tư vào hạ tầng giao thông để rút ngắn khoảng thời gian đi lại của du khách khi đến với Bình Thuận. ...

Kích cầu du lịch nội địa và quốc tế

Thời gian qua, Bình Thuận không chỉ quan tâm kích cầu du lịch đối với khách nội địa mà còn chú trọng khách nước ngoài, các thị trường tiềm năng thông qua nhiều hình thức, chương trình, trong đó có Farmtrip. 1. Với biển xanh, cát trắng, nắng vàng, khí hậu ấm...

Gỡ “nút thắt” phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Đạp xe qua những cánh đồng lúa đang trổ bông, ghé thăm thưởng thức cây trái tại vườn, tắm suối, ngắm thác, khám phá rừng; tham quan mô hình nuôi trồng cây, con đặc biệt, thưởng thức đặc sản địa phương, tham quan tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của người dân bản địa… đang là xu hướng du lịch thu hút, hấp dẫn đa dạng đối tượng du khách. ...

Đến Mũi Né, đâu chỉ một con đường!

Đoàn khảo sát đến từ các hãng lữ hành quốc tế, công ty du lịch, báo chí như: Trung Quốc, Singapore, Đức, Úc… đã tham quan và khảo sát một số điểm du lịch nổi tiếng của địa phương như: Bàu Trắng, Bảo tàng nước mắm, Hệ sinh thái vui chơi giải trí Nova world Phan Thiết… Bên cạnh sự trải nghiệm, tìm hiểu các sản phẩm du lịch mới, dịch vụ lưu trú, buồng phòng, ẩm thực tại...

Đón hơn 6,4 triệu lượt du khách

Trong tháng 8 vừa qua, điểm đến Bình Thuận đã đón, phục vụ khoảng 925.800 lượt khách, tăng 3,44% so tháng trước đó và tăng 12,26% so cùng kỳ năm ngoái (riêng khách phục vụ trong ngày ước đạt gần 46.500 lượt khách, tăng 3,31% so tháng trước và tăng gấp 2,53 lần so cùng kỳ năm 2023). ...

Tiềm năng du lịch nông thôn, cộng đồng rất lớn

Những năm gần đây, khách du lịch đã chú ý đến các tour du lịch nông thôn với nhiều loại hình như: Du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch làng nghề… Các hoạt động này một mặt giúp phát triển kinh tế nông thôn, mặt khác đã tạo sự gắn kết và tự hào về một miền quê tươi đẹp, nơi mỗi cư dân trở thành hướng dẫn...

Đoàn Famtrip quốc tế khảo sát du lịch tại Bình Thuận

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch cũng ngày càng gia tăng, Bình Thuận đã và đang nỗ lực để tiếp tục huy động mọi nguồn lực, khai thác tối đa tài nguyên, lợi thế về du lịch, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ tạo hình ảnh sâu đậm về du lịch Bình Thuận với những sản phẩm du lịch...

Từ sóc Bom Bo nghĩ về Sa Lôn!

Nếu bạn có dịp về với mảnh đất Bình Phước thì hãy một lần đến sóc Bom Bo, để được chiêm ngưỡng nền văn hóa đặc sắc của người S’tiêng qua các hiện vật và hòa mình vào tiếng nhạc cồng chiêng bên đốm lửa hồng. Đặc biệt sẽ nghe giới thiệu về phong trào giã gạo nuôi quân của đồng bào S’tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất