Powered by Techcity

Chăm lo giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN) đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển. Nhờ đó, sự nghiệp GD&ĐT vùng DTTS, MN trong tỉnh đã có những chuyển biến đáng kể.

Chuẩn bị tốt cho trẻ dân tộc thiểu số vào lớp 1

Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh vùng DTTS giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến 2025” được các trường thực hiện thông qua nhiều giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh DTTS, bảo đảm cho học sinh đạt chuẩn năng lực tiếng Việt của mỗi lớp. Theo đó, các trường đã tổ chức dạy học chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh lớp 1 trong hè; tổ chức tập huấn cho 100% viên chức quản lý, giáo viên về dạy học tiếng Việt cho học sinh DTTS. Cùng với đó, xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh thông qua các hoạt động dạy học tiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục như tổ chức các trò chơi học tập, dạy học tăng thời lượng, các hoạt động giao lưu tiếng Việt… Kết quả, năm học 2022 – 2023 có 11.260/11.551 học sinh DTTS hoàn thành chương trình lớp học, đạt tỷ lệ 97,5%.

437acfa3-7611-4a70-a2fd-bb11ed3f6874.jpeg
1 tiết dạy học tại Trường THTHCS Đông Tiến

Cùng với đó, các cơ sở giáo dục tiểu học tổ chức dạy và học tiếng DTTS phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu của học sinh. Theo đó, cấp tiểu học toàn tỉnh có 4 huyện, 12 trường, 152 lớp với 3.679 học sinh học tiếng Chăm. Các đơn vị triển khai dạy học tiếng Chăm 2 – 4 tiết/tuần phù hợp với thực tiễn nhà trường. Kết quả, có 3.674/3.679 học sinh hoàn thành chương trình tiếng Chăm, đạt tỷ lệ 99,9%. Ngoài ra, các trường còn tăng cường tổ chức chuyên đề, xây dựng các hoạt động mẫu về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, chú trọng giáo dục kỹ năng xã hội cần thiết để chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1.

Quan tâm đầu tư giáo dục vùng DTTS, MN

Bên cạnh đó, mạng lưới trường, lớp học, nhất là các trường học có đông học sinh DTTS được quan tâm đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, đảm bảo đủ điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt, hệ thống giáo dục chuyên biệt (trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú) ngày càng phát huy hiệu quả tích cực. Các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên và người học là người DTTS được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh học 2 buổi/ngày, các trường đều có các phòng học bộ môn để cho các em học thực nghiệm các môn học thực hành. Bố trí hợp lý các khu ký túc xá, nhà ăn trong khuôn viên diện tích của trường, đáp ứng nhu cầu ăn ở nội trú và vui chơi cho học sinh. Ngoài ra, các địa phương đã giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách khác theo quy định của Trung ương và quy định của tỉnh liên quan giáo viên và học sinh như chế độ phụ cấp cho giáo viên, chế độ hỗ trợ cho việc tổ chức dạy tiếng Chăm, chế độ cho học sinh dân tộc rất ít người, chế độ hỗ trợ sách, vở, gạo, ăn trưa cho học sinh miền núi, chế độ học sinh khuyết tật…

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội cùng Hội Khuyến học các cấp, Quỹ “Tiếp bước cho em đến trường”, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực tham gia vận động trẻ em đến lớp, trở lại trường; xây dựng, duy trì nhiều mô hình giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo, học sinh DTTS… Nhờ đó, tỷ lệ học sinh đến trường tăng cao, học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm. Minh chứng, tỷ lệ học sinh DTTS, MN bỏ học hàng năm giảm rõ rệt; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT tăng, riêng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT của học sinh dân tộc nội trú trong 3 năm, tính từ năm 2021 đạt 99,63%; năm học 2022 và năm 2023 đạt 100% tăng 0,37% và giữ vững tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm…

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, bên cạnh những kết quả đạt được hiện có nhiều giáo viên chưa được đào tạo tiếng dân tộc đạt chuẩn theo quy định. Vì thế chưa có chuyên môn chuyên sâu về môn học này, giáo viên dạy tiếng DTTS hiện tại chủ yếu bồi dưỡng, tập huấn tại địa phương. Mặt khác, nhà giáo đều công tác ở vùng DTTS như nhau, nhưng chính sách chỉ áp dụng ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, còn vùng DTTS, MN thì không được hưởng chính sách.

Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo vùng DTTS, MN, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống và mạng lưới cơ sở giáo dục, đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học. Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện linh hoạt các chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện học tập của người học gắn giáo dục với thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương. Cùng với đó, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đủ về số lượng, chuẩn về nghề nghiệp, hợp lý về cơ cấu. Thực hiện đầy đủ chính sách cho người dạy và người học. Tăng cường đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất cho giáo dục dân tộc…

Nguồn

Cùng chủ đề

Chương trình phát triển kinh tế

Theo kế hoạch của UBND tỉnh, trong năm 2023 Bình Thuận sẽ thực hiện 10 dự án quan trọng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT -XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình). Một trong những mục tiêu quan trọng là tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT...

Cùng tác giả

Bắc Bình công bố Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Sáng 29/11, UBND huyện Bắc Bình tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2023 – 2025. Theo Nghị quyết số 1253 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Liên minh HTX Bình Thuận tham gia chương trình “Tự hào Nông sản Việt”

BTO-Ngày 28/11, Liên minh HTX tỉnh Bình Thuận đã tham gia chương trình “Tự hào Nông sản Việt” tại Thủ đô Hà Nội do Liên minh HTX TP. Hà Nội phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại đầu tư và du lịch Hà Nội tổ chức. Đây là sự kiện...

Xúc tiến du lịch Bình Thuận tại Đồng Nai

BTO-Ngày 29/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đã phối hợp tổ chức Hội nghị Xúc tiến du lịch Bình Thuận tại Đồng Nai nhằm quảng bá tiềm năng, hình ảnh điểm đến cũng như tạo cơ hội cho các doanh nghiệp gặp gỡ, hợp tác cùng phát triển. ...

Bình Thuận tham gia Tuần lễ trưng bày, giới thiệu sản phẩm HTX tiêu biểu tại Thái Nguyên

BTO-Mới đây, tại tỉnh Thái Nguyên, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Bình Thuận đã tham gia khai mạc Tuần lễ trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm HTX tiêu biểu của 28 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuần lễ trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm HTX...

Chính phủ nêu lý do không kéo dài dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau

Ảnh minh họa Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Vì sao không kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ? Theo đó, có ý kiến đề nghị xem xét kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ. Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bố sung chiều dài tuyến khoảng 2.110km từ Lạng Sơn...

Cùng chuyên mục

Liên minh HTX Bình Thuận tham gia chương trình “Tự hào Nông sản Việt”

BTO-Ngày 28/11, Liên minh HTX tỉnh Bình Thuận đã tham gia chương trình “Tự hào Nông sản Việt” tại Thủ đô Hà Nội do Liên minh HTX TP. Hà Nội phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại đầu tư và du lịch Hà Nội tổ chức. Đây là sự kiện...

Bình Thuận tham gia Tuần lễ trưng bày, giới thiệu sản phẩm HTX tiêu biểu tại Thái Nguyên

BTO-Mới đây, tại tỉnh Thái Nguyên, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Bình Thuận đã tham gia khai mạc Tuần lễ trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm HTX tiêu biểu của 28 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuần lễ trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm HTX...

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Bài 2

Hiện các thông tư có nội dung liên quan đến đền bù giải tỏa phải đến ngày 1/1/2025 mới hết hiệu lực. Vì vậy, các địa phương dốc sức tận dụng định mức kinh tế kỹ thuật, quyết định đơn giá hiện hành của tỉnh vẫn đang còn hiệu lực để...

Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững

Còn huyện Hàm Thuận Nam nghề nung gạch, ngói sau này mới phát triển nhưng có bước phát triển khá nhanh tập trung tại xã Tân Lập. Đứng trước sự cần thiết phải chuyển đổi công nghệ đốt để tăng chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp gạch, ngói đã thay thế từ lò thủ công sang lò hoffman hoặc tuynel. Nhờ đó, đã tác động tích cực đến hoạt động sản xuất của...

Mong chờ tuyến đường nối cao tốc – Phan Thiết

Bình Thuận đã đón được 10 triệu lượt khách trong năm 2024, đó là tín hiệu vui cho ngành du lịch. Bên cạnh “công lớn” của ngành chủ lực thì nhiều sở, ngành và các địa phương cũng đóng góp không nhỏ, nhất là TP. Phan Thiết. Trong thời gian qua, TP....

Đưa sản phẩm OCOP vào kênh bán lẻ hiện đại

Xây dựng điểm trưng bày và đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị đang là bước đi chiến lược nhằm mở rộng kênh tiêu thụ và giúp sản phẩm địa phương tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng. Đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị Hạ tầng...

Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết không nơi nào sánh bằng. ...

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Bài 1

Chuyển vốn Đầu tháng 11/2024, HĐND tỉnh khóa XI tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 28 với chương trình diễn ra thông qua 5 nghị quyết thì trong đó đã có 2 nghị quyết về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 nguồn...

“Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam

BTO-Sở Công Thương vừa đề nghị các đơn vị, địa phương phối hợp triển khai chương trình “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday” trên địa bàn Bình Thuận. Cụ...

Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận

BTO - Lễ Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 vừa diễn ra tại TP. Phan Thiết, theo đó có 30 sản phẩm/bộ sản phẩm đạt giải được trao Giấy chứng nhận và kỷ niệm chương. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất