Powered by Techcity

NGÔ VĂN TUẤN – những trang thơ với cố hương


Địa danh Bình Thuận ổn định về cấp tỉnh kể từ năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt phủ Bình Thuận, sau đó cải phủ Bình Thuận làm tỉnh Bình Thuận, đến nay cũng trên 200 năm.

Từ nhiều thế hệ, dân cư các vùng miền hội nhập đã tạo nên một bản sắc văn hóa phong phú và rất riêng cho vùng đất này. Trong đó ở lĩnh vực văn học nghệ thuật, người xứ Quảng đã có một vị trí khá ấn tượng ở mảng văn thơ đối với lớp trẻ, dù trưởng thành nơi đất mới nhưng nỗi niềm khôn nguôi nỗi nhớ với quê hương cố xứ như bao tấm lòng cùng quê.

z6324678168205_8080a605667d727ac0ff0fc7730fc326.jpg

Xin được giới thiệu nhà thơ Ngô Văn Tuấn, sinh năm 1957, người quê Đại Đồng, Đại Lộc, Quảng Nam. Từ năm 1959 lẫm đẫm theo gia đình gồng gánh di dân đến vùng đất Dinh điền giáp Bắc Ruộng/ Huy Khiêm (thuộc quận Hoài Đức thời VNCH)…Trong hoàn cảnh chiến tranh, gia đình cùng những người dân đồng hương phải di chuyển tứ tán và gia đình anh cuối cùng trụ lại ở gò đất Phước Bình khô cằn nằm ven tỉnh lỵ Bình Tuy.

Trong 4 tập thơ Ngô Văn Tuấn đã xuất bản (Biển và Mẹ- 1994, Nợ- 2004, Tìm xưa-2011, Sông nuôi nỗi nhớ- 2020). Trong đó tập Biển và Mẹ đạt giải A lần thứ nhất năm 1997 và tập Sông nuôi nỗi nhớ đạt giải C lần thứ VI năm 2023 – giải thưởng Văn học nghệ thuật Dục Thanh (5 năm một lần). Ngô Văn Tuấn còn có nhiều thơ đăng trên các trang báo văn nghệ trung ương, tạp chí, tuyển tập văn nghệ trong nước và đối với những người yêu thơ trong tỉnh khó quên một giọng thơ chân thật, đong đầy cảm xúc, giàu tính tự sự, đặc biệt với đất quê xứ Quảng một cách thiết tha và da diết. Với khuôn khổ bài giới thiệu, chỉ xin được trích những dòng thơ từ nỗi niềm trăn trở trong anh về quê hương xứ Quảng. Lúc rời quê khi ở tuổi còn thơ trẻ nhưng trong ký ức anh đã vang vọng lời mẹ ru mang theo hình ảnh “Ôi chao nhung nhớ trong nhung nhớ/ Một lũy tre làng, một sớm mưa” (trích trong Nhớ Đại Lộc-1994). Nỗi nhớ ở anh có những phút giây phiêu lãng, thẫn thờ “Về quê nghe lại mùi quê/ Cái mùi khói bếp khét khê đợi chờ/ Mùi rơm rạ ướt sương mơ/ Có con chim nhỏ hót chờ ban mai” (Mùi quê). Ruột rà quá đỗi mới cảm nhận cái mùi quê như thế nhưng càng xa xót hơn với “cái mùi khói bếp khét khê đợi chờ” càng thêm nỗi xa khuất đau đáu. Anh đưa ngôn ngữ thơ luyến láy vào âm điệu dân dã ngọt ngào, trong trẻo. Anh từng tâm sự: “Tôi sinh ra bên bờ Vu Gia đất Quảng, nhưng lại lớn lên bên dòng sông Dinh La Gi nơi miền thùy dương cát trắng. Dòng Vu Gia với tôi là sự hoài niệm khắc khoải về nơi chôn nhau cắt rốn”. Ngô Văn Tuấn thấm đẫm chất quê nghèo khó quanh năm, để có những câu thơ chân chất mà tinh tế đến bùi ngùi: “Nơi tôi sinh ra/ Một miền quê đất Quảng/ Sông chia dòng bên “cái” bên “con”/ Mùa bão lụt qua rồi để lại/ Lớp phù sa bù đắp những tâm hồn/ Cơ cực vậy mà mấy ai bỏ xứ/ Nặng lòng quê mà máu thịt bao đời/ Tre vẫn xanh và câu hò vẫn ướt/ Giông bão qua rồi tiếp lại mùa vui” (trong Nơi tôi sinh ra). Với lối tái hiện một vùng quê qua nỗi nhớ đã gợi cho người đọc không khỏi bồi hồi “Theo em về bên ngoại/ Ghé quán nhỏ bên đường/ Ngon tình quê mì quảng/ Bát chè thơm hương gừng/ Vườn xưa trăng cổ tích/ Nghe kể chuyện Ông Bà/ Chuyện Mẹ Cha cùng vợ/ Chuyện em thời tuổi hoa/ Theo em về quê Ngoại/ Mắt lành mùa Duy Xuyên/ Bãi bồi xanh ước vọng/ Mắt em cười trao duyên” (trong Theo em về bên Ngoại – 2012). Tình quê đã thôi thúc những người con xa xứ không thể nào quên được, bởi “Mai ta lên núi ra gò Tổ/ Bên hàng bia mộ nét phôi phai/ Ở đây xương cốt người xưa gởi/ Ta đốt lòng theo sợ khói dài” (trong Mai ta khăn gói ta về xứ). Không còn là chuyện của riêng ai, tác giả đã gây nên sự liên tưởng đối với bất cứ cảnh ngộ nào với tâm trạng xa quê đến quặn thắt trong lòng khi nhớ về quê cha đất tổ.

Kể từ tuổi trưởng thành cho đến nay, Ngô Văn Tuấn trải qua thời gian học hành rồi làm việc càng có điều kiện gắn bó với người dân lao động. Đó là phường Tân An, thị xã La Gi nơi anh đang sống và ở đây cũng khá nhiều “lưu dân” đất Quảng chọn đất này mưu sinh trong các thời kỳ, càng tạo cho anh nhiều cảm xúc nao lòng để chắt chiu những trang chữ bởi nỗi nhớ khôn cùng. Trong quá trình sinh hoạt văn học nghệ thuật của Hội VHNT Thuận Hải/ Bình Thuận, đã trên 40 năm Ngô Văn Tuấn là một bút danh quen thuộc, xuất hiện đều đặn trên nhiều trang văn học của địa phương và trong nước. Điều đặc biệt ở Ngô Văn Tuấn, với quê hương có một ma lực huyền thoại lay động tâm hồn nghệ sĩ, làm nên những tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cho đời.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/ngo-van-tuan-nhung-trang-tho-voi-co-huong-128071.html

Cùng chủ đề

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng lần thứ nhất

Ngày 11/2/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Quyết định số 2161 quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy Bình Thuận. Tại thời điểm thành lập, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh có 23 tổ chức cơ sở Đảng và 564 đảng viên. Theo Đề án, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh có 4 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan...

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Xứ sở tình đời

Tôi về đây sinh sống gần nửa thế kỷ, nơi miền duyên hải cực Nam Trung bộ, xứ sở hiền hòa: Bình Thuận. Nơi giao lưu văn hóa từ các vùng miền Bắc, Trung, Nam, họ mang theo tên ấp tên làng, phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, nếp sống quê nhà, về đây hòa quyện với văn hóa bản địa, tạo nên diện mạo một vùng văn hóa hết sức đa dạng. ...

Kỳ họp thứ 31 – HĐND tỉnh Bình Thuận khóa XI: Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị...

Sáng 20/2, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đã diễn ra kỳ họp thứ 31 (chuyên đề) – HĐND tỉnh khóa XI. Các đồng chí: Nguyễn Hoài Anh - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Tiêu Hồng Phúc - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Nguyễn Thị Thuận Bích - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp. ...

Cùng tác giả

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng lần thứ nhất

Ngày 11/2/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Quyết định số 2161 quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy Bình Thuận. Tại thời điểm thành lập, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh có 23 tổ chức cơ sở Đảng và 564 đảng viên. Theo Đề án, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh có 4 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan...

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Xứ sở tình đời

Tôi về đây sinh sống gần nửa thế kỷ, nơi miền duyên hải cực Nam Trung bộ, xứ sở hiền hòa: Bình Thuận. Nơi giao lưu văn hóa từ các vùng miền Bắc, Trung, Nam, họ mang theo tên ấp tên làng, phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, nếp sống quê nhà, về đây hòa quyện với văn hóa bản địa, tạo nên diện mạo một vùng văn hóa hết sức đa dạng. ...

Kỳ họp thứ 31 – HĐND tỉnh Bình Thuận khóa XI: Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị...

Sáng 20/2, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đã diễn ra kỳ họp thứ 31 (chuyên đề) – HĐND tỉnh khóa XI. Các đồng chí: Nguyễn Hoài Anh - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Tiêu Hồng Phúc - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Nguyễn Thị Thuận Bích - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp. ...

Cùng chuyên mục

Giấc mơ trên đồi thanh long hạnh phúc

(Phần tiếp theo truyện ngắn “Đôi bạn mới và 17 cây xoài” đã đăng báo Bình Thuận cuối tuần số 7689- 27/9/2024) Chủ nhật tươi hồng. Mặt trời lên tỏa rạng khắp thôn trang. Sương sớm la đà như dải lụa lam dần tan vào trời đất. Vết thương đã liền da,...

Xứ sở tình đời

Tôi về đây sinh sống gần nửa thế kỷ, nơi miền duyên hải cực Nam Trung bộ, xứ sở hiền hòa: Bình Thuận. Nơi giao lưu văn hóa từ các vùng miền Bắc, Trung, Nam, họ mang theo tên ấp tên làng, phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, nếp sống quê nhà, về đây hòa quyện với văn hóa bản địa, tạo nên diện mạo một vùng văn hóa hết sức đa dạng. ...

Rộn ràng chuẩn bị Tết Ramưwan

Tết Ramưwan (hay còn gọi là tháng chay - niệm) của đồng bào Chăm Hồi giáo Bàni ở Bình Thuận, với ý nghĩa báo công, báo hiếu về đạo lý, cội nguồn của những người còn sống đối với người đã khuất. Năm 2025, đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni sẽ bắt đầu đón Tết Ramưwan từ ngày 28/2/2025 (nhằm ngày 1/2 năm Ất Tỵ) đến hết ngày 29/3/2025 (nhằm ngày 1/3 năm Ất Tỵ). ...

Tôn vinh áo dài Việt

Đối với phụ nữ Việt Nam, áo dài là trang phục truyền thống, tôn lên nét nữ tính, sự dịu dàng của người phụ nữ. Vì vậy, áo dài thường được mặc vào những ngày đặc biệt, dịp trọng đại. Kể từ năm 2019 - năm đầu tiên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động “Tuần lễ áo dài”, hoạt động này đã trở thành sự kiện hàng năm thu hút đông đảo phụ nữ tham...

Hấp dẫn cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận

Theo ông Võ Thành Huy – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Sở VHTTDL), cho hay: Chủ đề chính của cuộc thi sẽ là những ca khúc ca ngợi, giới thiệu về truyền thống lịch sử văn hóa và đặc trưng của vùng đất, con người, tiềm năng, lợi thế của tỉnh Bình Thuận qua 50 năm xây dựng và phát triển, dưới nhiều thể loại khác nhau đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca,...

Khai mạc Giải Lướt ván buồm Fun Cup Mũi Né mở rộng

BTO-Sáng 14/2, tại CLB Jibe’s Beach, phường Hàm Tiến TP.Phan Thiết đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Lướt ván buồm quốc tế Fun Cup lần thứ 24 năm 2025. Đến dự có Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Ngọc Tâm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết Nguyễn Nam Long, cùng các đơn vị liên quan, các vận động viên và du khách. ...

Mùa xuân – bạn mãi trẻ: Học ăn, học nói, học gói, học mở

Mùa xuân Ất Tỵ reo vui điểm nhịp. Xuân về tết đến, nhà nhà sum vầy, người người đoàn tụ. Câu chuyện đầu xuân cũ mà rất mới, cùng bàn thêm về tuổi thọ Bạn mãi trẻ – không già. Trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi là của chính người cao tuổi và hơn thế là trách nhiệm, nghĩa vụ, tình yêu thương dành cho các đấng sinh thành từ gia đình, con cháu, của xã hội. ...

Lưu giữ văn hóa cội nguồn

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, tạo động lực cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. ...

Đọc sách về đô thị sông nước Sài Gòn nghĩ về Bình Thuận

1. Những ngày đầu năm, lần giở lại bộ Chuyên khảo bằng tranh vẽ về Đông Dương: Nam Kỳ (Monographie dessinée de l'Indochine, Cochinchine) năm 1935, chợt bồi hồi xúc động trước những bức vẽ cảnh vận chuyển nước mắm tĩn cạnh một con rạch, mà tôi đoán định có thể là từ rạch Bến Nghé. ...

Ngày xuân gặp 2 kiện tướng quốc gia

Hai cô gái “vàng” trong làng võ thuật Bình Thuận mới nhìn ít ai nghĩ là vận động viên võ thuật. Với dáng người nhỏ nhắn và hết sức dịu dàng nhưng lại có bề dày thành tích đáng nể với bộ sưu tập huy chương vàng ở các giải đấu quốc gia và quốc tế. Đó là kiện tướng teakwondo quốc gia Trần Phương Nhung và kiện tướng karate quốc gia Nguyễn Đỗ Như Hằng. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất