Powered by Techcity

Đọc lại tuyển tập thơ “Nước non một dải”


Có lẽ mỗi người chúng ta, đặc biệt là thế hệ trưởng thành từ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ai cũng đã từng nghe qua ít nhất một lần ca khúc “Bài ca Trường Sơn” của cố nhạc sĩ Trần Chung (1927-2002) mà tác giả phần lời là cố nhà thơ Gia Dũng (1940 – 2019).

Những ca từ sau đây đã quá quen thuộc với những người xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước: “Trường Sơn ơi! Trên đường ta qua không một dấu chân người. Có chú nai vàng nghiêng đôi tai ngơ ngác. Dừng ở lưng đèo mà nghe suối hát. Ngắt một cánh hoa rừng cài lên mũ ta đi…”. Đây cũng là ca khúc được in đi in lại nhiều lần trong những tuyển tập “Hát về đường Trường Sơn” – con đường vinh dự mang tên Bác kính yêu, đã trở thành huyền thoại của thế kỷ XX và mãi mãi là niềm tự hào của mỗi người dân Việt. Bài viết này xin được đề cập đến nhà thơ Gia Dũng với tư cách là chủ biên công trình Tuyển tập thơ “Nước non một dải” tập hợp 999 bài thơ của 999 tác giả trong nước và Kiều bào ở nước ngoài, dày gần hai ngàn trang in, khổ lớn, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn cho ra đời từ quý III/2005, dưới hình thức liên kết.

2-bia-tuyen-tho.jpg

Ngay trong lời nói đầu của tuyển tập, người sưu tầm, tuyển chọn đã bộc bạch: “… Tuyển tập thực sự chỉ là cái cớ cho một cuộc sum vầy tri kỷ. Chị ở tít trên Sa Pa, anh mênh mang ngoài Trà Cổ, bạn hun hút mãi cao nguyên miền Trung hay em vời vợi thẳm sâu nơi Đất Mũi Năm Căn, Hà Tiên, Châu Đốc… Họ đã từng vì đất, vì nước mà suốt đời tâm nguyện Nước non một dải”. Là tuyển thơ nói về tình yêu quê hương, đất nước, do đó người tuyển chọn có thể dung nạp mọi giọng điệu, mọi cung bậc tình cảm thể hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau, được soi rọi qua các lăng kính hết sức đa dạng của đội ngũ tác giả. Bên cạnh những tác giả sừng sững trên thi đàn từ trước phong trào thơ Mới (1932 – 1945) như Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu là những tên tuổi đã khắc họa nên diện mạo của thơ mới ở nước ta như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Tế Hanh, Phạm Huy Thông, Đoàn Phú Tứ, Anh Thơ, Nguyễn Nhược Pháp…; những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp như Tố Hữu, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Lê Đạt, Nguyễn Đình Thi, Văn Cao, Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Chính Hữu, Hoàng Trung Thông, Hoàng Minh Châu, Khương Hữu Dụng, Minh Huệ, Trần Hữu Thung, Quang Dũng…; những nhà thơ tiêu biểu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước như Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Hoàng Nhuận Cầm, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Đức Mậu, Phạm Ngọc Cảnh, Trần Mạnh Hảo, Lâm Thị Mỹ Dạ, Giang Nam, Thanh Hải, Thu Bồn, Võ Văn Trực, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Bùi Vợi, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Thiều… Chiếm số lượng áp đảo là thế hệ cầm bút từ sau ngày 30/4/1975 trên mọi miền đất nước, và rất nhiều người trong số họ là tác giả không chuyên. Đây cũng là một trong những tiêu chí tuyển chọn theo quan điểm cá nhân của nhà thơ Gia Dũng. Có người gắn bó với thơ ca gần cả cuộc đời, lại có tác giả được góp mặt vào tuyển tập khi đang là học sinh tiểu học. Có tác giả người Kinh, có tác giả là đồng bào các dân tộc thiểu số. Có tác giả hiện đang sinh sống trong nước, có tác giả là kiều bào ở nước ngoài và thơ ca đối với họ không phải là cứu cánh. Tuy biên độ của hợp tuyển mở rộng cả về nội dung, quy mô, đối tượng nhưng 999 bài thơ đều gặp nhau ở tấm lòng nhân hậu, thủy chung, gắn bó da diết với dải đất thiêng liêng hình chữ S mà các vua Hùng đã dày công gầy dựng và cháu con thế hệ Hồ Chí Minh ngày nay đang ra sức vun đắp, giữ gìn.

Tôi đã đọc đi đọc lại gần hai ngàn trang sách của tuyển tập với niềm xúc động của một tri âm đối với một tri âm. Bởi vì, ngoài 10 tập thơ in riêng, nhà thơ Gia Dũng đã dành phần lớn thời gian để sưu tầm, biên soạn, tuyển chọn và công bố hơn 30 tuyển tập thơ đồ sộ, của nhiều tác giả qua các giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Riêng trong tuyển tập này, các tác giả Bình Thuận có bài được tuyển chọn, bao gồm: Nguyễn Bắc Sơn, Từ Thế Mộng, Đỗ Hồng Ngọc, Lê Nguyên Ngữ, Nguyễn Như Mây, Huỳnh Hữu Võ, Đài Nguyên Vu, Nguyễn Lệ Tuân, Phạm Cao Hoàng, Tô Duy Thạch, Đỗ Quang Vinh, Hồ Việt Khuê, Đoàn Thuận, Trần Yên Thế, Thái Anh, Đinh Hồi Tưởng, Phan Anh Dũng. Một công trình thơ tuyển với quy mô lớn, chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót và việc chỉ ra những thiếu sót ấy cũng không lấy gì làm khó khăn. Chẳng hạn, tuyển tập còn thiếu những tác giả và tác phẩm tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ngay tác phẩm của những tác giả có mặt cũng có thể thay bằng những bài thơ khác chất lượng tốt hơn. Phần tiểu sử tác giả, dù chỉ là mấy nét khái lược nhưng đôi chỗ cũng bộc lộ nhiều bất cập cần phải được bổ khuyết. Một vài sự nhầm lẫn giữa những tác giả cùng tên nhưng khác họ và tất nhiên không giống nhau về độ dày cống hiến và tác phẩm. Ví dụ Phạm Việt Thư hiện sống ở Nghệ An bị in nhầm thành Phạm Thiên Thư vốn là tác giả đã nổi tiếng ở miền Nam từ trước 1975, hiện sống và sáng tác tại TP. Hồ Chí Minh. Chút sai sót về quê quán, chẳng hạn Đoàn Thạch Biền không phải quê ở Bình Thuận, mặc dù anh có thời gian dạy học ở đây từ trước 1975…

Tuy nhiên, ôm trùm lên tuyển tập thơ “Nước non một dải” là công phu lao động rất đáng quý trọng của một người nặng nợ với thơ ca dân tộc một cách tự nguyện; không vụ lợi, không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện gì. Hướng tới kỷ niệm 50 năm (30/4/1975 – 30/4/2025) ngày đất nước thống nhất, đọc lại tuyển tập thơ “Nước non một dải” để thêm một lần ghi nhớ sự hy sinh cao cả của thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương để giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Xin được mượn đôi điều tâm sự lúc sinh thời của chính nhà thơ Gia Dũng với bạn đọc Tuần báo Văn nghệ – Hội Nhà văn Việt Nam để kết thúc bài viết này: “…Với sự hiểu biết còn rất hạn hẹp, tôi vẫn nghĩ rằng: Thời nào cũng vậy, thơ hay bao giờ cũng hiếm nhưng mà hiếm chứ không phải không có. Nhiều khi sự hiếm quý ấy lại ở ngay trong những người hoạt động ở cơ sở, ở các địa phương xa xôi, hẻo lánh. Rất lạ, có những tác giả tôi gặp họ có tới 2 đến 3 tập thơ ở dạng bản thảo nhưng lại chưa hề in một bài nào ở đâu. Phải là người tri âm, tri kỷ lắm mới được họ bộc bạch một vài… Đó là trường hợp nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân, PGS-TSKH Nguyễn Hải Kế-Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, nghệ sĩ nhiếp ảnh quá cố Nguyễn Thọ ở Sa Pa, cô giáo dạy văn Trường THPT Thiên Thanh ở Kiên Giang. Tôi rất chú ý và ưu ái những tác giả mà theo ý kiến của nhiều “nhà” ở “Trung ương” thì họ “lạ hoắc”, “mới toe”. Tôi hy vọng việc làm của tôi giống như một sự gây men để cho những cây bút “lạ hoắc”, “mới toe” ấy thêm say, thêm nhiệt…”.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/doc-lai-tuyen-tap-tho-nuoc-non-mot-dai-127027.html

Cùng chủ đề

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia

Cùng với 32 bảo vật khác, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” được Đoàn công tác liên ngành do Bộ VHTTDL chủ trì đàm phán, chuyển giao từ Pháp về Việt Nam năm 2023 và hiện đang lưu giữ tại tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tỉnh Bắc Ninh được công nhận là bảo vật quốc gia. Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày...

Tin tức sáng 7-1: Xử lý nghiêm xe biển xanh, xe cứu thương vi phạm giao thông

Không chỉ tại Hà Nội, xe biển xanh tỉnh Bình Thuận đi vào làn xe máy trên cầu Phú Mỹ khiến nhiều người đi xe máy gặp khó khăn – Ảnh cắt từ clip Xử lý nghiêm xe biển xanh, xe cứu thương vi phạm giao thông Ngày 6-1, Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua đã xử lý nghiêm một số xe biển xanh, xe cứu thương vi phạm giao thông. Trong đó, ngày 5-1, tại...

Tiếp tục giám sát chặt chẽ nhóm tàu nguy cơ cao

Thời gian qua, các ngành, địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thủy sản, chống khai thác IUU, trọng tâm là các biện pháp xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị định số 38/2024/NĐ-CP, Nghị quyết số 04/NQ-HĐTA ngày 12/6/2024 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao. ...

Lan tỏa sâu rộng tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng về “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong những sự kiện đặc biệt của đất nước thời gian qua. Thông điệp của người đứng đầu Đảng như lời hiệu triệu, thúc giục tinh thần hành động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để thực hiện khát vọng xây dựng nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. ...

Đưa sản phẩm lợi thế của Bình Thuận vươn xa

Thông qua đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, ngành Công Thương địa phương đã góp phần quảng bá và đưa sản phẩm lợi thế của Bình Thuận vươn xa… Năm qua, công tác xúc tiến thương mại được ngành Công Thương Bình Thuận quan tâm và tập trung triển khai...

Cùng tác giả

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia

Cùng với 32 bảo vật khác, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” được Đoàn công tác liên ngành do Bộ VHTTDL chủ trì đàm phán, chuyển giao từ Pháp về Việt Nam năm 2023 và hiện đang lưu giữ tại tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tỉnh Bắc Ninh được công nhận là bảo vật quốc gia. Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày...

Tin tức sáng 7-1: Xử lý nghiêm xe biển xanh, xe cứu thương vi phạm giao thông

Không chỉ tại Hà Nội, xe biển xanh tỉnh Bình Thuận đi vào làn xe máy trên cầu Phú Mỹ khiến nhiều người đi xe máy gặp khó khăn – Ảnh cắt từ clip Xử lý nghiêm xe biển xanh, xe cứu thương vi phạm giao thông Ngày 6-1, Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua đã xử lý nghiêm một số xe biển xanh, xe cứu thương vi phạm giao thông. Trong đó, ngày 5-1, tại...

Tiếp tục giám sát chặt chẽ nhóm tàu nguy cơ cao

Thời gian qua, các ngành, địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thủy sản, chống khai thác IUU, trọng tâm là các biện pháp xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị định số 38/2024/NĐ-CP, Nghị quyết số 04/NQ-HĐTA ngày 12/6/2024 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao. ...

Lan tỏa sâu rộng tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng về “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong những sự kiện đặc biệt của đất nước thời gian qua. Thông điệp của người đứng đầu Đảng như lời hiệu triệu, thúc giục tinh thần hành động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để thực hiện khát vọng xây dựng nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. ...

Đưa sản phẩm lợi thế của Bình Thuận vươn xa

Thông qua đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, ngành Công Thương địa phương đã góp phần quảng bá và đưa sản phẩm lợi thế của Bình Thuận vươn xa… Năm qua, công tác xúc tiến thương mại được ngành Công Thương Bình Thuận quan tâm và tập trung triển khai...

Cùng chuyên mục

Đại hội Liên đoàn Quần vợt tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ VII (2024 – 2029)

Đoàn Chủ tịch Đại hội.Đến dự và chỉ đạo Đại hội có ông Huỳnh Ngọc Tâm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận và ông Huỳnh Ngọc Tuấn, Phó Phòng Quản lý TDTT, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Ông Huỳnh Ngọc Tâm đang phát biểu ý kiến.Tại đại hội, các đại biểu đã được nghe báo cáo về hoạt động của Liên đoàn quần vợt tỉnh Bình Thuận trong nhiệm...

Ra mắt BCH Liên đoàn Vovinam tỉnh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho 1 tập thể và 1 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác phát triển phong trào Vovinam tại địa phương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng giấy khen cho 5 cá nhân có nhiều đóng góp tích cực trong việc phát triển phong trào Vovinam – Việt Võ Đạo tỉnh, nhiệm kỳ 2019 – 2024. Liên đoàn Vovinam Việt Nam...

Bước chuyển của võ thuật cổ truyền Bình Thuận

Ông Lương Thế Điền – Chủ tịch Liên đoàn VTCT tỉnh Bình Thuận, nhìn nhận: Kỳ thi lên đai lần này cũng nhằm đánh giá công tác huấn luyện của các đơn vị, cũng như kiểm tra trình độ chuyên môn của các võ sinh đang tham gia tập luyện bộ môn võ cổ truyền trong thời gian qua. Từ đó, sẽ rút ra những kinh nghiệm quan trọng trong huấn luyện, đào tạo võ sinh, tiệm cận với...

Bình Thuận có thêm một bảo vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 13

BTO-Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 13) năm 2024. Trong 33 bảo vật đợt này, Bình Thuận có thêm 1 bảo vật đó là Tượng Avalokitesvara Bắc Bình niên đại Thế kỷ VIII - IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận. Như vậy đây là bảo vật quốc gia thứ 2 của tỉnh được công nhận sau Linga vàng phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ...

Tưng bừng Chương trình nghệ thuật “Chào Năm mới 2025”

Đúng 0 giờ, giữa thời khắc chuyển giao thiêng liêng của đất trời và giai điệu bài hát “Happy New Year” vang lên đầy cảm xúc vỡ òa của hàng ngàn người dân và du khách Bầu trời thành phố biển bỗng chốc rực sáng những bông lửa lung linh nhiều màu sắc của màn pháo hoa nghệ thuật. Chúc mừng Năm mới 2025. Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/tung-bung-chuong-trinh-nghe-thuat-chao-nam-moi-2025-126982.html

Văn hóa thấm sâu vào mọi hoạt động của đời sống

Với phương châm hành động “Tăng tốc, sáng tạo, về đích” và tinh thần “3 quyết tâm, 4 chủ động, 5 hiệu quả”, mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đề ra đầu năm 2024, cùng với các địa phương trong cả nước, năm qua, ngành văn hóa tỉnh đánh dấu sự đóng góp quan trọng vào thúc đẩy phát triển du lịch, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng vững...

Khai mạc Hội diễn Nghệ thuật không chuyên lần thứ VIII

BTO - Tối 28/12, lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật không chuyên tỉnh Bình Thuận lần thứ VIII năm 2024, đã diễn ra tại Nhà hát Truyền hình - Đài Phát thanh Truyền hình Bình Thuận. Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân tỉnh - Nguyễn Minh cùng lãnh đạo các ban ngành, lực lượng vũ trang trong tỉnh dự khai mạc. ...

Nhạc Noel và Réveillon

(Gởi La Gi - Hàm Tân, nơi đây tôi có những kỷ niệm đong đầy từ những năm tháng chiến tranh) Một mùa Noel nữa lại về. Hằng năm cứ mỗi mùa đến, bất cứ mùa nào, là tôi cũng nhớ quê tôi, mặc dù miền Nam chỉ có hai mùa mưa nắng....

Cảm nhận về “Ươm vào đất chút hương”

“Ươm vào đất chút hương” là tên tập thơ của nhà giáo - nhà thơ Phạm Tường Đại, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn cấp phép xuất bản quý II năm 2018. Tập thơ gồm 94 bài, trong đó có 36 bài lục bát. Tập thơ được ra mắt độc giả theo ý nguyện của anh Phạm Hồng Kỳ, con của nhà thơ, sau khi nhà thơ đã qua đời. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất