Powered by Techcity

“Sức mạnh” của khuyến nông cộng đồng. Bài 2


Mô hình tổ khuyến nông cộng đồng sẽ làm trung tâm kết nối hệ thống khuyến nông với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị – xã hội, nghề nghiệp nhằm hỗ trợ người nông dân tốt hơn.

Phát triển kinh tế hộ từ chuyển đổi số

Không chờ đến thời điểm tháng 9/2024, sóng công nghệ 2G với điện thoại chỉ có 2G bắt đầu tắt sóng, nhiều người dân, dù lớn tuổi cũng đã mua điện thoại thông minh, có 4G, 5G nên cũng đồng thời dùng zalo, truy cập internet ở bất cứ đâu. Ở góc độ nào đó, thay đổi trên đã góp phần giúp tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) ở các xã hoạt động thuận lợi hơn. Việc hình thành các tổ, nhóm khuyến nông theo từng phân khúc, mục tiêu đối tượng cây trồng, vật nuôi thông qua lập nhóm zalo ngày càng nhiều. Điều đó có ý nghĩa, khi ai có thắc mắc cần ý kiến nhiều người, hoặc gửi những thông tin mới có liên quan đến cây trồng, vật nuôi và phát huy hiệu quả vào những lúc có tập huấn trực tuyến.

c0198t01.jpg
Bà con tập trung ở nhà tổ trưởng theo dõi buổi tập huấn về sản xuất lúa an toàn (ảnh N. Lân).

Thời gian gần đây, Trung tâm Khuyến nông tỉnh mở nhiều buổi tập huấn trực tuyến, có mời các chuyên gia đầu ngành giảng dạy và các tổ này đều được thông báo để tham dự. Bà con có thể học, tiếp thu kiến thức mới từ bất cứ nơi đâu. Có thể tập trung ở nhà tổ trưởng, trụ sở hợp tác xã, ủy ban nhân dân xã. Hay ngồi tại bờ ruộng, góc vườn… với chiếc điện thoại thông minh đã có thể kết nối, theo dõi, đặt câu hỏi, thắc mắc với các chuyên gia đầu ngành. Việc nối kết này không chỉ đánh dấu việc chuyển đổi số để phát triển kinh tế hộ đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh, mà còn là thước đo sự hoạt động hiệu quả của lực lượng KNCĐ.

c0222t01.jpg
Hai nông dân ngồi tại bờ ruộng theo dõi buổi tập huấn về sản xuất lúa an toàn (ảnh N. Lân)

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, đơn vị được phân công phụ trách, tổ chức thẩm định tiểu tiêu chí 13.5 (có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả) thuộc tiêu chí 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn thì trước đây, các hướng dẫn chuyên môn gắn với xây dựng hoạt động tổ KNCĐ ở cơ sở hiệu quả chưa được rõ, các địa phương mỗi nơi thực hiện một cách khác nhau. Từ đó dẫn tới việc thẩm định, đánh giá tiêu chí của cấp có thẩm quyền khó khăn và chưa thật chặt chẽ. Hiện toàn tỉnh đã có 67 tổ KNCĐ.

_lan1462.jpg
Cán bộ khuyến nông hướng dẫn bà con truy cập app nông nghiệp số Bình Thuận trên điện thoại (ảnh N. Lân)

Cho tới ngày 4/5/2024, UBND tỉnh có Công văn số 1596 triển khai thực hiện Công văn số 2769 ngày 16/4/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm đẩy mạnh hoạt động KNCĐ, tương tự như tạo bệ phóng, giúp tổ KNCĐ trở mình nhộn nhịp. Sau khi được xây dựng, củng cố lại một cách đồng bộ, gắn với chuyển đổi số đã giúp một số xã cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao năng lực hệ thống khuyến nông. Song song đó, cấp hướng dẫn chuyên môn mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cán bộ Trung tâm Kỹ thuật và dịch vụ nông nghiệp cấp huyện được đào tạo về nội dung và phương pháp hoạt động cộng đồng. Các tổ KNCĐ được hướng dẫn phát triển nguồn lực, củng cố lại gắn với chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; hoạt động tư vấn – dịch vụ khuyến nông.

dsc_0015.jpg
Vườn thanh long VietGAP ở Hàm Thuận Bắc (ảnh N. Lân)

Đẩy mạnh xã hội hóa khuyến nông

Xác định trình độ từng thành viên quyết định tổ KNCĐ hoạt động hiệu quả, trong nhiều tháng qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai nhiều lớp tập huấn nâng cao kỹ năng của lực lượng này. Cụ thể, đào tạo 1 lớp TOT (Training Of Trainer/huấn luyện cho người đào tạo lại) về kỹ năng, phương pháp KNCĐ cho cán bộ các cấp. Có mời chuyên gia đào tạo, hướng dẫn chuyên môn cho cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện về xây dựng và hoạt động tổ KNCĐ. Cập nhật các thông tin, chủ trương về KNCĐ có hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới.

_lan1374.jpg
Nông dân huyện Bắc Bình tham quan mô hình sản xuất lúa thông minh, sạ cụm và máy bay không người lái phun thuốc ở xã Phan Hòa. (ảnh N. Lân)
_lan0754.jpg
Nông dân huyện Bắc Bình tham quan mô hình canh tác lúa thông minh, giảm phát thải khí nhà kính (ảnh N. Lân)

Ngoài ra, còn tổ chức kết nối và đào tạo về chuyển đổi số (qua APP nông nghiệp số Bình Thuận) thông qua 3 cuộc hội thảo, trong đó có 1 Hội thảo khoa học phối hợp cùng Liên hiệp các Hội khoa học và KT tỉnh; 2 lớp tập huấn chuyên đề và nhiều lớp về tập huấn chuyển đổi số gắn với tổ KNCĐ tham dự, hưởng lợi. Riêng về chuyển giao kỹ thuật, thông qua hoạt động mô hình/chương trình dự án của đơn vị, chương trình phát triển thanh long VietGAP được tỉnh giao… các tổ KNCĐ chính là những hạt nhân để nắm bắt, thực hiện và nhân rộng.

Chuyên sâu hơn, còn tổ chức 4 lượt tập huấn chuyên đề về phát triển lúa, sầu riêng bền vững, canh tác thanh long… có mời các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm đầu ngành tập huấn dưới hình thức trực tuyến. Mỗi lớp tập huấn ngoài các tổ KNCĐ trên toàn tỉnh được mời theo nhóm chuyên biệt, còn có sự tham gia của đông đảo cán bộ kỹ thuật các cấp, cán bộ quản lý nông nghiệp, công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân.

c0049t01.jpg
Nông dân huyện Bắc Bình tham quan mô hình canh tác lúa thông minh, giảm phát thải khí nhà kính (ảnh N. Lân)
c0032t01.jpg
Máy bay không người lái phục vụ sản xuất nông nghiệp (ảnh N. Lân)
_lan1471.jpg
Mô hình trình diễn áp dụng một số giống lúa mới chất lượng cao ở Phan Hòa, Bắc Bình (ảnh N. Lân).
_lan1491.jpg
Thu hoạch lúa mô hình trình diễn giống lúa mới và giảm phát thải khí nhà kính (ảnh N. Lân)

Điều đáng chú ý, mỗi lần tập huấn trực tuyến, đều có doanh nghiệp tham gia nên các tổ đều được nhận vật tư, giống, phân bón… miễn phí từ các công ty để làm các mô hình trong tổ mình. Qua đó, giúp các thành viên trong tổ gắn bó với nhau, các tổ cùng nhóm cây trồng, vật nuôi liên lạc chặt chẽ hơn và kết nối giữa trung tâm khuyến nông và các tổ ngày một chặt chẽ, mạch lạc hơn. Ở góc độ khác, đang hướng đến mô hình tổ KNCĐ làm trung tâm kết nối hệ thống khuyến nông với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị – xã hội, nghề nghiệp nhằm hỗ trợ người nông dân tốt hơn trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Với những vùng sâu, xa, rất cần Nhà nước quan tâm đầu tư phương tiện nghe nhìn, thuận tiện nhất là ở nhà văn hóa thôn có phát wifi miễn phí cho người dân tập trung dự tập huấn. Song song, xã, huyện, các ngành tiếp tục quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ các mô hình nông nghiệp, kết nối các công ty, doanh nghiệp tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho bà con. Qua đó sẽ giúp cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, trong vụ đông xuân 2024- 2025, đơn vị tiếp tục phối hợp với 1 công ty chuyên mua các bon để làm 4 mô hình với diện tích trên 50 ha, đo giảm phát thải các bon tại 4 huyện: Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh và Đức Linh. Đây là cơ sở để đẩy mạnh sạ thưa, dự kiến đến cuối năm 2026 đạt từ 30.000 – 50.000 ha sạ từ 12 ký/ sào trở xuống bằng sạ cụm, bình đeo vai và cả máy cấy.

Bài 1: Nâng thu nhập người dân, tiết giảm chi phí xã hội


BÍCH NGHỊ – ẢNH N. LÂN



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/suc-manh-cua-khuyen-nong-cong-dong-bai-2-126811.html

Cùng chủ đề

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết vừa thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

BTO-Chiều 25/12, Chính phủ phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và...

Bí thư Tỉnh ủy chủ trì giao ban các đơn vị khối Đảng trong thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 2025

BTO-Sáng 25/12, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị giao ban công tác khối Đảng quý IV và giao nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 cho các cơ quan, đơn vị. Đồng chí Nguyễn Hoài Anh - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Đặng Hồng Sỹ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy – Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Dự...

Có nhiều chuyển biến tích cực

BTO-Ngày 25/12, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian còn lại của năm 2024. Cùng tham dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện Ban Kinh tế ngân sách - HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND thành phố Phan Thiết. Đối với lãnh...

Văn hóa Chăm góp phần phát triển du lịch

Người Chăm ở Bình Thuận sinh sống tập trung tại 6 huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Tánh Linh. Trong đó có 4 xã thuần đồng bào Chăm và 9 thôn xen ghép thuộc 6/10 huyện thị, thành phố của tỉnh. Hàng năm vào...

Cùng tác giả

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết vừa thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

BTO-Chiều 25/12, Chính phủ phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và...

Bí thư Tỉnh ủy chủ trì giao ban các đơn vị khối Đảng trong thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 2025

BTO-Sáng 25/12, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị giao ban công tác khối Đảng quý IV và giao nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 cho các cơ quan, đơn vị. Đồng chí Nguyễn Hoài Anh - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Đặng Hồng Sỹ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy – Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Dự...

Có nhiều chuyển biến tích cực

BTO-Ngày 25/12, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian còn lại của năm 2024. Cùng tham dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện Ban Kinh tế ngân sách - HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND thành phố Phan Thiết. Đối với lãnh...

Văn hóa Chăm góp phần phát triển du lịch

Người Chăm ở Bình Thuận sinh sống tập trung tại 6 huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Tánh Linh. Trong đó có 4 xã thuần đồng bào Chăm và 9 thôn xen ghép thuộc 6/10 huyện thị, thành phố của tỉnh. Hàng năm vào...

Cùng chuyên mục

Có nhiều chuyển biến tích cực

BTO-Ngày 25/12, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian còn lại của năm 2024. Cùng tham dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện Ban Kinh tế ngân sách - HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND thành phố Phan Thiết. Đối với lãnh...

Livestream đưa đặc sản Bình Thuận đến tận tay khách hàng

Dù có nhiều lợi thế nhưng phần lớn nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh vẫn được tiêu thụ bằng các kênh truyền thống. Để mở rộng đầu ra, các sở, ngành và chủ thể sản xuất đang dồn sức khai thác thương mại điện tử (TMĐT) như một cánh cửa mới cho nông sản địa phương. ...

“Sức mạnh” của khuyến nông cộng đồng. Bài 1

Như một sự chỉnh đốn để đẩy mạnh hoạt động khuyến nông cộng đồng, Công văn số 1596 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Công văn số 2769 của Bộ Nông nghiệp và PTNT vào tháng 4/2024 đã tạo ra sự nổi bật bất ngờ trên thực tế vào thời điểm cuối năm này. Từ đây, người ta mới phát hiện ra sức mạnh của hoạt động này, khi ngay cái kết cuối cùng cũng thu được...

Gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trong tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường ĐH Phan Thiết tổ chức mới đây, cách thức gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP tại Bình Thuận thông qua việc gắn kết sản phẩm với văn hóa bản địa được các chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. ...

Nỗ lực vượt khó, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Dù gặp không ít khó khăn và thách thức, song ngành Công Thương Bình Thuận cũng đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương tiếp tục vươn lên… Theo đánh giá của ngành Công Thương Bình...

Hàm Minh: Xây dựng nông thôn mới nâng cao

Nằm ở “thủ phủ” thanh long của Bình Thuận, người dân xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) đã gắn bó lâu dài với loại cây thoát nghèo, làm giàu ấy. Cùng với sự đoàn kết, chung tay, chung sức của chính quyền và nhân dân địa phương, đến cuối năm 2024 Hàm Minh đã đáp ứng 19/19 tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao. Trong đó, tiêu chí 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển...

Phấn đấu giải ngân đầu tư công đạt tối thiểu 95% kế hoạch vốn được giao

Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành Quyết định về kế hoạch đầu tư công và danh mục các dự án trọng điểm nguồn vốn ngân sách tỉnh năm 2025. Theo Quyết định này, tổng vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh năm 2025 là 3.570.880 triệu đồng, đồng...

Khẩn trương rà soát, triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ chống khai thác IUU

UBND tỉnh Bình Thuận nhận được Công văn số 567 ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. ...

Hiệp hội thanh long Bình Thuận: Vận động hội viên liên kết, hợp tác

BTO-Hiệp hội thanh long Bình Thuận vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số sở ngành liên quan và các thành viên hiệp hội. Tại hội nghị,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất