Powered by Techcity

“Sức mạnh” của khuyến nông cộng đồng. Bài 1


Như một sự chỉnh đốn để đẩy mạnh hoạt động khuyến nông cộng đồng, Công văn số 1596 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Công văn số 2769 của Bộ Nông nghiệp và PTNT vào tháng 4/2024 đã tạo ra sự nổi bật bất ngờ trên thực tế vào thời điểm cuối năm này. Từ đây, người ta mới phát hiện ra sức mạnh của hoạt động này, khi ngay cái kết cuối cùng cũng thu được tiền từ giảm phát khí thải nhà kính…

Bài 1: Nâng thu nhập người dân, tiết giảm chi phí xã hội

1 tổ và nhiều vai

Những ngày cuối tháng 12 này, xã Phan Điền, huyện Bắc Bình đã nắm chắc kết quả về đích xã nông thôn mới. Với xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số đạt kết quả này trong bối cảnh 2 xã đồng bằng khác cùng huyện chưa về đích được như kế hoạch là niềm vui không bờ bến. Qua đó khiến không ít người đặt câu hỏi nhờ đâu, khi mặc nhiên trong suy nghĩ rằng vùng đồng bào dân tộc thiểu số bao giờ cũng có tỷ lệ hộ nghèo cao, những căn nhà tạm, kể cả dột nát… và biết những yêu cầu đặt ra với 1 xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 không đơn giản. Thế nhưng, qua báo cáo kết quả thực hiện nông thôn mới của UBND xã Phan Điền rất dài, trình bày theo cách “có sao nói vậy” thì mới thấy bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước là sự “đảm đang, bao quát” của tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) xã Phan Điền.

nong-dan-huyen-n-3-.jpg
Nông dân huyện Đức Linh tham quan mô hình sản xuất lúa VietGAP ở xã Sùng Nhơn. Ảnh: N.Lân

Tổ này được xã thay người, chỉnh đốn mấy bận từ khi được thành lập vào năm 2022 đến nay. Theo chức năng, nhiệm vụ cho thấy tổ KNCĐ thực hiện 8 hoạt động tại xã. Không chỉ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp; tham gia đào tạo, tập huấn cho nông dân mà tổ còn tư vấn trên nhiều lĩnh vực như thành lập, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác; liên kết sản xuất, kết nối thị trường; quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc; tư vấn về chính sách cho hợp tác xã, tổ hợp tác. Ngoài ra, tổ KNCĐ Phan Điền còn làm dịch vụ giống, vật tư, thiết bị nông nghiệp, bảo vệ thực vật, thú y; tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng tại địa phương.

Với chừng ấy nhiệm vụ, tổ KNCĐ Phan Điền đã góp phần quyết định nâng thu nhập người dân xã Phan Điền lên 50,24 triệu đồng/người/năm 2024, khi trên địa bàn xuất hiện nhiều sản phẩm không đơn thuần là lúa, bắp, gà, bò… mà đang hình thành ban đầu về cách thức của chuỗi giá trị từ các cây trồng, vật nuôi này. Có thu nhập khá, người dân trong xã cũng cải thiện nhà ở nên đến giờ, Phan Điền không còn nhà tạm, nhà dột nát, đạt yêu cầu của tiêu chí nhà ở…

Từ đây, cũng có cơ sở để tính hiệu quả mang lại từ các mô hình mà Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện trong năm 2024, thông qua tổ khuyến nông cộng đồng tại các xã triển khai mô hình. Cụ thể như tại xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh, đơn vị đã xây dựng mô hình “Trình diễn sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc tương đương – Cánh đồng không dấu chân” và “Trình diễn áp dụng một số giống lúa mới chất lượng cao” với quy mô 25 ha cho 29 hộ dân trong 4 tháng (từ 9 – 12/2024). Kết quả, năng suất mô hình VietGAP tăng hơn 3 tạ/ha, lợi nhuận tăng gần 5 triệu đồng/ha (chiếm 33,5%) và tiết kiệm 50% lượng giống so với sản xuất truyền thống. Riêng mô hình trình diễn giống lúa mới, năng suất bình quân 66,5 tạ/ha (sạ 120 kg/ha) so với ruộng sản xuất truyền thống năng suất đạt 64,6 tạ/ha (sạ bình quân 220 kg/ha). Trong khi đó, tại xã Sùng Nhơn, huyện Đức Linh, mô hình lúa VietGAP hoặc tương đương – cánh đồng không dấu chân thực hiện trên 20 ha trong vụ mùa cho kết quả tương tự, với giảm được 50 – 60% lượng giống gieo sạ, lợi nhuận mang về cao hơn 38,69% so với ruộng ngoài mô hình.

nong-dan-huyen-4-.jpg

N hiệu quả trong 1 thay đổi

Không chỉ là những con số cụ thể về hiệu quả kinh tế thu về trên, các mô hình này còn đem lại hiệu quả trên nhiều mặt khác nhau. Theo phân tích của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, thông qua các mô hình, bà con nông dân đã nắm bắt tiếp thu được “Kỹ thuật sản xuất lúa theo tiêu chuẩn bền vững SRP” và tiếp cận ghi chép nhật ký sản xuất điện tử để truy xuất nguồn gốc. Song song, nông dân biết áp dụng việc bón lót phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học, qua đó góp phần cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, nâng cao năng suất… Không chỉ thế, qua mô hình, còn giúp người dân trong vùng biết cách quản lý đồng ruộng, bảo vệ môi trường và nâng nhận thức trong sản xuất nông nghiệp hiện đại với sự trải nghiệm và chứng kiến áp dụng đồng bộ cơ giới hóa từ khâu làm đất, gieo sạ, phun thuốc bằng máy bay, thu hoạch hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, toàn diện và không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Kết quả trên có được phải ghi nhận sự phối hợp của các tổ khuyến nông cộng đồng tại xã trong vận động, hướng dẫn người tham gia mô hình thực hiện các bước trong sản xuất tiên tiến theo sự ngắn gọn, dễ hiểu. Đó là 1 phải, 6 giảm, tức phải sử dụng giống xác nhận; 6 giảm gồm: Giảm lượng giống, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới, thất thoát sau thu hoạch để tăng lợi nhuận cho nông dân; hướng đến giảm lượng khí phát thải nhà kính góp phần bảo vệ môi trường. Hay nói cụ thể, chỉ cần thay đổi trong sản xuất theo hướng sạ từ 10 – 12 ký giống xác nhận/ha, tưới ướt khô xen kẽ… thì sẽ tiết kiệm từ 2 – 2,5 triệu đồng/ha.

“Nông dân thường hay ngại thay đổi nhưng khi thấy hiệu quả rõ rệt thì sẽ chuyển theo rất nhanh. Vì thế, trách nhiệm của tổ khuyến nông cộng đồng là nói cho dân hiểu, giải đáp những thắc mắc và đồng hành với sự thay đổi trên, trước hết tạo ra kết quả sản xuất, chăn nuôi cụ thể. Đây cũng là thước đo để xã được công nhận tiểu tiêu chí 13.5 về có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới” – đại diện một tổ khuyến nông cộng đồng nói.

Hiện phần lớn các xã trong tỉnh đạt tiêu chí 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, bất kể về đích hay chưa về đích xã nông thôn mới. Bởi thực tế, ở nông thôn, kinh tế vẫn là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nên đó là hướng phải phát triển lâu nay. Nhưng điều đáng quan tâm là trong năm nay, sự nổi bật trong kinh tế nông thôn với nhiều sản phẩm được mùa, được giá, các tổ khuyến nông cộng đồng đã làm thế nào?

Nếu triển khai sạ thưa từ 30 – 50% trên tổng 130.000 ha lúa sản xuất trong tỉnh là tiết kiệm cho dân Bình Thuận hơn 100 tỷ đồng. Đồng thời, theo đó lợi nhuận trồng lúa sẽ cao hơn theo cấp số nhân, khi tính năng suất tăng và giá thành giảm.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/suc-manh-cua-khuyen-nong-cong-dong-bai-1-126779.html

Cùng chủ đề

Văn hóa Chăm góp phần phát triển du lịch

Người Chăm ở Bình Thuận sinh sống tập trung tại 6 huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Tánh Linh. Trong đó có 4 xã thuần đồng bào Chăm và 9 thôn xen ghép thuộc 6/10 huyện thị, thành phố của tỉnh. Hàng năm vào...

“Sức mạnh” của khuyến nông cộng đồng. Bài 2

Mô hình tổ khuyến nông cộng đồng sẽ làm trung tâm kết nối hệ thống khuyến nông với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp nhằm hỗ trợ người nông dân tốt hơn. Phát triển kinh tế hộ từ chuyển đổi số Không chờ đến thời...

Tuổi trẻ Bình Thuận tích cực học tập, tìm hiểu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Việc nghiên cứu, học tập, tìm hiểu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh nhà sẽ giúp cho đoàn viên, thanh niên thêm hiểu, trân trọng về lịch sử hào hùng, quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, của nhân dân và các thế hệ cha anh đi trước. Từ đó giúp cho thế hệ trẻ thêm yêu, tự hào và biến tình yêu quê hương, đất...

Nâng cao chất lượng tham mưu thực hiện công tác nội vụ

Năm 2024, Sở Nội vụ đã tích cực phấn đấu, tham mưu đề xuất, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn trong công tác nội vụ, đặc biệt thực hiện các nhiệm vụ thuộc chương trình công tác và nhiệm vụ chủ yếu UBND tỉnh giao theo đúng và vượt tiến độ, kế hoạch đề ra... Nhờ đó, đã đóng góp vào thành tựu chung đất nước và từng địa phương, nâng cao vai trò, vị...

Tổ chức Giải Leo núi Tà Cú huyện Hàm Thuận Nam- Bình Thuận mở rộng

BTO-Giải lần này nhằm Chào mừng Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025); 42 năm Ngày thành lập huyện Hàm Thuận Nam (1/6/1983 -1/6/2025) và Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025. Các vận động viên tham dự Giải leo núi Tà Cú năm 2024Theo kế...

Cùng tác giả

Văn hóa Chăm góp phần phát triển du lịch

Người Chăm ở Bình Thuận sinh sống tập trung tại 6 huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Tánh Linh. Trong đó có 4 xã thuần đồng bào Chăm và 9 thôn xen ghép thuộc 6/10 huyện thị, thành phố của tỉnh. Hàng năm vào...

“Sức mạnh” của khuyến nông cộng đồng. Bài 2

Mô hình tổ khuyến nông cộng đồng sẽ làm trung tâm kết nối hệ thống khuyến nông với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp nhằm hỗ trợ người nông dân tốt hơn. Phát triển kinh tế hộ từ chuyển đổi số Không chờ đến thời...

Tuổi trẻ Bình Thuận tích cực học tập, tìm hiểu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Việc nghiên cứu, học tập, tìm hiểu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh nhà sẽ giúp cho đoàn viên, thanh niên thêm hiểu, trân trọng về lịch sử hào hùng, quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, của nhân dân và các thế hệ cha anh đi trước. Từ đó giúp cho thế hệ trẻ thêm yêu, tự hào và biến tình yêu quê hương, đất...

Nâng cao chất lượng tham mưu thực hiện công tác nội vụ

Năm 2024, Sở Nội vụ đã tích cực phấn đấu, tham mưu đề xuất, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn trong công tác nội vụ, đặc biệt thực hiện các nhiệm vụ thuộc chương trình công tác và nhiệm vụ chủ yếu UBND tỉnh giao theo đúng và vượt tiến độ, kế hoạch đề ra... Nhờ đó, đã đóng góp vào thành tựu chung đất nước và từng địa phương, nâng cao vai trò, vị...

Tổ chức Giải Leo núi Tà Cú huyện Hàm Thuận Nam- Bình Thuận mở rộng

BTO-Giải lần này nhằm Chào mừng Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025); 42 năm Ngày thành lập huyện Hàm Thuận Nam (1/6/1983 -1/6/2025) và Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025. Các vận động viên tham dự Giải leo núi Tà Cú năm 2024Theo kế...

Cùng chuyên mục

“Sức mạnh” của khuyến nông cộng đồng. Bài 2

Mô hình tổ khuyến nông cộng đồng sẽ làm trung tâm kết nối hệ thống khuyến nông với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp nhằm hỗ trợ người nông dân tốt hơn. Phát triển kinh tế hộ từ chuyển đổi số Không chờ đến thời...

Livestream đưa đặc sản Bình Thuận đến tận tay khách hàng

Dù có nhiều lợi thế nhưng phần lớn nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh vẫn được tiêu thụ bằng các kênh truyền thống. Để mở rộng đầu ra, các sở, ngành và chủ thể sản xuất đang dồn sức khai thác thương mại điện tử (TMĐT) như một cánh cửa mới cho nông sản địa phương. ...

Gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trong tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường ĐH Phan Thiết tổ chức mới đây, cách thức gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP tại Bình Thuận thông qua việc gắn kết sản phẩm với văn hóa bản địa được các chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. ...

Nỗ lực vượt khó, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Dù gặp không ít khó khăn và thách thức, song ngành Công Thương Bình Thuận cũng đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương tiếp tục vươn lên… Theo đánh giá của ngành Công Thương Bình...

Hàm Minh: Xây dựng nông thôn mới nâng cao

Nằm ở “thủ phủ” thanh long của Bình Thuận, người dân xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) đã gắn bó lâu dài với loại cây thoát nghèo, làm giàu ấy. Cùng với sự đoàn kết, chung tay, chung sức của chính quyền và nhân dân địa phương, đến cuối năm 2024 Hàm Minh đã đáp ứng 19/19 tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao. Trong đó, tiêu chí 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển...

Phấn đấu giải ngân đầu tư công đạt tối thiểu 95% kế hoạch vốn được giao

Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành Quyết định về kế hoạch đầu tư công và danh mục các dự án trọng điểm nguồn vốn ngân sách tỉnh năm 2025. Theo Quyết định này, tổng vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh năm 2025 là 3.570.880 triệu đồng, đồng...

Khẩn trương rà soát, triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ chống khai thác IUU

UBND tỉnh Bình Thuận nhận được Công văn số 567 ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. ...

Hiệp hội thanh long Bình Thuận: Vận động hội viên liên kết, hợp tác

BTO-Hiệp hội thanh long Bình Thuận vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số sở ngành liên quan và các thành viên hiệp hội. Tại hội nghị,...

Thông tin tài khoản Quỹ tiếp nhận nguồn kinh phí ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Để thuận lợi trong việc triển khai thực hiện Phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận đã đăng ký mở tài khoản tiếp nhận các nguồn kinh phí đóng góp thực...

Khi điểm du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm OCOP

1 trong số 4 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của huyện Bắc Bình vừa được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc chương trình OCOP huyện thẩm định, công nhận đạt OCOP 3 sao năm 2024 đó là Du lịch Bàu Trắng U&ME. Đây là một trong những sản phẩm thuộc nhóm văn hóa đầu tiên của huyện Bắc Bình được công nhận, với sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái… ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất