Powered by Techcity

Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025

Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025

Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội; Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội; Khu đô thị 1.440 tỷ đồng ven sông Vinh được giao đất triển khai.

Sau đây là các thông tin bất động sản nổi bật trong tuần.

“Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?” 

Câu hỏi này được đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) đặt ra khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất (Dự thảo), sáng 21/11.

Đại biểu Nguyễn Công Long phát biểu tại hội trường.

Theo vị đại biểu Đồng Nai, thị trường bất động sản hiện nay có nhiều vấn đề, giá bất động sản phi mã, người nghèo, người lao động, cán bộ, công chức, viên chức rất khó mua được nhà.

“Cử tri có đặt câu hỏi là tại sao Quốc hội không áp dụng cơ chế này cho nhà ở xã hội, phát triển nhà ở xã hội mà chỉ cho nhà ở thương mại. Tất nhiên góp phần phát triển nhà ở thương mại cũng là chung cho cả xã hội. Tuy nhiên, đối tượng yếu thế không có chính sách gì cả mà lại đề xuất thí điểm chính sách này”,  ông Long phản ánh.

Mặt khác, theo đại biểu Long, với chính sách cụ thể tại dự thảo nghị quyết, Chính phủ cũng báo cáo, có những địa phương thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất chuyển sang xây dựng nhà ở thương mại không có gì vướng. Vậy tại sao phải thí điểm toàn bộ trên 63 tỉnh, thành? Rất cần cân nhắc về phạm vi, không thể nào mở đại trà như thế, ông Long nhấn mạnh.

Nêu rõ là báo cáo đánh giá tác động trong hồ sơ dự thảo nghị quyết cũng dự báo nhiều hiện tượng tiêu cực, như đầu cơ đất đai, mua gom đất nông nghiệp,… đại biểu Long nhấn mạnh, hiện tượng thu gom đất nông nghiệp đã diễn ra hàng chục năm nay rồi.

Ông Long cho rằng cần có giải pháp để chống được nguy cơ, chống được tình trạng hợp thức hóa thu gom đất đai để phát triển thị trường lành mạnh. Đặc biệt ngăn chặn thu gom, chuyển đổi mục đích đất rừng, đất lúa, đất sản xuất….

Cũng băn khoăn về nhà ở thương mại, đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) nói, nhìn từ Hà Giang đến Cà Mau thì nhà ở thương mại rất nhiều, có những khu đô thị không có ai ở. Những chỗ này nếu có kinh doanh đi chăng nữa cũng là mua bán với nhau trên giấy, để kiếm lời chứ không ở. Vì đi kèm khu đô thị đó cần các dịch vụ hạ tầng kèm theo (cơ quan hành chính làm việc, trường học, bệnh viện…).

Trong khi đó, người có thu nhập thấp, lương 7 triệu, 10 triệu, 20 triệu không thể đủ tiền mua nhà thương mại. Nhu cầu thực sự là nhà ở xã hội tại sao không dành quỹ đất, không làm chính sách cho nhà ở xã hội mà lại làm chính sách cho nhà ở thương mại? – ông Khánh nêu quan điểm.

“Khu vực đất đẹp đã làm hết dự án, khi làm xong không có nhà ở. Chúng ta đang tháo gỡ cho những khu nhà ở thương mại, không mua, không bán được hoặc bán không có người ở”, vị đại biểu Đồng Nai nêu quan điểm. 

Báo cáo giải trình ý kiến đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết sẽ tiếp thu tối đa ý kiến của đại biểu và có giải trình đầy đủ trước khi Quốc hội bấm nút thông qua. 

Theo Bộ trưởng, mục đích ban hành nghị quyết là bổ sung thêm phương thức tiếp cận đất đai thực hiện nhà ở thương mại mà hiện luật Đất đai chưa cho phép.

Theo quy định của Luật Đất đai thì các dự án khu đô thị với quy mô từ 20 ha trở lên mới triển khai được, đối với các dự án nhà ở thương mại có quy mô nhỏ hơn không triển khai được do vướng quy định về loại đất, vì thế rất cần thiết ban hành nghị quyết này, Bộ trưởng giải thích. 

Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025

Theo Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng One Housing, thị trường bất động sản nhà ở tại Hà Nội trong năm 2025 được dự báo ghi nhận hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 – 2019.

Trong đó, 48% nguồn cung mới sẽ đến từ khu vực phía Đông Hà Nội, với các dự án từ Vinhomes Ocean Park 1 – 2. Ngược lại, nguồn cung khu phía Tây chủ yếu xuất phát từ các đợt mở bán của những dự án hiện hữu.

Tại Hà Nội, các căn hộ mở bán mới trong năm 2025 sẽ có giá trung bình khoảng 72 triệu đồng/m2. Ảnh: Thanh Vũ

Đáng chú ý, khu vực phía Bắc được dự báo sẽ đóng góp 19% thị phần nguồn cung căn hộ nhờ đại đô thị Vinhomes Global Gate.

Dù nguồn cung căn hộ có những dấu hiệu phục hồi rõ rệt nhưng ông Trần Quang Trung, Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing cho rằng, giá bán vẫn khó lòng giảm xuống. Lý do đến từ việc nguồn cung mở bán mới chủ yếu nằm ở phân khúc cao cấp và hạng sang.

Theo dự báo của doanh nghiệp, toàn bộ căn hộ mới trong năm 2025 sẽ thuộc phân khúc cao cấp (50 – 80 triệu đồng/m2) và hạng sang (80 – 230 triệu đồng/m2). Trong đó, căn hộ hạng sang chiếm 36% và không có căn hộ trung cấp, bình dân.

Với tình hình trên, mức giá trung bình đối với căn hộ chung cư mở bán mới trong năm 2025 có thể sẽ lên tới 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì), tăng 75% so với quý I/2022.

Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội

Trong báo cáo về phát triển, quản lý nhà ở xã hội mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết thành phố có 69 dự án đã và đang triển khai. Trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, có 8 dự án đã hoàn thành toàn bộ với 10.270 căn và 3 dự án hoàn thành một phần.

Sở cho biết từ nay đến hết năm sau, 11 dự án dự kiến hoàn thành với gần 6.000 căn, tương đương 345.000 m2 sàn. Với tổng 19 căn dự kiến hoàn thành trong giai đoạn năm 2021 – 2025, thành phố sẽ đạt hơn 78% chỉ tiêu tại kế hoạch phát triển nhà xã hội với khoảng 15.440 căn, tương ứng 952.000 m2 sàn.

Hiện Hà Nội vẫn còn “chậm chân” trong cuộc đua nhà ở xã hội. Ảnh: Thành Nguyễn

Trong giai đoạn năm 2026 – 2030, dự kiến có 50 dự án dự kiến triển khai với gần 57.200 căn, tương ứng 3,2 triệu m2 sàn. Trong đó, thành phố đang thẩm định chủ trương đầu tư 4/5 khu nhà ở xã hội độc lập, tập trung tại các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh. Các dự án có tổng diện tích trên 200 ha, cung ứng hơn 12.000 căn.

Cụ thể gồm 2 khu nhà ở xã hội tại xã Tiên Dương (huyện Đông Anh); khu nhà ở xã hội tập trung tại xã Cổ Bi (huyện Gia Lâm); khu nhà ở xã hội tập trung tại xã Đại Mạch (huyện Đông Anh) và xã Tiền Phong (huyện Mê Linh).

Ngoài ra, nguồn cung nhà ở xã hội mới tại Hà Nội còn đến từ việc chuyển đổi khu nhà ở sinh viên tại khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê.

Hà Nội sắp có thêm 3 khu công nghiệp tại Thường Tín và Sóc Sơn

Tại Kỳ họp chuyên đề được tổ chức chiều 19/11, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua nhiệm vụ quy hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp tại Thường Tín và Sóc Sơn với tổng diện tích khoảng 635 ha.

Theo đó, dự án thứ nhất là khu công nghiệp Bắc Thường Tín thuộc huyện Thường Tín. Khu vực quy hoạch rộng khoảng 137 ha thuộc các xã Văn Bình, Liên Phương, Ninh Sở. 

Dự án hướng tới các ngành công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản; cơ khí chế tạo, điện tử, phát triển công nghiệp hỗ trợ, sử dụng quy trình sản xuất hiện đại, giảm ô nhiễm môi trường. Số lượng công nhân, người lao động dự kiến khoảng 7.000 người.

Dự án thứ hai là khu công nghiệp Phụng Hiệp cũng tại huyện Thường Tín. Khu đất quy hoạch có diện tích gần 175 ha, thuộc các xã Tô Hiệu, Nghiêm Xuyên, Thắng Lợi, Dũng Tiến. 

Dự án hướng tới các ngành công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản, thực phẩm chất lượng cao gắn với các vùng nguyên liệu; cơ khí chế tạo, điện tử, phát triển công nghiệp hỗ trợ. Số lượng công nhân, người lao động dự kiến khoảng 8.000 người.

Dự án thứ ba là khu công nghiệp sạch Sóc Sơn tại huyện Sóc Sơn. Khu đất quy hoạch rộng gần 324 ha, nằm tại các xã Tân Dân và Minh Trí. 

Dự án được định hướng thu hút và phát triển các ngành công nghiệp sạch, ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử – công nghệ thông tin, cơ khí, sản xuất ô tô, công nghiệp vật liệu mới, hóa dược – mỹ phẩm, dệt may. Số lượng công nhân, người lao động dự kiến khoảng 18.000 người.

Hà Nội hiện có 10 khu công nghiệp hoạt động, tổng diện tích hơn 1.300 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt gần 100%. Trong giai đoạn năm 2025 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND thành phố định hướng sẽ bổ sung 9 khu công nghiệp với diện tích 2.911 ha.

Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội

Ông Trần Viết Bảo, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Định cho biết, UBND tỉnh vừa phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án nhà ở xã hội Bông Hồng, phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn.

Sau khi được phê duyệt, UBND tỉnh Bình Định sẽ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án theo hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Phối cảnh dự án nhà ở xã hội Bông Hồng.

Theo quy hoạch, dự án nhà ở xã hội Bông Hồng có diện tích khoảng 2,44 ha, trong đó đất ở để xây dựng chung cư nhà ở xã hội là hơn 1,4 ha, quy mô dân số khoảng 2.818 người. Dự án nhà ở xã hội Bông Hồng sẽ có chiều cao khoảng 12 tầng, tổng số căn hộ tối đa 783 căn.

Trước đây, dự án nhà ở xã hội Bông Hồng được UBND tỉnh có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án với nhà đầu tư được phê duyệt là Công ty TNHH Bất động sản Bông Hồng tại Quyết định số 494, vào ngày 8/2/2021. Dự án được thực hiện trên khu đất có diện tích hơn 2,8 ha; tổng vốn đầu tư hơn 786 tỷ đồng; quy mô 800 căn nhà ở xã hội và 58 căn nhà liên kế thương mại.

Dự án dự kiến được khởi công trong quý II/2021 và hoàn thành trong quý IV/2023. Tuy nhiên, không lâu sau đó, UBND tỉnh Bình Định ký quyết định thông báo thu hồi, hủy bỏ quyết định số 494 . Lý do là việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội được thực hiện theo các quy định mới của pháp luật về đầu tư.

Đến ngày 20/6/2023, UBND tỉnh Bình Định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án Nhà ở xã hội Bông Hồng với tổng giá trị gói thầu là hơn 385 triệu đồng.

Nghệ An: Dự án khu đô thị 1.440 tỷ đồng ven sông Vinh được giao đất triển khai

Theo quyết định, dự án được bố trí hơn 5,5 ha đất ở đô thị để xây dựng khu nhà ở thấp tầng theo quy hoạch được phê duyệt. Hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất. Thời hạn sử dụng đất 50 năm, kể từ ngày UBND tỉnh ban hành quyết định giao đất cho nhà đầu tư.

Phần diện tích đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội với hơn 8,94 ha sẽ không thu tiền sử dụng đất. Sau khi xây dựng xong theo quy hoạch, yêu cầu chủ đầu tư bàn giao lại cho UBND TP. Vinh để quản lý, sử dụng theo quy định.

Dự án khu đô thị ven sông Vinh do liên danh Trí Dương – Ecopark Hải Dương (thuộc Tập đoàn Ecopark) làm chủ đầu tư có quy mô hơn 21 ha, tổng vốn 1.440 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, dự án có quy mô dân số dự kiến của khu đô thị là 1.600 – 1.800 người, diện tích thực hiện dự án khoảng 20,1 ha.

Theo quy hoạch, dự án sẽ bố trí hơn 5,5 ha cho các công trình nhà ở thấp tầng tiếp giáp với các trục đường giao thông chính đô thị và các trục đường giao thông nội khu. Trong đó sẽ xây dựng 88 lô đất nhà liền kề kết hợp thương mại, 157 lô đất ở liền kề, 84 lô đất nhà ở biệt thự.

Dự án cũng bố trí hơn 1,4 ha đất ở phía Tây Nam để xây dựng nhà ở xã hội, với mật độ xây dựng tối đa 50% và cao 2 – 5 tầng, diện tích sàn xây dựng tối đa 3,55 ha.

Bên cạnh đó, dự án sẽ dành ra 4,1 ha bố trí các khu vực cây xanh cảnh quan ven sông và xen kẽ khu ở. Một nhà văn hóa cao 1 tầng. Đất mặt nước chiếm 2,3 ha. Đất giao thông sẽ bố trí hơn 6,6 ha và còn lại là đất hạ tầng kỹ thuật.

Bình Thuận chuyển 18.724,4 m2 đất rừng sản xuất làm dự án nghỉ dưỡng

Mới đây, UBND tỉnh Bình Thuận đã quyết định cho phép Công ty TNHH Du lịch Minh Quân được chuyển đổi mục đích sử dụng 18.724,4 m2 đất rừng sản xuất tại phường Mũi Né, Thành phố Phan Thiết sang mục đích đất thương mại dịch vụ. Hình thức sử dụng đất sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất là thuê đất trả tiền hàng năm để thực hiện dự án Resort & Hotel Lamuine 1.

Phối cảnh dự án Resort & Hotel Lamuine 1.

Thời hạn sử dụng đất kể từ ngày ký quyết định này đến hết ngày 29/11/2055 theo Chấp thuận chủ trương đầu tư số 667/QĐ-UBND, chứng nhận thay đổi lần thứ 1 ngày 17/3/2021 của UBND tỉnh Bình Thuận.

Đồng thời, quyết định này cũng thu hồi diện tích 2.639,2 m2 đất, đất bằng chưa sử dụng nằm trong hành lang đường bộ do UBND phường Mũi Né quản lý và cho Công ty Du lịch Minh Quân để thực hiện dự án Resort & Hotel Lamuine 1. Mục đích sử dụng là đất thương mại dịch vụ. Thời hạn sử dụng đất kể từ ngày ký quyết định này đến hết 29/11/2055. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm.

Hình thức cho thuê đất là Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm. Khu đất thuộc trường hợp cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.

Giá đất tính tiền thuê đất hàng năm đối với đất thương mại dịch vụ được UBND tỉnh phê duyệt là 3.619.200 đồng/m2.

Nguồn: https://baodautu.vn/batdongsan/luong-cong-chuc-vai-tram-nam-moi-mua-duoc-nha-ha-noi-khong-con-chung-cu-binh-dan-mo-ban-moi-trong-nam-2025-d230706.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết 1/12/2024: Bắc Bộ rét sâu về đêm, Nam Bộ mưa giông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ngày 1/12, Bắc Bộ hanh khô, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn. Ban ngày, trời hửng nắng ấm, nhiệt độ trong khoảng từ 24-27 độ. Ban đêm nhiệt độ hạ thấp, Hà Nội từ 14-16 độ, vùng núi phía Bắc dưới 12 độ.  Khu vực Trung Trung Bộ có mưa vài nơi. Các khu vực khác có mưa rào và giông vài nơi,...

Quốc hội quyết đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng xây đường sắt tốc độ cao

Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau hơn 15 năm đặt lên bàn nghị sự, đến chiều 30/11 đã đạt được sự thống nhất cao của đại biểu Quốc hội. Đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng làm đường sắt tốc độ 350km/h từ Bắc vào Nam Theo nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ...

Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Với 92,48% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam 67,3 tỉ USD. (ảnh minh họa – VGP) Chiều 30-11, với tỷ lệ 92,48% đại biểu tán thành, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam theo hình thức đầu tư công với sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng...

Đề xuất chủ trương khảo sát các dự án thủy điện, điện mặt trời tự sản tự tiêu trên các hồ, kênh thủy lợi

BTO-Mới đây, UBND tỉnh nghe Tổng Công ty Cơ điện Xây dựng - Công ty Cổ phần báo cáo hồ sơ đề xuất nghiên cứu, khảo sát các dự án thủy điện, điện mặt trời tự sản tự tiêu trên các hồ, kênh thủy lợi. Được sự ủy quyền của lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Thanh Vũ - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các sở, ngành và địa phương liên...

Vùng Cảnh sát biển 3 tổng kết công tác Cảnh sát biển năm 2024

BTO-Ngày 29/11, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Cảnh sát biển năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đến dự và chỉ đạo hội nghị, có thiếu tướng Trần Văn Xuân, Phó Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam. ...

Cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết 1/12/2024: Bắc Bộ rét sâu về đêm, Nam Bộ mưa giông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ngày 1/12, Bắc Bộ hanh khô, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn. Ban ngày, trời hửng nắng ấm, nhiệt độ trong khoảng từ 24-27 độ. Ban đêm nhiệt độ hạ thấp, Hà Nội từ 14-16 độ, vùng núi phía Bắc dưới 12 độ.  Khu vực Trung Trung Bộ có mưa vài nơi. Các khu vực khác có mưa rào và giông vài nơi,...

Quốc hội quyết đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng xây đường sắt tốc độ cao

Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau hơn 15 năm đặt lên bàn nghị sự, đến chiều 30/11 đã đạt được sự thống nhất cao của đại biểu Quốc hội. Đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng làm đường sắt tốc độ 350km/h từ Bắc vào Nam Theo nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ...

Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Với 92,48% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam 67,3 tỉ USD. (ảnh minh họa – VGP) Chiều 30-11, với tỷ lệ 92,48% đại biểu tán thành, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam theo hình thức đầu tư công với sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng...

Nhóm thiếu niên đánh nữ sinh có dấu hiệu tội ‘cố ý gây thương tích’

Hôm nay (30/11), Công an TP Thuận An (tỉnh Bình Dương) cho biết đã khẩn trương truy xét, xác minh vụ việc liên quan đến video lan truyền trên mạng xã hội có nội dung nhóm thiếu niên đánh hội đồng một nữ sinh. Qua xác minh, bước đầu xác định nạn nhân là em V.N.KV. (từng là học sinh lớp 7 một trường ở Bình Dương) và địa điểm xảy ra vụ việc là căn nhà ở khu phố Bình Thuận,...

Sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã không làm ảnh hưởng đến các hoạt động chung

BTO - Ngày 1/12/2024, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2023-2025, có hiệu lực. Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 8 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố, 121 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 93 xã, 16 phường và 12...

Thời tiết 10 ngày tới: Bắc Bộ đón không khí lạnh tăng cường, Trung Bộ mưa lớn

video-element" data-id="Ypo7G1nWRPFVZQc_b_a1fAvtLga_b_ca_b_c"> Video: Dự báo thời tiết ngày 30/11 Dự báo thời tiết 10 ngày tới trên cả nước Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã phát đi bản tin dự báo thời tiết các khu vực trên cả nước trong 10 ngày tới. Cụ thể, từ nay đến ngày 1/12, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm không mưa, sáng sớm sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Đêm và sáng trời rét. Hà Tĩnh...

Bắc Bình công bố Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Sáng 29/11, UBND huyện Bắc Bình tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2023 – 2025. Theo Nghị quyết số 1253 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Chính phủ nêu lý do không kéo dài dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau

Ảnh minh họa Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Vì sao không kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ? Theo đó, có ý kiến đề nghị xem xét kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ. Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bố sung chiều dài tuyến khoảng 2.110km từ Lạng Sơn...

Bắc Bộ và Hà Nội rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng

Ảnh minh họa: Bích Liên  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/11, Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội rét về đêm và sáng sớm, có mưa vài nơi, sương mù nhẹ; trưa chiều hửng nắng. Hình thái thời tiết này duy trì trong vài ngày tới. Dự báo, đầu tháng 12/2024, một đợt không khí lạnh sẽ xuất hiện. Trong khi đó, Trung Bộ tiếp tục có mưa rải rác. Một số khu vực...

Một số tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam đồng loạt tăng giá

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (29/11/2024) tại khu vực miền Bắc không ghi nhận sự điều chỉnh giá đến từ các địa phương so với ngày hôm qua. Giá heo hơi khu vực này đang dao động từ 61.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, Thái Bình và Phú Thọ đang giao dịch tại mức 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Thấp hơn một giá, mức 62.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bắc Giang, Hưng Yên và Hà...

Tin nổi bật

Tin mới nhất