Powered by Techcity

Phan Chính vẫn miệt mài say mê “Tìm lại dấu xưa”!


Nhà nghiên cứu Phan Chính, khá nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ Bình Thuận, được biết đến với những đóng góp trong lĩnh vực văn học và khảo cứu văn hóa địa phương. Ông sinh năm 1942, quê quán La Gi, Bình Thuận, còn có bút danh thơ là Đông Thùy và đã hoạt động tích cực trong văn học nghệ thuật tại Bình Thuận xuyên suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Các tác phẩm đã in sau năm 1975 của Phan Chính, gồm: “Giọt sương”- tập thơ 1983, “Giữa truông đời”- tập thơ 1997, “Biển trắng như lòng ta thức đợi”- tập thơ 2006, “Bảng lảng gió giêng”- tập thơ 2016, “An nhiên hạt bụi”- tập thơ 2021; lĩnh vực văn có các tác phẩm: “Hàm Tân, chuyện thuở đầu”- 1988, “Huyền thoại xứ biển”- 2007, “Đất xưa Bình Thuận”- 2014, “La Gi đất xưa- diện hải bối lâm”- 2017, “Bình Thuận, tìm lại dấu xưa”- 2020…

binh-thuan-tim-lai-dau-an.jpg

Ngoài ra, ông còn viết và xuất bản chung nhiều đầu sách với các tác giả khác. Một minh chứng mới đây thôi, tập sách Lý luận phê bình văn học có tên “Chân dung tác giả, tác phẩm Văn học Bình Thuận) của Phan Chính và Võ Nguyên được vinh danh trong số 25 tác giả, tác phẩm, bao gồm các lĩnh vực lý luận phê bình văn học, nghệ thuật đã nhận được tặng thưởng của Hội đồng Lý luận phê bình văn học Trung ương về chất lượng nội dung, đáp ứng tiêu chí về tính học thuật và sức lan tỏa trong xã hội thời kỳ mới.

Cả đời người ngoài làm thơ, viết văn, viết báo, Phan Chính thật sự say mê và dành nhiều công sức, tâm huyết cho thể loại biên khảo, khảo cứu địa danh, quê hương, đất nước và con người Bình Thuận. Với kiến thức và năng lực chuyên môn của mình, ông cũng đã được mời tham gia soạn thảo nhiều công trình địa chí, lịch sử của tỉnh và của các địa phương trong tỉnh. Ông đã tạo được thành tựu và dấu ấn của cá nhân, nhất là ở lĩnh vực nghiên cứu, khảo cứu văn hóa – lịch sử vùng đất Bình Thuận. Báo chí sẽ không quá lời khi gọi ông là nhà “Bình Thuận học”.

Tưởng rằng qua ngưỡng 82 tuổi, ông sẽ nhẹ nhàng xếp bút nghiên, an hưởng tuổi già, nhưng không, Phan Chính vẫn miệt mài say mê “Tìm lại dấu xưa”. Thượng tuần tháng 11/2024 này ông vừa tái bản “Tìm lại dấu xưa” với phần bổ sung gần chục bài viết khá “nặng ký” về học thuật nghiên cứu đã được đăng ở Tạp chí Xưa và Nay (Tạp chí chuyên ngành của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam).

Xin nhắc lại, ở tập sách “Tìm lại dấu xưa” xuất bản năm 2020, gần 200 trang, gồm hơn 20 bài viết về đất và người Bình Thuận, trong đó hầu hết đã được báo Bình Thuận Cuối tuần giới thiệu với độc giả, như: “Địa danh Bình Tuy”, “Về địa danh Mường Mán hay Mương Mán”, “Có nhiều địa danh chỉ còn trong ký ức”, “Phan Lý xưa, Phan Rí Cửa nay”, “Núi Cẩm Kê Mũi Kê Gà”… Ngoài ra còn nhiều bài viết về lịch sử mở đất, mở làng “tiền hiền khai cơ, hậu hiền khai khẩn” công phu với nguồn tư liệu khá phong phú, như: “Bình Thuận – Trong hành trình mở đất”, “Đường cái quan qua đất Bình Thuận”, “Dấu xưa Tuy Phong”, “Trở lại vùng đất xưa Tánh Linh”, “La Gi đất cực Nam Trung bộ”, “Người Chăm trên đất Tuy Phong”, “Nếp sống và tín ngưỡng người Hoa Phan Thiết”, “Con heo lễ vật cúng tế miền biển”, “Tục thờ cúng ông Nam Hải”…

Riêng lần tái bản năm 2024 này, “Tìm lại dấu xưa” dày lên gần 300 trang, được tác giả bổ sung thêm gần chục bài nghiên cứu, khảo cứu đều được đăng ở Tạp chí Xưa và Nay. Trong đó, đáng kể là một số bài khảo cứu có giá trị về học thuật như: “Giao Loan trong vùng biển Tây Nam Bình Thuận”, “Tuy Phong và tên đất xưa”, “Lạm bàn về sơn danh Tà Cú”, “Thiển nghĩ qua vài địa danh xưa nay của Bình Thuận”, “Lễ hội Hòn Bà”, “Âm và ngữ nghĩa về địa danh La Gi”…

Cầm cuốn sách tái bản có bổ sung này trên tay, ông tâm sự khá khiêm tốn nhưng vẫn không giấu được nhiệt huyết đam mê nghiên cứu: “Tôi 82 tuổi rồi, hiểu biết, tích lũy được gì mà giữ lại. Rất tiếc tôi không là nhà nghiên cứu chuyên nghiệp – như tôi đã tự nhận: “Qua nhiều nguồn tư liệu và bằng nhãn quan “dân dã”, tác giả mong góp một phần nhỏ cho cuộc hành trình chung đầy thú vị và nhọc nhằn này”. Trầm tư ít phút, ông tiếp tục thổ lộ: “Bản thân dính vào văn chương từ những năm 1965 qua những bài thơ thời trẻ rồi sau này tiếp xúc, tham gia công tác nghiên cứu lịch sử cách mạng, truyền thống địa phương… nhận ra nhiều góc xưa về một vùng đất, địa danh rất thú vị và say mê viết lĩnh vực này (đã xuất bản 5 tập). Coi như tạo tiền đề cho những người quan tâm để bổ sung, nghiên cứu”.

Với tập tái bản có bổ sung “Bình Thuận- tìm lại dấu xưa” năm 2024 này không chỉ là cuốn sách tập hợp lưu giữ những bài báo, mà là một tập hợp tư liệu quý đối với những ai yêu thích nghiên cứu về địa danh, về phong tục tập quán, về văn hóa Fonklo, về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Bình Thuận. Cuốn sách này cũng cần nên có tại các thư viện, nhất là ở các thư viện trường học trong tỉnh, để giúp cho học sinh có thêm kiến thức về văn hóa- lịch sử của vùng đất mà mình được sinh ra và lớn lên.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/phan-chinh-van-miet-mai-say-me-tim-lai-dau-xua-125756.html

Cùng chủ đề

Muốn xuất khẩu nông lâm thủy sản, bắt buộc phải thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Các thị trường xuất khẩu đều siết chặt an toàn thực phẩm Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện nay đang ngày càng được mở rộng với những con số ấn tượng, tuy nhiên tất cả các thị trường xuất khẩu đều đưa ra các quy định ngặt nghèo về an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc BVTV. Về lâu dài, các quy định đó sẽ ngày càng được nâng lên, do đó nhận thức của người...

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, tiếp sức cho sản xuất xuất khẩu

Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) theo Quyết định 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã tạo ra nhiều giá trị thiết thực, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân. Để đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng và mở rộng thị trường, Sở Công Thương tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả, giúp sản phẩm...

“Đòn bẩy” nâng tầm sản phẩm OCOP Bình Thuận

Thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) trong chương trình OCOP đã mang lại bước tiến lớn trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Các chủ thể OCOP tại tỉnh, với sự hỗ trợ từ chính quyền và ngành liên quan, đã nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả. ...

Đầu tư dự án điện, sau háo hức là thách thức

Háo hức đầu tư vào ngành điện, nhưng nhiều nhà đầu tư đang rất trăn trở về những thách thức phải đối mặt trong quá trình triển khai các dự án điện lớn thời gian gần đây. Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 1. Ảnh: Đức Thanh Không dễ Chọn nhà đầu tư qua đấu thầu Dự án Nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn mới đây đã quyết định hủy thông báo mời thầu và dừng việc lựa chọn nhà đầu tư....

Hội thao Cụm thi đua 9, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch

BTO-Chiều 14/11, tại Nhà thi đấu tổng hợp Bình Thuận đã khai mạc Hội thao, hội thi Cụm thi đua 9, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024. Ông Huỳnh Ngọc Tâm – Phó giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Bình Thuận, cùng lãnh đạo các ngành Văn hoá Thể thao và Du lịch của các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hoà, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Yên đã đến...

Cùng tác giả

Muốn xuất khẩu nông lâm thủy sản, bắt buộc phải thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Các thị trường xuất khẩu đều siết chặt an toàn thực phẩm Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện nay đang ngày càng được mở rộng với những con số ấn tượng, tuy nhiên tất cả các thị trường xuất khẩu đều đưa ra các quy định ngặt nghèo về an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc BVTV. Về lâu dài, các quy định đó sẽ ngày càng được nâng lên, do đó nhận thức của người...

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, tiếp sức cho sản xuất xuất khẩu

Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) theo Quyết định 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã tạo ra nhiều giá trị thiết thực, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân. Để đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng và mở rộng thị trường, Sở Công Thương tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả, giúp sản phẩm...

“Đòn bẩy” nâng tầm sản phẩm OCOP Bình Thuận

Thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) trong chương trình OCOP đã mang lại bước tiến lớn trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Các chủ thể OCOP tại tỉnh, với sự hỗ trợ từ chính quyền và ngành liên quan, đã nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả. ...

Đầu tư dự án điện, sau háo hức là thách thức

Háo hức đầu tư vào ngành điện, nhưng nhiều nhà đầu tư đang rất trăn trở về những thách thức phải đối mặt trong quá trình triển khai các dự án điện lớn thời gian gần đây. Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 1. Ảnh: Đức Thanh Không dễ Chọn nhà đầu tư qua đấu thầu Dự án Nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn mới đây đã quyết định hủy thông báo mời thầu và dừng việc lựa chọn nhà đầu tư....

Hội thao Cụm thi đua 9, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch

BTO-Chiều 14/11, tại Nhà thi đấu tổng hợp Bình Thuận đã khai mạc Hội thao, hội thi Cụm thi đua 9, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024. Ông Huỳnh Ngọc Tâm – Phó giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Bình Thuận, cùng lãnh đạo các ngành Văn hoá Thể thao và Du lịch của các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hoà, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Yên đã đến...

Cùng chuyên mục

Hội thao Cụm thi đua 9, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch

BTO-Chiều 14/11, tại Nhà thi đấu tổng hợp Bình Thuận đã khai mạc Hội thao, hội thi Cụm thi đua 9, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024. Ông Huỳnh Ngọc Tâm – Phó giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Bình Thuận, cùng lãnh đạo các ngành Văn hoá Thể thao và Du lịch của các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hoà, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Yên đã đến...

Tiếng hát giữa đại ngàn

Nhà văn hóa xã Đông Giang - huyện Hàm Thuận Bắc, là điểm hẹn của ngành văn hóa mỗi năm một lần. Năm 2024, Liên hoan “Tiếng hát về nguồn”, lại hẹn nhau trở về dưới mái nhà của đồng bào K’ho Đông Giang để cất lên tiếng hát, ôn lại hành trình đầy niềm thương về vùng đất này.Ông K’ Văn Tiễn - Chủ tịch UBND xã Đông Giang đã cảm ơn sự quan tâm của các đơn...

Tổ chức cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát” lần thứ I/2024

UBND huyện Tuy Phong vừa ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát” tại Bãi đá Cà Dược - Khu du lịch Bình Thạnh lần thứ I/2024. Cuộc thi này nhằm khai thác các giá trị tài nguyên du lịch và phát huy tinh thần chủ...

Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh sẽ diễn ra trong tháng 12

BTO-Đây là thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh. Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận lần thứ I năm 2024, sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 11 - 13/12/2024 tại thành phố Phan Thiết hứa hẹn nhiều nội dung hấp dẫn, sôi nổi, nhiều sắc màu. ...

Mời tham gia đặc san “Người làm báo Bình Thuận” số Ất Tỵ 2025

BTO-Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng, mừng xuân mới, nhân dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, Hội Nhà báo tỉnh Bình Thuận xuất bản ấn phẩm đặc biệt: “Người làm báo Bình Thuận” Xuân Ất Tỵ 2025. Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Bình Thuận kính mời các...

Trao giải Hội thao Đảng bộ khối 2024

Cùng với đó, môn bòng chuyền hơi nam nữ, cúp vô địch thuộc về Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa An Phước, giải nhì thuộc về Đảng bộ Điện lực Bình Thuận, 2 giải ba thuộc về Chi bộ Cty TNHH may Thuận Tiến và Đảng bộ Sở VHTT và DL Bình Thuận. Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/trao-giai-hoi-thao-dang-bo-khoi-2024-125590.html

Khai mạc Liên hoan “Tiếng hát về nguồn”

BTO-Tối ngày 8/11, tại Nhà văn hóa xã Đông Giang (Hàm Thuận Bắc) đã khai mạc Liên hoan “Tiếng hát về nguồn” lần thứ XXIII - năm 2024. Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc- Trưởng Ban Tổ chức; ông Võ Thành Huy - Phó Giám đốc...

Thương lắm tấm lòng ông thầy già!

Hình ảnh một thầy giáo già nhấc từng bước chân chầm chậm lên bục nhận giấy khen của Ủy ban nhân dân thành phố, vì đã liên tục hơn 10 năm trao tiền quà hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học, khiến mọi người xúc động. Tấm gương điển hình quan tâm khuyến học đó là thầy Trương Quý Lô, nguyên Hiệu trưởng Trường Nam - Phan Thiết (nay là Trường tiểu học Đức Thắng 1), hiện thầy đang...

Mời tham gia viết bài cho Đặc san Bình Thuận xuân Ất Tỵ

Một mùa xuân mới lại sắp về trên quê hương thân yêu, như đã thành thông lệ đón xuân, vui tết hằng năm, Báo Bình Thuận sẽ xuất bản Đặc san Bình Thuận xuân Ất Tỵ - năm 2025. Ban Biên tập Đặc san xuân Báo Bình Thuận xin trân trọng kính...

Tin nổi bật

Tin mới nhất