Powered by Techcity

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 13/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.


Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cùng các đại biểu Quốc hội xem video-clip thuyết minh về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Tăng cường kết nối vùng, tạo động lực lan tỏa, mở không gian phát triển kinh tế mới

Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, trong thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã có nhiều ý kiến kết luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam; trong đó, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10, khóa XIII đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến, tốc độ 350km/h và giao các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 8 xem xét, quyết định thông qua chủ trương, một số cơ chế, chính sách đặc thù để huy động nguồn lực, thủ tục đầu tư dự án.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Dự án đã đánh giá bối cảnh trong nước, quốc tế và tình hình phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, đồng thời đã nêu rõ lý do tuyến ĐSTĐC trên trục Bắc – Nam chưa được Quốc hội thông qua vào năm 2010 do còn có ý kiến băn khoăn về tốc độ, phương án khai thác, nguồn lực đầu tư trong bối cảnh quy mô nền kinh tế tại thời điểm năm 2010 thấp (GDP là 147 tỷ USD), nợ công ở mức cao (56,6% GDP). Với nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, quy mô nền kinh tế năm 2023 đạt 430 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với năm 2010; nợ công ở mức thấp khoảng 37% GDP; dự kiến thời điểm triển khai xây dựng vào năm 2027, quy mô nền kinh tế ước đạt 564 tỷ USD nên nguồn lực để đầu tư không còn là trở ngại lớn.


Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nêu rõ, việc đầu tư dự án sẽ hiện thực hóa các chủ trương, định hướng của Đảng; Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị và thực hiện các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm tạo tiền đề quan trọng để đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao; tăng cường kết nối vùng, miền, các cực tăng trưởng, tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển kinh tế mới; tái cấu trúc các đô thị, phân bố dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; đảm bảo nhu cầu vận tải trên hành lang Bắc – Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; tái cơ cấu thị phần vận tải phù hợp lợi thế từng phương thức; tạo tiền đề, động lực phát triển công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ; phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện, góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Về mục tiêu đầu tư, Bộ trưởng cho biết, việc xây dựng tuyến ĐSTĐC nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Theo đó, Chính phủ kiến nghị xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; chiều dài chính tuyến khoảng 1.541 km với 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa.

Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam phục vụ vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết. Hướng tuyến tại tờ trình đã được 20/20 tỉnh, thành phố có tuyến đường sắt tốc độ cao đi qua thống nhất. Cụ thể là qua Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.

Về công trình ga, dự án đề xuất bố trí 23 ga hành khách, 5 ga hàng. Bộ Giao thông vận tải cho biết, nguyên tắc lựa chọn nhà ga là phải phù hợp với điều kiện hiện trạng, quy hoạch phát triển của địa phương, đặc biệt tại vị trí có nhu cầu vận tải đủ lớn.

Mỗi tỉnh bố trí 1 ga tiếp cận khu vực trung tâm đô thị, khu vực quy hoạch đô thị có tiềm năng phát triển, đảm bảo khả năng kết nối tốt với hệ thống giao thông quốc gia đặc biệt là hệ thống đường sắt quốc gia, giao thông công cộng.

Về tiến độ thực hiện dự án, dự kiến trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư vào quý IV năm 2024; hoàn thành công tác lập và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED) vào năm 2025-2026; triển khai giải phóng mặt bằng, đấu thầu lựa chọn nhà thầu, khởi công dự án vào năm 2027 và phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến vào năm 2035.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 1,7 triệu tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD), suất đầu tư dự án khoảng 43,7 triệu USD/km. Để thực hiện thành công và sớm hoàn thành toàn bộ dự án như tiến độ dự kiến, dự án đề xuất 19 chính sách đặc thù, đặc biệt.

Tính toán sơ bộ cho thấy trong 4 năm đầu khai thác nhà nước cần hỗ trợ một phần chi phí bảo trì kết cấu hạ tầng bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế tương tự như hệ thống đường sắt quốc gia hiện nay; thời gian hoàn vốn khoảng 33,61 năm.

Cần tiếp tục rà soát cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án với những cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và những lý do đã được nêu tại Tờ trình.


Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra. 

Về phạm vi, quy mô đầu tư và phương án thiết kế sơ bộ, Dự án cơ bản phù hợp với Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, do đó Uỷ ban Kinh tế cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ.

Ủy ban Kinh tế đề nghị trong bước nghiên cứu khả thi, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát kỹ lưỡng, lựa chọn phương án tối ưu kết nối tuyến đường sắt tốc độ cao với mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, hệ thống giao thông khác và với mạng lưới đường sắt trong khu vực và quốc tế.

Đồng thời làm rõ các cơ sở tính toán về dự báo nhu cầu vận tải của Dự án, khi thực tế thời gian qua việc dự báo nhu cầu vận tải của nhiều dự án giao thông BOT có sự chênh lệch lớn so với thực tế, dẫn đến thiếu hiệu quả về phương án tài chính phải điều chỉnh hợp đồng dự án. Về tổng mức đầu tư 67,34 tỷ USD của dự án, Ủy ban Kinh tế cho biết tờ trình của Chính phủ và các tài liệu kèm theo chưa thể hiện rõ về phân kỳ đầu tư, dự kiến số vốn cụ thể trong các giai đoạn.

Về an toàn nợ công, Ủy ban Kinh tế cho biết tờ trình và các tài liệu kèm theo khẳng định 3 tiêu chí về mức dư nợ công, dư nợ Chính phủ và dư nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cho rằng, 2 tiêu chí quan trọng là bội chi ngân sách Nhà nước bình quân và chi trả nợ trực tiếp dự kiến sẽ tăng ở mức khá cao.

Nhiều ý kiến cho rằng, ngân sách nước ta trong thời gian qua và những năm tới vẫn là bội chi, nguồn vốn đầu tư công chủ yếu từ vay nợ. Do vậy, việc cân đối tổng thể ngân sách cần được tính toán kỹ lưỡng để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

Về việc này, Ủy ban Kinh tế nhận định, trong bối cảnh những năm gần đây, chi trả nợ và dư nợ công có xu hướng tăng cao, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2025 khoảng 24% thu ngân sách Nhà nước gần tiệm cận so với mức trần cho phép (25%).

Vì vậy, đề nghị Chính phủ đánh giá cụ thể về tác động của việc đầu tư dự án đến bội chi ngân sách Nhà nước, nợ công, khả năng trả nợ của ngân sách nhà nước trong trung hạn và dài hạn; tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc về hạn mức chỉ tiêu an toàn nợ công để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, không gây áp lực trả nợ lên các giai đoạn sau.

Về các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt triển khai đầu tư Dự án, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng, Dự án có vai trò quan trọng, mang tính chiến lược dài hạn, tác động sâu, rộng tới mọi mặt của nền kinh tế – xã hội nước ta và có quy mô rất lớn, yêu cầu về công nghệ kỹ thuật phức tạp, lần đầu tiên được triển khai thực hiện ở Việt Nam. Do đó, để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả cho Dự án thì việc cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt là rất cần thiết.

Chính phủ đề xuất 19 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt khác quy định pháp luật hiện hành, do đó đề nghị bổ sung đánh giá tác động đầy đủ, kỹ lưỡng hơn, để có giải pháp phù hợp nhằm hạn chế, khắc phục các tác động tiêu cực và báo cáo, xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền về nội dung của các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt. Về cơ bản các cơ chế, chính sách đề xuất là cần thiết, trong đó một số cơ chế, chính sách đã được Quốc hội cho phép thời gian qua, tuy nhiên đề nghị tiếp tục rà soát, chỉnh lý các cơ chế, chính sách để đảm bảo phù hợp và hiệu quả./.

Nguồn: https://dangcongsan.vn/phap-luat/trinh-quoc-hoi-du-an-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-hon-67-ti-usd-683083.html

Cùng chủ đề

Đầu tư dự án điện, sau háo hức là thách thức

Háo hức đầu tư vào ngành điện, nhưng nhiều nhà đầu tư đang rất trăn trở về những thách thức phải đối mặt trong quá trình triển khai các dự án điện lớn thời gian gần đây. Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 1. Ảnh: Đức Thanh Không dễ Chọn nhà đầu tư qua đấu thầu Dự án Nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn mới đây đã quyết định hủy thông báo mời thầu và dừng việc lựa chọn nhà đầu tư....

Hội thao Cụm thi đua 9, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch

BTO-Chiều 14/11, tại Nhà thi đấu tổng hợp Bình Thuận đã khai mạc Hội thao, hội thi Cụm thi đua 9, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024. Ông Huỳnh Ngọc Tâm – Phó giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Bình Thuận, cùng lãnh đạo các ngành Văn hoá Thể thao và Du lịch của các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hoà, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Yên đã đến...

Asteria Mũi Né tích cực chăm lo đời sống nhân viên

Asteria Mui Ne Resort không chỉ là nơi lưu trú đẳng cấp mà còn chú trọng phát triển đời sống tinh thần và sức khỏe của nhân viên qua các hoạt động thể thao và giao lưu, tạo động...

Đạt mốc sản lượng 50 tỷ kWh điện

BTO- Vào thượng tuần tháng 11/2024, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 - Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (nhà máy) đã đạt mốc sản lượng 50 tỷ kWh điện sau hơn 6 năm vận hành thương mại; đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình vận hành sản xuất điện của nhà máy, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. ...

Giảm tại miền Bắc và miền Trung, miền Nam biến động trái chiều

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 14/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Phú Thọ, Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 14/11/2024 giảm nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi giảm...

Cùng tác giả

Đầu tư dự án điện, sau háo hức là thách thức

Háo hức đầu tư vào ngành điện, nhưng nhiều nhà đầu tư đang rất trăn trở về những thách thức phải đối mặt trong quá trình triển khai các dự án điện lớn thời gian gần đây. Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 1. Ảnh: Đức Thanh Không dễ Chọn nhà đầu tư qua đấu thầu Dự án Nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn mới đây đã quyết định hủy thông báo mời thầu và dừng việc lựa chọn nhà đầu tư....

Hội thao Cụm thi đua 9, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch

BTO-Chiều 14/11, tại Nhà thi đấu tổng hợp Bình Thuận đã khai mạc Hội thao, hội thi Cụm thi đua 9, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024. Ông Huỳnh Ngọc Tâm – Phó giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Bình Thuận, cùng lãnh đạo các ngành Văn hoá Thể thao và Du lịch của các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hoà, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Yên đã đến...

Asteria Mũi Né tích cực chăm lo đời sống nhân viên

Asteria Mui Ne Resort không chỉ là nơi lưu trú đẳng cấp mà còn chú trọng phát triển đời sống tinh thần và sức khỏe của nhân viên qua các hoạt động thể thao và giao lưu, tạo động...

Đạt mốc sản lượng 50 tỷ kWh điện

BTO- Vào thượng tuần tháng 11/2024, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 - Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (nhà máy) đã đạt mốc sản lượng 50 tỷ kWh điện sau hơn 6 năm vận hành thương mại; đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình vận hành sản xuất điện của nhà máy, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. ...

Giảm tại miền Bắc và miền Trung, miền Nam biến động trái chiều

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 14/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Phú Thọ, Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 14/11/2024 giảm nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi giảm...

Cùng chuyên mục

Đầu tư dự án điện, sau háo hức là thách thức

Háo hức đầu tư vào ngành điện, nhưng nhiều nhà đầu tư đang rất trăn trở về những thách thức phải đối mặt trong quá trình triển khai các dự án điện lớn thời gian gần đây. Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 1. Ảnh: Đức Thanh Không dễ Chọn nhà đầu tư qua đấu thầu Dự án Nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn mới đây đã quyết định hủy thông báo mời thầu và dừng việc lựa chọn nhà đầu tư....

Asteria Mũi Né tích cực chăm lo đời sống nhân viên

Asteria Mui Ne Resort không chỉ là nơi lưu trú đẳng cấp mà còn chú trọng phát triển đời sống tinh thần và sức khỏe của nhân viên qua các hoạt động thể thao và giao lưu, tạo động...

Giảm tại miền Bắc và miền Trung, miền Nam biến động trái chiều

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 14/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Phú Thọ, Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 14/11/2024 giảm nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi giảm...

Dự báo thời tiết 14/11/2024: Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, bão số 8 đang yếu dần. Theo dự báo, vào hồi 22h ngày 14/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,3N-113,0E; trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 6- 7, giật cấp 9. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, khoảng 10km/h, và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Trên đất liền, khu...

Kỳ họp thứ 28 – HĐND tỉnh khóa XI: Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 với số tiền 341 tỷ đồng

Sáng 13/11 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Thuận đã diễn ra kỳ họp thứ 28 (chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Các đồng chí: Nguyễn Hoài Anh – Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Tiêu Hồng Phúc; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thuận Bích đồng chủ tọa kỳ họp. ...

Tìm giải pháp tạo nguồn phát triển đảng viên ở khu dân cư

Công tác phát triển đảng viên, nhất là đảng viên ở các chi bộ thôn, khu dân cư trong tỉnh gặp nhiều khó khăn bởi tình trạng thiếu nguồn. Tại huyện Tánh Linh, địa phương này đã và đang thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ thực trạng trên, nhằm thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng các cấp về phát triển đảng viên và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ...

Đề nghị xem xét bố trí ga Phan Rí tại huyện Bắc Bình là ga lưỡng dụng

BTO-Sáng nay 13/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội làm việc tại tổ thảo luận các nội dung: Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội. Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa...

Bình Thuận thực hiện Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị

Hội nghị toàn quốc triển khai Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị.Mục đích, yêu cầu của Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện tốt Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về “Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới” (Quy định số 144-QĐ/TW), do vậy Ban Thường vụ Tỉnh ủy đặt ra là phải xác định rõ nội dung công việc của các cấp ủy, địa...

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 13/11: Nắng gián đoạn, chỉ số tia UV cao

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, thời tiết TP.HCM hôm nay 13/11, Mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. Theo cơ quan khí tượng, thời tiết TP.HCM hôm nay 13/11, mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn. Nhiệt độ dao động trong khoảng 30-32 độ C, độ ẩm tương...

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã làm rõ vấn đề của chất vấn

Theo đại biểu Quốc hội, phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng rất ngắn gọn, làm rõ căn cơ của vấn đề, giải pháp đưa ra khá rõ, đầy đủ. Chiều 12.11, phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã kết thúc sau 2 ngày làm việc với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Sau phiên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất