Powered by Techcity

Đầu tư công giai đoạn 2026


Bên cạnh dự kiến kế hoạch năm 2025, Bình Thuận cũng tính đến nhu cầu vốn đầu tư công cho giai đoạn 2026 – 2030 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cũng như tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.

Đối với giai đoạn 2026 – 2030, qua tổng hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận cho biết, tổng nhu cầu kế hoạch vốn đầu tư công của các sở ngành, chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh đăng ký khoảng 63.000 tỷ đồng. Trong đó có 113 dự án khởi công mới đã được UBND tỉnh đồng ý cho chủ trương lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư để đưa vào kế hoạch trung hạn 2026 – 2030 với dự kiến tổng mức đầu tư gần 21.800 tỷ đồng… Liên quan nội dung này, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bình Thuận có ý kiến về dự toán nguồn vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026 – 2030.

z4733714424105_e7d8868862ca287b8c5dba09416d70fc-1-.jpg
Vốn đầu tư công sẽ ưu tiên bố trí cho các dự án quan trọng, trong đó có giao thông kết nối (ảnh minh họa).

Trên cơ sở ý kiến đóng góp và để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế địa phương theo Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ mới cũng như định hướng xây dựng các công trình trọng điểm, Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa đề xuất UBND tỉnh dự kiến dự toán vốn đầu tư công cho giai đoạn 2026 – 2030. Cụ thể, nhu cầu vốn trong giai đoạn sắp tới là 32.234 tỷ đồng, con số này tăng hơn 10.000 tỷ đồng so kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025.

Trong đó bao gồm các nguồn: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung trong nước 3.037 tỷ đồng, vốn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất 11.000 tỷ đồng (khối huyện 3.000 tỷ đồng và khối tỉnh 8.000 tỷ đồng), vốn xổ số kiến thiết 10.000 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có nguồn vốn ngân sách Trung ương trong nước hơn 5.100 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách Trung ương nước ngoài (ODA) là 1.355 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư công thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia 1.015 tỷ đồng…

Lý giải về cơ sở đề xuất nguồn vốn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất khối tỉnh lên đến 8.000 tỷ đồng, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng giai đoạn 2026 – 2030 sẽ phát sinh nguồn thu tiền sử dụng đất lớn. Nhất là từ những dự án đô thị, thương mại, dịch vụ, nhà ở trên một số tuyến đường trọng điểm như các khu III, IV, V thuộc quỹ đất hai bên đường Võ Nguyên Giáp và các khu đất ở trên đường 719B… Trong khi với khối huyện 3.000 tỷ đồng thì giao UBND các huyện, thị xã, thành phố phấn đấu thu và phân bổ chi tiết cho các dự án trên địa bàn.

Cũng theo đề xuất, nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026 – 2030 sẽ hướng tới thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch đã được phê duyệt. Đồng thời tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng hoặc chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội địa phương…

Với từng ngành hoặc lĩnh vực, việc bố trí vốn cũng thực hiện theo thứ tự ưu tiên: Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch. Sau khi bố trí đủ vốn cho các trường hợp theo thứ tự ưu tiên vừa nêu thì xem xét bố trí cho các dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu quy định.

Riêng danh mục công trình, dự án trọng điểm đầu tư công giai đoạn 2026 – 2030, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất UBND tỉnh chọn 11 công trình, dự án tiêu biểu, quy mô lớn, có ý nghĩa thiết thực, tác động lan tỏa, đóng góp lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của địa phương. Theo đó, khả năng thực hiện trong giai đoạn sắp tới gần 10.070 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ hơn 30% so dự kiến tổng kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2026 – 2030 của tỉnh là 32.234 tỷ đồng.

Mới đây tại cuộc họp nghe báo cáo về dự kiến nguồn vốn kế hoạch đầu tư công và danh mục công trình trọng điểm giai đoạn 2026 – 2030, lãnh đạo UBND tỉnh đã cơ bản thống nhất về các nội dung liên quan. Trong đó lưu ý cần ưu tiên bố trí vốn cho các dự án quan trọng, dự án trọng điểm, đường ven biển, dự án giao thông kết nối lan tỏa liên vùng và có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương…

Theo văn bản mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự kiến kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2025 thì Bình Thuận có tổng vốn hơn 3.480 tỷ đồng. Gồm: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung trong nước 508,88 tỷ đồng, nguồn thu sử dụng đất 800 tỷ đồng (giảm 400 tỷ đồng so kế hoạch năm 2024), nguồn vốn xổ số kiến thiết 2.150 tỷ đồng (tăng 350 tỷ đồng so kế hoạch năm 2024), nguồn bội chi ngân sách địa phương dự kiến 21,6 tỷ đồng (giảm 85,9 tỷ đồng so kế hoạch năm 2024).



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/dau-tu-cong-giai-doan-2026-2030-dap-ung-nhu-cau-phat-trien-va-tang-truong-kinh-te-binh-thuan-125299.html

Cùng chủ đề

Hé lộ loạt ông lớn đầu tư điện tái tạo có nguy cơ bị thu hồi tiền mua bán điện

Thống kê sơ bộ của Bộ Công Thương, có nhiều dự án điện tái tạo được công nhận vận hành thương mại khi chưa đủ điều kiện – Ảnh: NAM TRẦN Thông tin được nêu ra trong báo cáo Bộ Công Thương gửi Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về kế hoạch triển khai nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho dự án điện năng lượng tái tạo. Tỉnh Long An có 8...

Ẩm thực góp phần nâng tầm du lịch

Ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần “thành bại” cho ngành du lịch. Trong thời gian qua, nền ẩm thực đã góp phần nâng tầm du lịch Bình Thuận lên tầm cao mới. Phan Thiết đang chuẩn bị đưa vào hoạt động “phố ẩm thực” ở khu vực đường Nguyễn Tất Thành – Tuyên Quang – Thủ Khoa Huân là sự kiện đang được nhiều người mong đợi. ...

Nhạc Noel và Réveillon

(Gởi La Gi - Hàm Tân, nơi đây tôi có những kỷ niệm đong đầy từ những năm tháng chiến tranh) Một mùa Noel nữa lại về. Hằng năm cứ mỗi mùa đến, bất cứ mùa nào, là tôi cũng nhớ quê tôi, mặc dù miền Nam chỉ có hai mùa mưa nắng....

Cảm nhận về “Ươm vào đất chút hương”

“Ươm vào đất chút hương” là tên tập thơ của nhà giáo - nhà thơ Phạm Tường Đại, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn cấp phép xuất bản quý II năm 2018. Tập thơ gồm 94 bài, trong đó có 36 bài lục bát. Tập thơ được ra mắt độc giả theo ý nguyện của anh Phạm Hồng Kỳ, con của nhà thơ, sau khi nhà thơ đã qua đời. ...

Sân chơi hấp dẫn, bổ ích của văn nghệ sĩ địa phương

Cứ mỗi độ xuân về tết đến là anh chị em văn nghệ sĩ huyện Tuy Phong háo hức chuyền tay, khoe nhau cuốn Đặc san Văn nghệ Xuân mới xuất bản còn thơm mùi mực in. Đây là ấn phẩm của Chi hội Văn nghệ Tuy Phong (trực thuộc Hội...

Cùng tác giả

Hé lộ loạt ông lớn đầu tư điện tái tạo có nguy cơ bị thu hồi tiền mua bán điện

Thống kê sơ bộ của Bộ Công Thương, có nhiều dự án điện tái tạo được công nhận vận hành thương mại khi chưa đủ điều kiện – Ảnh: NAM TRẦN Thông tin được nêu ra trong báo cáo Bộ Công Thương gửi Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về kế hoạch triển khai nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho dự án điện năng lượng tái tạo. Tỉnh Long An có 8...

Ẩm thực góp phần nâng tầm du lịch

Ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần “thành bại” cho ngành du lịch. Trong thời gian qua, nền ẩm thực đã góp phần nâng tầm du lịch Bình Thuận lên tầm cao mới. Phan Thiết đang chuẩn bị đưa vào hoạt động “phố ẩm thực” ở khu vực đường Nguyễn Tất Thành – Tuyên Quang – Thủ Khoa Huân là sự kiện đang được nhiều người mong đợi. ...

Nhạc Noel và Réveillon

(Gởi La Gi - Hàm Tân, nơi đây tôi có những kỷ niệm đong đầy từ những năm tháng chiến tranh) Một mùa Noel nữa lại về. Hằng năm cứ mỗi mùa đến, bất cứ mùa nào, là tôi cũng nhớ quê tôi, mặc dù miền Nam chỉ có hai mùa mưa nắng....

Cảm nhận về “Ươm vào đất chút hương”

“Ươm vào đất chút hương” là tên tập thơ của nhà giáo - nhà thơ Phạm Tường Đại, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn cấp phép xuất bản quý II năm 2018. Tập thơ gồm 94 bài, trong đó có 36 bài lục bát. Tập thơ được ra mắt độc giả theo ý nguyện của anh Phạm Hồng Kỳ, con của nhà thơ, sau khi nhà thơ đã qua đời. ...

Sân chơi hấp dẫn, bổ ích của văn nghệ sĩ địa phương

Cứ mỗi độ xuân về tết đến là anh chị em văn nghệ sĩ huyện Tuy Phong háo hức chuyền tay, khoe nhau cuốn Đặc san Văn nghệ Xuân mới xuất bản còn thơm mùi mực in. Đây là ấn phẩm của Chi hội Văn nghệ Tuy Phong (trực thuộc Hội...

Cùng chuyên mục

Cảnh báo thiếu nước cục bộ khu vực không có thủy lợi

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp các sở, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh khẩn trương triển khai các giải pháp để chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về nội dung liên quan. ...

Năm 2024, Bình Thuận giải ngân vốn đầu tư đạt 75,6%

BTO-Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2024, Bình Thuận giải ngân vốn đầu tư công đạt 3.600,869/4.763,232 tỷ đồng, đạt 75,6% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao (cao hơn mức trung bình cả nước). ...

Hội thảo mô hình “Sản xuất rau hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP”

Ngày 24/12, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội thảo và nghiệm thu mô hình “Sản xuất rau hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP” trên địa bàn thị trấn Phú Long, Hàm Thuận Bắc. Mô hình có quy mô 15 ha/47 hộ tham gia. Mô hình được Trung tâm Khuyến...

Xử lý triệt để các dự án đầu tư chậm thực hiện hoặc không đúng tiến độ

Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận vừa có văn bản về việc thông báo xử lý các dự án đầu tư chậm thực hiện hoặc thực hiện không đúng tiến độ được quy định trên địa bàn tỉnh. Theo văn bản gởi các nhà đầu tư có dự án đầu...

La Gi thu ngân sách vượt dự toán

Năm qua, thị xã La Gi thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh kinh tế chịu nhiều tác động tiêu cực từ sức ép lạm phát, giá cả các yếu tố đầu vào ở mức còn cao... Dù vậy, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, kết quả thu ngân sách nhà nước của thị xã năm 2024 là 348 tỷ đồng, đạt 182,2% dự toán giao, bằng 110% so cùng kỳ. ...

Có nhiều chuyển biến tích cực

BTO-Ngày 25/12, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian còn lại của năm 2024. Cùng tham dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện Ban Kinh tế ngân sách - HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND thành phố Phan Thiết. Đối với lãnh...

“Sức mạnh” của khuyến nông cộng đồng. Bài 2

Mô hình tổ khuyến nông cộng đồng sẽ làm trung tâm kết nối hệ thống khuyến nông với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp nhằm hỗ trợ người nông dân tốt hơn. Phát triển kinh tế hộ từ chuyển đổi số Không chờ đến thời...

Livestream đưa đặc sản Bình Thuận đến tận tay khách hàng

Dù có nhiều lợi thế nhưng phần lớn nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh vẫn được tiêu thụ bằng các kênh truyền thống. Để mở rộng đầu ra, các sở, ngành và chủ thể sản xuất đang dồn sức khai thác thương mại điện tử (TMĐT) như một cánh cửa mới cho nông sản địa phương. ...

“Sức mạnh” của khuyến nông cộng đồng. Bài 1

Như một sự chỉnh đốn để đẩy mạnh hoạt động khuyến nông cộng đồng, Công văn số 1596 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Công văn số 2769 của Bộ Nông nghiệp và PTNT vào tháng 4/2024 đã tạo ra sự nổi bật bất ngờ trên thực tế vào thời điểm cuối năm này. Từ đây, người ta mới phát hiện ra sức mạnh của hoạt động này, khi ngay cái kết cuối cùng cũng thu được...

Tin nổi bật

Tin mới nhất