Powered by Techcity

Nông nghiệp Bình Thuận thực hiện chuyển đổi số và chuyển đổi xanh


Việc ứng dụng chuyển đổi số giúp nông sản đáp ứng được đòi hỏi của thị trường về tính minh bạch trong quá trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời, chuyển đổi số còn giúp nông dân gia tăng giá trị, hiệu quả của sản phẩm…

Hướng canh tác lúa bền vững

Thực tế hiện nay, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng đang phải đối mặt trực tiếp với các tác động của khí hậu cực đoan. Vì vậy, chúng ta phải tham gia hành động để cắt giảm phát thải khí nhà kính theo chủ trương Việt Nam Netzero. Sản xuất nông nghiệp tại Bình Thuận, trong đó có sản xuất lúa gạo cũng cần góp phần giảm tỷ lệ phát thải carbon bằng hướng canh tác lúa bền vững.

c0092t01.jpg
Hướng dẫn nông quy trình sản xuất lúa bền vững, giảm phát thải (ảnh N. Lân).

Để thực hiện tốt kế hoạch của UBND tỉnh Bình Thuận về phát triển vùng sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao, thời gian qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tập trung tập huấn, tuyên truyền và xây dựng các mô hình khuyến nông chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa gạo. Điển hình như các mô hình canh tác lúa bền vững SRP (mô hình sản xuất mới dựa trên nền sản xuất lúa theo hướng “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”) tích hợp nhiều tiến bộ mới. Song song, ứng dụng chuyển đổi số khâu ghi chép nhật ký điện tử cho người trồng lúa, giúp nông dân minh bạch hóa quá trình sản xuất, thông qua hệ thống tem nhãn, xây dựng thương hiệu xanh và tạo sức cạnh tranh sản phẩm. Đơn cử trong năm 2024, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa theo tiêu chuẩn bền vững SRP và tập huấn áp dụng nhật ký sản xuất điện tử, truy xuất nguồn gốc với 95 lớp, mỗi lớp 30 người tại 5 huyện trồng lúa trọng điểm trong tỉnh.

c0036t01.jpg
Bình Thuận triển khai mô hình cánh đồng “không dấu chân” (ảnh N. Lân).

Cùng với đó, xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc tương đương – cánh đồng “không dấu chân” với quy mô 160 ha; xây dựng các mô hình trình diễn áp dụng một số giống lúa mới chất lượng cao như Đài thơm 8, ST25, Bắc Thịnh… với quy mô hơn 50 ha. Đáng chú ý, tất cả hơn 200 ha sản xuất lúa được triển khai đồng bộ tại các huyện có diện tích trồng lúa trọng điểm của tỉnh như Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình. Theo đó, lúa được sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật đưa ra, có áp dụng biện pháp “1 phải, 5 giảm”. Cụ thể, nông dân cần sử dụng giống lúa cấp xác nhận hoặc nguyên chủng mà ngành nông nghiệp địa phương khuyến cáo đưa vào sản xuất; giảm lượng hạt giống gieo trồng, sạ hàng từ 80 – 120 kg/ha; giảm phân bón; giảm lượng nước tưới; giảm thất thoát sau thu hoạch…

d329d8a75297f4c9ad86.jpg
Nông dân Bình Thuận sử dụng APP NÔNG NGHIỆP SỐ BÌNH THUẬN trong sản xuất thanh long (ảnh K.H).

Chuyển đổi số là phương thức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp

Một trong những điểm nổi bật hiện nay trong chuyển đổi số của ngành nông nghiệp tỉnh, đó là APP NÔNG NGHIỆP SỐ BÌNH THUẬN trở thành phương thức quan trọng giúp nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp chất lượng, với chi phí thấp nhất, nhưng đạt lợi nhuận cao nhất. Theo đó, tất cả các mô hình lúa triển khai năm 2024 đã được ứng dụng ghi chép nhật ký điện tử, từ đó minh bạch hóa quá trình sản xuất, có thể truy xuất nguồn gốc lúa gạo sản xuất gắn với xây dựng thương hiệu xanh. Vì vậy, chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh là tất yếu.

b27b80c16acbd3958ada(1).jpg
7d089fce8dc4349a6dd5(1).jpg
Nông dân Bình Thuận sử dụng APP NÔNG NGHIỆP SỐ BÌNH THUẬN trong sản xuất thanh long (ảnh K.H).

Theo ông Ngô Thái Sơn – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận, yêu cầu hiện nay đòi hỏi người dân và doanh nghiệp tự nâng cao năng lực, áp dụng công nghệ. Qua đó, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cao không chỉ đối với chất lượng sản phẩm, mà còn cả về mẫu mã và các tiêu chuẩn về môi trường. Để sản xuất lúa đáp ứng nhu cầu hội nhập, xuất khẩu, chúng tôi hướng đến ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Cụ thể, sản xuất lúa đang thực hiện là “1 phải, 6 giảm” gắn chuyển đổi số với chuyển đổi xanh, tích hợp đa giá trị cho sản phẩm lúa gạo Bình Thuận. Cũng theo ông Sơn, ngoài “5 giảm” để tăng chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế thì giảm thứ 6 là “giảm phát thải”. Qua đó, hướng đến đề án mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đang thực hiện tại Đồng bằng Sông Cửu Long (Đề án 1 triệu ha lúa giảm phát thải). Tỉnh Bình Thuận dù không nằm trong đề án, nhưng luôn tiên phong ứng dụng, áp dụng cái mới để theo kịp xu thế phát triển chung.

Ngoài áp dụng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trên cây lúa, vừa qua ngành nông nghiệp Bình Thuận đã áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc dấu chân carbon cho một số hợp tác xã, các trang trại và vùng sản xuất thanh long. Từ đó, giúp người tiêu dùng trong nước và quốc tế có thể quét mã QR một cách minh bạch để truy xuất nguồn gốc của sản phẩm và mức độ thực hành xanh hoặc thân thiện với môi trường được áp dụng trong quá trình sản xuất thanh long. Việc dán nhãn xanh làm cho thanh long Bình Thuận nổi bật về môi trường và lợi thế cạnh tranh. Nhãn xanh là chứng nhận đại diện cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế về môi trường, thiên nhiên, bảo vệ hệ sinh thái và an toàn thực phẩm. Để làm được nhãn xanh đó, hoạt động khuyến nông đã ứng dụng chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ, đồng bộ.

Mặc dù quá trình chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp tại Bình Thuận còn gặp khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, cố gắng và đồng hành của cả hệ thống chính trị, các địa phương… nông dân Bình Thuận đã và đang thay đổi tư duy, thay đổi cách làm hướng đến tạo ra được sản phẩm thích ứng cho các phân khúc của thị trường khác nhau. Không chỉ vấn đề canh tác lúa hay thanh long, mà tất cả các hoạt động tạo ra nông sản cần phải áp dụng các quy trình và sử dụng yếu tố đầu vào hợp lý như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… để không phá hủy hệ sinh thái và đa tầng sinh học. Qua đó, hướng đến chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong nông nghiệp của tỉnh.

Theo Kế hoạch số 4517/KH-UBND ngày 20/11/2023 của UBND tỉnh Bình Thuận về phát triển vùng sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025: Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỉnh ổn định diện tích vùng sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao 17.745 ha, năng suất trên 60 tạ/ha, trong đó khoảng 50% diện tích liên kết, hợp đồng các doanh nghiệp trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Lợi nhuận tăng thêm khoảng 10 – 15% so với sản xuất thông thường.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/nong-nghiep-binh-thuan-thuc-hien-chuyen-doi-so-va-chuyen-doi-xanh-124719.html

Cùng chủ đề

Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Đó là sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang...

Tăng cường giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2024

An toàn thực phẩm (ATTP) có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan đến sức khỏe con người, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và gắn liền với năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế và an sinh xã hội... Do đó, quản lý chất lượng ATTP, gắn đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức; tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng...

Xúc tiến thương mại và phát triển thị trường sản phẩm nông lâm thủy sản

Việc phối hợp trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường giữa Bình Thuận và các tỉnh nhằm phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, nhất là trong trường hợp nông sản của các tỉnh đến kỳ thu hoạch gặp vấn đề khó khăn trong quá...

Tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả các hợp tác xã

BTO - Những năm qua, cùng với các tỉnh thành trong cả nước, Bình Thuận đã và đang tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ hợp tác, hợp tác xã (THT, HTX ), trong đó chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp. Một trong những mục tiêu là hoạt động hiệu quả gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, phát...

Phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận

BTO-Ban tổ chức Cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận đang phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Thuận nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2025). Cuộc thi dành cho tất cả các đối tượng có Quốc tịch...

Cùng tác giả

Biến động giá trái chiều ở cả ba miền

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (23/11/2024) ghi nhận các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Thái Bình đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg, cùng về giá 62.000 đồng/kg. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực này dao động trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội là những tỉnh, thành phố vẫn giữ giao dịch tại mức 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Khu vực...

Hoa hậu Ý Nhi gây sốc với trang phục táo bạo

video-embed-169"> Lê Dũng Ảnh: BTC Hoa hậu Ý Nhi ấn tượng bên Nam vương Thế giớiHoa hậu Thế giới Krystyna Pyszková, Toni-Ann Singh cùng các hoa, á hậu Việt Nam như Ý Nhi, Thiên Ân, Thanh Thuỷ… tham dự sự kiện Vietnam Beauty Fashion Fest 2024 ở TPHCM. Nguồn: https://vietnamnet.vn/hoa-hau-y-nhi-gay-soc-voi-trang-phuc-tao-bao-2344775.html

Đảm bảo tính minh bạch trong áp dụng thuế

BTO-Tham gia thảo luận dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào sáng nay 22/11, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận - Bố Thị Xuân Linh bày tỏ thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh khẳng định, việc xây...

Nên bổ sung pháo hoa vào hàng hoá áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt

BTO-Sáng nay 22/11, Quốc hội làm việc tại Tổ thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận tham gia thảo luận tại Tổ 15. Tham gia góp ý, đại biểu Đặng Hồng Sỹ - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc...

22 đội bóng tranh Cúp BTV năm 2024

BTO-Tối 21/11, Lễ khai mạc Giải Bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng – Cúp BTV đã chính thức diễn ra tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể thao tỉnh Bình Thuận. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể dự. Giải...

Cùng chuyên mục

Đảm bảo tính minh bạch trong áp dụng thuế

BTO-Tham gia thảo luận dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào sáng nay 22/11, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận - Bố Thị Xuân Linh bày tỏ thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh khẳng định, việc xây...

Bình Thuận tham gia Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam)

BTO-Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc) năm 2024 do UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp tổ chức sẽ diễn ra vào giữa tháng 12 tới đây.  Sở Công Thương Bình Thuận vừa xây dựng kế hoạch tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ...

Doanh nghiệp định hướng phát triển khoa học công nghệ từ đầu

Doanh nghiệp KH&CN được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; có năng lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN; có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt tỷ lệ theo quy định (30% tổng doanh thu của doanh nghiệp có “hàm lượng” KH&CN). ...

Tạo điều kiện thu hút đầu tư dự án ngoài ngân sách nhà nước

Tính riêng giai đoạn 2020 - 2025, đến nay huyện miền núi Tánh Linh đã mời gọi, thu hút được nhiều dự án ngoài ngân sách nhà nước và công tác xúc tiến đầu tư sẽ tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới. Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tánh...

Trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 2 dự án có tổng vốn 88 triệu USD và hơn 100 tỷ đồng

BTO-Chiều 19/11, Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) Bình Thuận đã tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 2 dự án do doanh nghiệp đăng ký triển khai tại KCN Hàm Kiệm II và KCN Tân Đức. Đến dự có đại diện lãnh đạo một số sở ngành, đơn vị, chủ đầu tư hạ tầng các KCN liên quan và doanh nghiệp thực hiện dự án. ...

Nâng tầm thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP” đã và đang đóng vai trò chủ lực trong việc khẳng định giá trị của các sản phẩm nông thôn, giúp các sản phẩm từ khắp mọi miền Tổ quốc không chỉ đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế. Các sản phẩm OCOP không chỉ mang nét đặc trưng về văn hóa và truyền thống mà còn đạt tiêu chuẩn chất...

Đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 quản lý vùng biển từ Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định đến bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh, trong đó có vùng biển Bình Thuận. Không chỉ góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo và an ninh trật tự trên biển, lực lượng cảnh sát biển còn được xem là điểm tựa của ngư dân, giúp họ yên tâm bám biển phát triển kinh tế, gắn với bảo...

Nhiều giải pháp phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, nguy cơ dịch bệnh động vật tiếp tục phát sinh và lây lan trong cả nước, trong đó bệnh dại với 199 ổ dịch bệnh dại ở 35 tỉnh, thành. Tại Bình Thuận, đây cũng là thời gian cao điểm các địa phương triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn, tránh lây lan dịch bệnh, điển hình tại TP. Phan Thiết. ...

Ngư dân phấn khởi khi được hỗ trợ phí thuê bao VMS từ năm 2025

Xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng của cử tri cùng với những trăn trở về các giải pháp phát triển toàn diện kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh, nhất là ngành thủy sản, HĐND tỉnh Bình Thuận khóa XI đã nỗ lực xây dựng các quyết sách phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất