Powered by Techcity

Loay hoay tìm cơ chế “phạt nguội” tàu cá mất kết nối VMS


Ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá mất kết nối VMS khi đang hoạt động trên biển là 1 trong 4 nhóm khuyến nghị Ủy ban châu Âu (EC) yêu cầu để được xem xét gỡ “thẻ vàng” thủy sản. Từ sau đợt thanh tra lần thứ 4 (tháng 10/2023) đến nay, tình trạng tàu cá từ 15 m trở lên mất kết nối trên biển tiếp tục diễn biến phức tạp, tuy nhiên việc xử phạt vẫn còn hạn chế.

Phát hiện nhiều, xử lý ít

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, toàn tỉnh hiện có 1.943/1.951 tàu cá chiều dài từ 15 mét trở lên đã lắp đặt thiết bị VMS (đạt 100% tàu cá hoạt động); 8 tàu cá đã ngừng hoạt động chưa lắp đặt thiết bị VMS (5 tàu đang thi hành án, 3 tàu chờ bán), các tàu này được các địa phương quản lý, giám sát chặt chẽ. Từ ngày 19/5 đến 10/9/2024, số lượt tàu cá có chiều dài từ 15 mét đến dưới 24 mét mất kết nối trên 6 giờ đã phát hiện vi phạm hoặc nhận thông báo từ Cục Thủy sản là 499 lượt/167 tàu, trong đó Chi cục Thủy sản đã phát thông báo cho 167 tàu, các lực lượng chức năng đang xác minh xử lý vụ việc. Số lượt tàu cá có chiều dài từ 24 m trở lên mất kết nối trên 6 giờ là 65 lượt/17 tàu. Số lượt tàu cá có chiều dài từ 15 m đến dưới 24 m mất kết nối trên 10 ngày là 61 lượt/61 tàu, đã xử lý 4 trường hợp với số tiền 100 triệu đồng. Số lượt tàu cá có chiều dài từ 24 m trở lên mất kết nối trên 10 ngày là 2 lượt/2 tàu, Chi cục Thủy sản đã phát thông báo cho 2 tàu và các lực lượng chức năng đang xác minh xử lý vụ việc. Đặc biệt trong thời gian này, Bình Thuận không có trường hợp tàu cá vượt ranh giới trên biển.

tau-ca-danh-bat-hai-san-tren-bien-anh-n.-lan-1-.jpg
Tàu cá Bình Thuận đang hoạt động trên biển (ảnh: N. Lân)

Để ngăn ngừa tình trạng tàu cá mất kết nối VMS khi đang hoạt động trên biển, thời gian qua Chi cục Thủy sản cùng đơn vị chức năng tổ chức trực ban 24/24 giờ để theo dõi, giám sát hoạt động tàu cá trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá. Qua đó, thường xuyên cập nhật thông tin danh sách tàu cá mất kết nối 6 giờ, trên 10 ngày trên biển, danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm IUU, tàu vượt ranh giới trên biển để gửi tới các địa phương, lực lượng chấp pháp trên biển phối hợp kiểm tra, xử lý kịp thời theo quy định. Tuy nhiên, việc xác minh, xử lý trường hợp tàu cá mất kết nối VMS gặp nhiều khó khăn với nhiều lý do như: lỗi mạng vệ tinh, mất nguồn do bình ắc quy hết điện; thiết bị chạy không ổn định; máy tàu bị sự cố… Công tác xác minh, xử lý tốn nhiều thời gian do tàu cá thường xuyên hoạt động trên biển và neo đậu tại các tỉnh, thành phố khác nên chủ tàu, thuyền trưởng ít có mặt tại địa phương. Ngoài ra, việc sử dụng phần mềm GSTC, thiết bị VMS để làm căn cứ lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt tàu cá mất kết nối VMS, tàu vượt ranh giới chưa được hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ xử phạt nên các cơ quan quyết định xử phạt còn lúng túng chưa dám triển khai thực hiện quyết liệt.

trung-tam-giam-sat-tau-ca-anh-nl-4-.jpg
Việc xác minh, xử lý trường hợp tàu cá mất kết nối VMS gặp nhiều khó khăn (ảnh: N. Lân)

Phối hợp xử lý triệt để

Về vấn đề này, ông Lê Thanh Bình – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản giải thích thêm: “Trước đây, chưa có Nghị định 38, các địa phương có thể xử lý những tàu mất kết nối VMS thông qua các thiết bị kỹ thuật. Tuy nhiên hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa có hướng dẫn chi tiết, cụ thể hóa nghị định này, do đó các địa phương lúng túng, e ngại khi xử lý vì chưa có cơ sở để “phạt nguội” và theo quy định phải lập biên bản trong 3 ngày, rất khó vì tàu cá đang hoạt động trên biển. Đặc biệt, hiện nay việc mất kết nối VMS do chất lượng thiết bị và đường truyền vệ tinh không ổn định chiếm đến 50%. Vì thế yêu cầu chủ tàu báo cáo về trung tâm giám sát 4 lần/ngày là không khả thi. Đặc biệt, số lượng tàu cá mất kết nối trên 6 giờ hàng ngày quá lớn, có ngày trên 100 tàu và trong đó đa phần lỗi không phải do chủ tàu, thuyền trưởng mà do thiết bị, nên việc xử phạt rất khó khăn”.

thiet-bi-giam-sat-hanh-trinh-duoc-lap-tren-tau-ca-o-la-gi-anh-nl-.jpg
Hiện nay việc mất kết nối VMS do chất lượng thiết bị và đường truyền vệ tinh không ổn định chiếm đến 50%. Ảnh: N.Lân

Nhằm tăng chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, tháng 4 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 37, Nghị định số 38 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Đây là một trong những lý do phía EC lùi thời hạn kiểm tra, gỡ “thẻ vàng” IUU từ tháng 5 sang tháng 10/2024 để có thời gian xem xét việc Việt Nam triển khai thực thi các nghị định này như thế nào trong thực tế…

z5685200998147_59e179443016917bb04580ae42a2423b.jpg
Đẩy mạnh tuyên truyền các nghị định mới đến các ngư dân.

Với những vướng mắc trên, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm ban hành hướng dẫn sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Ông Nguyễn Văn Chiến – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, cao điểm từ nay đến tháng 31/10/2024, yêu cầu Chi cục Thủy sản duy trì việc giám sát 24/24 giờ hoạt động tàu cá qua hệ thống giám sát. Tổ công tác liên ngành cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương tăng cường theo dõi, tiếp nhận, điều tra xác minh, xử lý vi phạm VMS. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ, thiết bị VMS trên địa bàn tỉnh. Vì đây là một trong những tiêu chí quan trọng EC sẽ kiểm tra để gỡ “thẻ vàng” IUU.

van_0140.jpg
Tổ công tác liên ngành cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương tăng cường theo dõi, tiếp nhận, điều tra xác minh, xử lý vi phạm VMS.

Theo Nghị định số 38 của Chính phủ, hành vi tắt thiết bị VMS sẽ bị xử phạt từ 500 – 700 triệu đồng. Đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản bị phạt tiền mức tối đa 1 tỷ đồng…



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/loay-hoay-tim-co-che-phat-nguoi-tau-ca-mat-ket-noi-vms-124625.html

Cùng chủ đề

Ngư dân phấn khởi khi được hỗ trợ phí thuê bao VMS từ năm 2025

Xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng của cử tri cùng với những trăn trở về các giải pháp phát triển toàn diện kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh, nhất là ngành thủy sản, HĐND tỉnh Bình Thuận khóa XI đã nỗ lực xây dựng các quyết sách phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương. ...

Ngư dân Bình Thuận vào vụ bấc

Đã vào giữa tháng 10 âm lịch, là thời điểm ngư dân trong tỉnh bắt đầu cho vụ bấc (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau), là 1 trong 2 vụ cá chính của ngư dân nơi đây. Tuy nhiên, đây là thời điểm trên biển thường xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới, do ảnh hưởng đợt gió mùa Đông Bắc, do đó việc khai thác của ngư dân sẽ không thuận lợi như vụ cá nam....

Bàn giải pháp xử lý tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình VMS

BTO-Sáng 25/9, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức họp nghe báo cáo tình hình tàu cá mất kết nối VMS và giải pháp xử lý. Dự họp có ông Nguyễn Văn Chiến – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Thượng tá Phạm Xuân Độ - Phó Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các thành viên Tổ công tác liên ngành theo Quyết định 1608 và kết nối trực tuyến các...

Trong đợt thanh tra lần 5 phải gỡ được “thẻ vàng” EC

BTO-Là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) chiều 28/8. Tại điểm cầu tỉnh Bình Thuận có đồng chí Nguyễn Hoài...

Pháp lý rõ ràng, gỡ “thẻ vàng” IUU không còn xa

BTO-Hơn 6 năm qua, Việt Nam nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị của EC trong khai thác IUU, trong đó đáng chú ý là xây dựng khung pháp lý để đưa nghề biển hoạt động phù hợp với thông lệ quốc tế. Do đó, đợt thanh tra lần thứ 5 dự kiến diễn ra vào tháng 10 tới đây là cơ hội cuối cùng để Việt Nam giành lại “thẻ xanh” IUU. ...

Cùng tác giả

Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận

Công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn Đầu thập kỷ 1940, đờn ca tài tử bắt đầu rộ lên ở Mũi Né, Phú Long, Hàm Thuận, Chợ Lầu. Nơi diễn ra hoạt động này chủ yếu là sân đình, dinh, vạn… Sau thời gian thành lập và bầu Ban Chủ nhiệm lâm thời vào năm 2005, đến cuối năm 2020, CLB ĐCTT tỉnh Bình Thuận chính thức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020 – 2023. Ngoài Câu...

Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Nhờ gần dân, biết rõ mục đích vay vốn, đồng thời chia sẻ những khó khăn với nông dân trong quá trình đầu tư kinh doanh – sản xuất, tạo sự liên kết bền vững nên quỹ ngày càng được người dân trong vùng tin tưởng, tín nhiệm... Gần dân để tăng...

“Giữ lửa” tinh thần dùng hàng Việt

Sang năm 2023, 2024 là các công văn có nội dung tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Và tất cả đều có câu: “Báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường vụ Đảng ủy Khối trong báo cáo năm của cơ sở”. ...

Nhiều tác phẩm chất lượng cao viết về xây dựng Đảng

Sau thời gian triển khai, hưởng ứng và tham gia Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Bình Thuận lần thứ VIII - năm 2024 (Giải Cờ đỏ), các cơ quan báo chí, phóng viên thường trú, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, lựa chọn đề tài, thu thập tài liệu sáng tác nhiều tác phẩm dự thi đầy đủ các thể loại cho 2 loại hình chuyên...

Bình Thuận dồn lực chống khai thác IUU

Qua hơn 1 năm tập trung triển khai thực hiện khuyến nghị của EC sau đợt thanh tra tại Việt Nam lần thứ 4 (tháng 10/2023), đến nay Bình Thuận đã thực hiện khối lượng công việc khá lớn, bước đầu đạt được kết quả quan trọng theo các yêu cầu, chỉ tiêu đề ra, góp phần cùng cả nước trên hành trình gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm nay. ...

Cùng chuyên mục

Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Nhờ gần dân, biết rõ mục đích vay vốn, đồng thời chia sẻ những khó khăn với nông dân trong quá trình đầu tư kinh doanh – sản xuất, tạo sự liên kết bền vững nên quỹ ngày càng được người dân trong vùng tin tưởng, tín nhiệm... Gần dân để tăng...

“Giữ lửa” tinh thần dùng hàng Việt

Sang năm 2023, 2024 là các công văn có nội dung tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Và tất cả đều có câu: “Báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường vụ Đảng ủy Khối trong báo cáo năm của cơ sở”. ...

Bình Thuận dồn lực chống khai thác IUU

Qua hơn 1 năm tập trung triển khai thực hiện khuyến nghị của EC sau đợt thanh tra tại Việt Nam lần thứ 4 (tháng 10/2023), đến nay Bình Thuận đã thực hiện khối lượng công việc khá lớn, bước đầu đạt được kết quả quan trọng theo các yêu cầu, chỉ tiêu đề ra, góp phần cùng cả nước trên hành trình gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm nay. ...

Người dân tăng thu nhập nhờ đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mùa khô thì nắng hạn, mùa mưa thì lũ cục bộ, mưa lớn kéo dài gây ngập úng nhiều diện tích cây trồng...Trong thế khó khăn ấy, Tánh Linh đã chủ động phòng chống thiên tai để giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời lên phương án giúp người dân sản xuất – kinh doanh phù hợp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp để tăng thu nhập, tạo nguồn thu bền vững...

2 danh mục công trình nước sạch được lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

Ở vùng đất khô hạn Hàm Tân, nước không chỉ cần thiết cho tưới tiêu nông nghiệp mà còn với sinh hoạt đời sống hàng ngày của hàng chục ngàn người dân. Nhiều người dân trong huyện đã nêu kiến nghị về tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt tại các địa phương vào mùa nắng nóng kéo dài, có nơi phải mua nước sinh hoạt với giá cao. ...

UBND tỉnh Bình Thuận mời gọi đầu tư Dự án Khu Nông nghiệp Hồng Thuận

Dự án Khu nông nghiệp Hồng Thuận tại xã Bình An, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận với diện tích 61,28 ha; nguồn gốc khu đất do nhà nước quản lý. Phương thức đầu tư là không sử dụng kinh phí nhà nước. Nhà đầu tư muốn thực hiện dự án cần...

Đảm bảo tính minh bạch trong áp dụng thuế

BTO-Tham gia thảo luận dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào sáng nay 22/11, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận - Bố Thị Xuân Linh bày tỏ thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh khẳng định, việc xây...

Bình Thuận tham gia Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam)

BTO-Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc) năm 2024 do UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp tổ chức sẽ diễn ra vào giữa tháng 12 tới đây.  Sở Công Thương Bình Thuận vừa xây dựng kế hoạch tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ...

Doanh nghiệp định hướng phát triển khoa học công nghệ từ đầu

Doanh nghiệp KH&CN được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; có năng lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN; có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt tỷ lệ theo quy định (30% tổng doanh thu của doanh nghiệp có “hàm lượng” KH&CN). ...

Tạo điều kiện thu hút đầu tư dự án ngoài ngân sách nhà nước

Tính riêng giai đoạn 2020 - 2025, đến nay huyện miền núi Tánh Linh đã mời gọi, thu hút được nhiều dự án ngoài ngân sách nhà nước và công tác xúc tiến đầu tư sẽ tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới. Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tánh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất