Powered by Techcity

Gỡ “thẻ vàng” phải dựa trên 3 trụ cột


“Chống khai thác IUU là con đường ngắn, sau đó còn rất nhiều việc phải làm vì nguồn lợi thủy sản cho thế hệ mai sau, gỡ “thẻ vàng” IUU chỉ là bước đầu, vì vậy để ngành thủy sản phát triển bền vững phải dựa trên ba trụ cột: Giảm khai thác, tăng nuôi trồng và bảo tồn biển”, là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo IUU vừa qua.

Tạo “ranh giới” an toàn

Không chỉ quyết liệt cấm vượt ranh giới biển Việt Nam, các sở, ngành trong tỉnh còn tìm cách tạo “ranh giới” biển mang lại hiệu quả cao, thông qua mô hình đồng quản lý tại 3 xã ven biển của Hàm Thuận Nam. Vụ cá nam năm ngoái, ngư dân ở khắp các làng chài 3 xã Tân Thuận, Tân Thành và Thuận Quý không giấu được niềm vui khi tôm, cá tìm về trú ngụ nhiều đến nỗi ai cũng nghĩ mình “trúng số”. Trung bình mỗi thúng kiếm tầm 3 – 5 triệu đồng/ngày, có thúng được 9 – 10 triệu đồng, thu nhập gấp 10 lần so với trước đây. Ngoài mực, cá thông thường, nhiều loài “biệt tăm” gần chục năm nay mới có lại như cá ngân, vẹm, dòm nâu, đặc biệt tôm hùm, tôm bạc có giá trị kinh tế cao đã xuất hiện trở lại… Đây là sự nỗ lực rất lớn của Hội Nghề cá tỉnh khi năm 2015 đã xây dựng “Mô hình thí điểm đồng quản lý sò lông tại xã Thuận Quý”, sau đó nhân rộng cho 2 xã ven biển còn lại.

hai-san-ve-bai-bien-ke-ga-ham-thuan-nam-anh-n.-lan-.jpg
Hải sản vùng biển Hàm Thuận Nam hồi sinh mạnh mẽ sau khi thực hiện mô hình đồng quản lý.

Có lẽ huyện Hàm Thuận Nam là địa phương đầu tiên của cả nước thực hiện được việc công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo điều 10, Luật Thủy sản năm 2017. 3 Hội cộng đồng ngư dân chỉ từ vài thành viên ban đầu, nay đã tăng theo cấp số nhân với 288 thành viên tham gia, thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản với diện tích vùng biển là 43,4 km. Đặc biệt, tại xã Tân Thuận đã xây dựng và vận hành được mô hình “Đội giám sát cộng đồng IUU” hoạt động khá hiệu quả. Ông Lê Xuân Huỳnh – Đội trưởng đội giám sát IUU không giấu được niềm vui: “Phải nhìn nhận từ sau khi mô hình đưa vào triển khai, làng biển nơi đây hồi sinh mạnh mẽ, nhiều ngư dân bỏ biển đã trở lại với nghề, ai cũng phấn khởi sau những chuyến biển đầy ắp cá, tôm. Minh chứng rõ nhất là từ 50 thành viên ban đầu, Hội Cộng đồng ngư dân Tân Thuận đã thu hút gần 200 thành viên tham gia đánh bắt trong vùng một cách tự nguyện, tự đóng góp kinh phí để làm chà, rạn nhân tạo. Trong quá trình hoạt động, Đội Giám sát IUU với 53 thành viên đã cung cấp cho các ngành chức năng hàng nghìn nguồn tin có giá trị, phối hợp với biên phòng, kiểm ngư xử lý và ngăn chặn kịp thời hàng trăm vụ đánh bắt bất hợp pháp vào vùng biển được giao quyền quản lý”.

_dsc0169.jpg
Ông Lê Xuân Huỳnh – Đội trưởng đội Giám sát IUU (ngoài cùng bên phải) là một trong những cá nhân nhận giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại địa phương.

Ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh chia sẻ: “Hoạt động IUU được coi là mối đe dọa lớn nhất đến việc duy trì, bảo tồn các nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh thái biển. Nhờ những mô hình trên, các hành vi đánh bắt IUU được hạn chế, giảm dần theo thời gian, tạo điều kiện cho các hệ sinh thái và môi trường biển, nguồn lợi thủy sản có cơ hội sinh sôi, hồi sinh. Đặc biệt, đã khôi phục bãi sinh sản của nguồn lợi sò lông tại Thuận Quý. Mặc dù các hội cộng đồng nơi đây đều hoạt động trên tinh thần tự nguyện, nhưng sự đồng lòng của họ góp phần làm vùng biển gia tăng nguồn lợi thủy sản so với thời điểm trước khi thực hiện mô hình, kéo theo sinh kế của nhiều người dân từ hoạt động đánh bắt trong vùng biển đồng quản lý đã khởi sắc, cải thiện hơn”.

z4685577649769_df8f0938125d8bf68c76781fb49acf74.jpg
Thả sò lông non trong vùng khoanh nuôi đồng quản lý xã Thuận Quý.

Minh chứng rõ nhất là mùa cá nam năm nay 3 làng chài ven biển nơi Kê Gà cũng nhộn nhịp không kém, với hàng trăm ghe thúng toàn huyện và các huyện lân cận tập trung về đây, bởi câu chuyện Hàm Thuận Nam được mùa cá tôm từ vụ trước đã lan truyền khắp tỉnh. Đó là thành quả, là niềm tự hào sau bao năm những ngư dân nơi đây nhọc nhằn ra sức bảo vệ, giữ gìn nguồn lợi cho con cháu đời sau.

z4683529744024_c4cd0ccb30216edf88ece16b1f1e6efd.jpg
Phó Chủ tịch UBND tinh Nguyễn Hồng Hải trong 1 lần khảo sát mô hình đồng quản lý tại xã Tân Thuận.

Nuôi biển và giảm cường lực khai thác

Theo ông Nguyễn Văn Chiến – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, bên cạnh thực hiện và nhân rộng mô hình đồng quản lý, Bình Thuận đã có kế hoạch khuyến khích ngư dân tham gia những mô hình hay trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, giảm dần số lượng tàu cá ven bờ, chuyển đổi nghề, mở ra sinh kế mới cho ngư dân như phát triển nuôi biển, triển khai các mô hình bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản gắn với phát triển du lịch sinh thái… Có như vậy, đời sống của ngư dân sẽ ổn định và nghề cá sẽ phát triển theo 1 hướng mới an toàn và bền vững hơn.

nuoi-thuy-san-bang-long-be-o-phu-quy-anh-n.-lan-1-.jpg
Nuôi hải sản lồng bè ở Phú Quý.

Những năm gần đây, đội tàu cá của tỉnh đã có bước tiến đáng kể, ngư dân mạnh dạn đầu tư đóng mới tàu thuyền lớn với trang thiết bị khá đồng bộ, hiện đại. Nếu năm 2017 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên là 1.718 chiếc, thì đến cuối năm 2023 là 1.957 chiếc, tăng 239 chiếc. Sự phát triển của nhóm tàu công suất lớn phản ánh chuyển dịch đúng hướng về cơ cấu lực lượng khai thác hải sản của tỉnh những năm qua. Bên cạnh đó, tỉnh đã thực hiện quyết liệt, không phát triển tàu thuyền nhỏ khai thác vùng bờ; không cấp văn bản chấp thuận đóng mới tàu cá hành nghề lưới kéo và không cấp giấy phép khai thác thủy sản mới cho nghề lưới kéo dưới mọi hình thức. Do đó, số tàu hoạt động nghề lưới kéo (giã cào) từ 1.133 chiếc năm 2017, nay chỉ còn 731 chiếc, giảm 402 chiếc.

da-so-tau-ca-o-la-gi-duoc-lap-dat-thiet-bi-giam-sat-hanh-trinh-anh-nl-2-.jpg
Những năm gần đây, ngư dân mạnh dạn đóng tàu công suất lớn.

Song song đó, trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, nguyên liệu phục vụ cho chế biến, xuất khẩu phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài, Bình Thuận đang thực hiện đề án nuôi biển khi địa phương có tiềm năng nuôi biển rất lớn. Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng sản lượng thủy sản của tỉnh giai đoạn 2016 – 2023 đạt 2,27%. Trong đó, sản lượng thủy sản khai thác vẫn chiếm tỷ trọng chính, tuy nhiên những năm gần đây tăng trưởng chậm hơn so với nuôi trồng, đặc biệt là nuôi biển. Năm 2023, tổng sản lượng thủy sản nuôi biển của tỉnh đạt 552 tấn, tăng 211 tấn so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2023 đạt hơn 7%, phát triển vượt bậc. Việc tăng cường sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản sẽ là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh thời gian tới.

che-bien-thuy-san-xuat-khau-anh-n.-lan-6-.jpg
Chế biến thủy sản xuất khẩu.

Theo khảo sát của ngành nông nghiệp, nhu cầu tiêu thụ thủy sản nuôi trồng ngày càng tăng, có xu hướng thay thế và giảm áp lực cho khai thác thủy sản (KTTS). “Xuất phát từ những yêu cầu thực tế, việc thực hiện “Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển tỉnh Bình Thuận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là rất cần thiết. Ngành thủy sản của tỉnh sẽ giảm mạnh phương tiện KTTS vùng ven bờ, góp phần giải quyết bài toán chuyển đổi nghề từ KTTS ven bờ sang nuôi trồng trên biển mang tính bền vững hơn. Nuôi trồng trên biển cũng chính là cơ hội lớn để phục hồi hệ sinh thái đang ngày bị cạn kiệt bởi khai thác quá mức của con người”, ông Nguyễn Văn Chiến – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết thêm.

z5762648920326_34e23ec1c5b2a2a312e306608c94b6ad.jpg
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản nuôi trồng ngày càng tăng, có xu hướng thay thế và giảm áp lực cho khai thác thủy sản (ảnh: M. V)

Bên cạnh đó, việc thực hiện đề án nuôi biển còn nhằm cụ thể hóa Nghị quyết về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, đặt mục tiêu Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, kinh tế biển, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, chuyển từ nuôi trồng hải sản theo phương thức truyền thống sang công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, tạo đột phá nuôi trồng hải sản trên biển.

Tin vui nhất đối với tỉnh, là Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng đảo Phú Quý thành trung tâm khai thác, dịch vụ hậu cần nghề cá, kết hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển. Trong tương lai không xa, “đảo ngọc” sẽ trở thành trung tâm khai khác của cả vùng và cả nước, tập trung vào khai thác hải sản xa bờ, bảo quản, sơ chế sản phẩm và các dịch vụ hậu cần nghề cá. Là trung tâm cứu nạn, cứu hộ, xử lý các sự cố, tình huống khẩn cấp, cứu nạn trên biển nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống ngư dân gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc. Việc thực hiện đề án này sẽ góp phần quan trọng vào nhiệm vụ kiểm soát, phòng, chống khai thác khai thác IUU, chấm dứt tình trạng tiêu thụ hải sản tại các bến tạm trên đảo, đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản khai thác…

z5378099965746_2c82e21960e50186f8df334317dc6209.jpg
Tàu thuyền neo đậu ở đảo Phú Quý (ảnh: M. V)

Tại hội nghị trực tuyến tổng kết 6 năm thực hiện Chỉ thị số 30 – CT/TU, ngày 16/1/2018, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hoài Anh cũng đặc biệt nhấn mạnh: UBND cấp tỉnh, cấp huyện cần quan tâm bố trí ngân sách và huy động nguồn lực xã hội đầu tư thực hiện các mô hình, đề án hiệu quả trong tái tạo, phát triển, duy trì bền vững nguồn lợi thủy sản. Xử lý nghiêm các hành vi khai thác, đánh bắt tận diệt nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, tạo điều kiện tái cơ cấu đội tàu xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá và phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ ngư dân.


MINH VÂN, ẢNH: N. LÂN



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/chong-khai-thac-iuu-truoc-dot-sat-hach-quan-trong-cuoi-cung-bai-3-go-the-vang-phai-dua-tren-3-tru-cot-123453.html

Cùng chủ đề

Bàn giao 77 con cừu cho đồng bào xã Hàm Cần

BTO-Ngày 25/10, tại xã Hàm Cần (Hàm Thuận Nam), Trung tâm Khuyến Nông quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận tổ chức bàn giao 77 con cừu cho đồng bào xã Hàm Cần. Đây là nội dung trong mô hình ứng dụng...

Chuẩn bị chu đáo các điều kiện đón đoàn Thanh tra của EC lần 5

Theo kế hoạch đầu tháng 11/2024, đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đến Việt Nam kiểm tra công tác phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Chuyến kiểm tra lần này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là đợt sát hạch cuối cùng để EC đưa ra kết luận có thể gỡ bỏ cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản...

Mưa lớn, nhiều diện tích thanh long bị ngập nặng

BTO-Theo ghi nhận vào chiều tối ngày 8/10, trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam và TP. Phan Thiết có mưa rất to ở một số khu vực, trong đó nhiều diện tích thanh long bị ngập đến ngọn. Thông tin ban đầu được biết, do mưa lớn chiều 8/10, đến rạng sáng...

Hỗ trợ sản xuất cho người dân Hàm Thuận Nam trước biến đổi khí hậu

BTO-Dự án SACCR – Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ giúp người dân ở Hàm Thuận Nam, nhất là hộ dân nghèo nhận diện rõ hơn những thách thức ở vùng thiếu nước và lựa chọn cách phát triển sản xuất phù hợp. ...

Khẩn trương thực hiện các giải pháp khắc phục ngập lụt tại huyện Hàm Thuận Nam

BTO-Đây là nội dung chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải tại công văn hỏa tốc vừa gửi đến một số sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. Theo đó, về giải pháp trước mắt, UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý Dự án công trình giao...

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết ngày 27/11/2024: Bắc Bộ rét sâu, nhiều nơi mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ngày 27/11, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc...

Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận

BTO - Lễ Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 vừa diễn ra tại TP. Phan Thiết, theo đó có 30 sản phẩm/bộ sản phẩm đạt giải được trao Giấy chứng nhận và kỷ niệm chương. ...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ trời chuyển rét

 Ảnh minh họa: Bích Liên Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (26/11), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở khu vực Đông Bắc Bắc Bộ. Dự báo ngày 26/11, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp...

Hấp dẫn giải bóng bàn mở rộng lần thứ III

BTO-Trong 2 ngày (23 - 24) tại Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tp. Phan Thiết đã diễn ra Giải bóng bàn các Câu lạc bộ ( CLB ) tỉnh Bình Thuận mở rộng lần III - năm 2024. Giải có sự góp mặt của 80 vận động viên của 17...

Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận

Công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn Đầu thập kỷ 1940, đờn ca tài tử bắt đầu rộ lên ở Mũi Né, Phú Long, Hàm Thuận, Chợ Lầu. Nơi diễn ra hoạt động này chủ yếu là sân đình, dinh, vạn… Sau thời gian thành lập và bầu Ban Chủ nhiệm lâm thời vào năm 2005, đến cuối năm 2020, CLB ĐCTT tỉnh Bình Thuận chính thức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020 – 2023. Ngoài Câu...

Cùng chuyên mục

Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận

BTO - Lễ Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 vừa diễn ra tại TP. Phan Thiết, theo đó có 30 sản phẩm/bộ sản phẩm đạt giải được trao Giấy chứng nhận và kỷ niệm chương. ...

Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Nhờ gần dân, biết rõ mục đích vay vốn, đồng thời chia sẻ những khó khăn với nông dân trong quá trình đầu tư kinh doanh – sản xuất, tạo sự liên kết bền vững nên quỹ ngày càng được người dân trong vùng tin tưởng, tín nhiệm... Gần dân để tăng...

“Giữ lửa” tinh thần dùng hàng Việt

Sang năm 2023, 2024 là các công văn có nội dung tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Và tất cả đều có câu: “Báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường vụ Đảng ủy Khối trong báo cáo năm của cơ sở”. ...

Bình Thuận dồn lực chống khai thác IUU

Qua hơn 1 năm tập trung triển khai thực hiện khuyến nghị của EC sau đợt thanh tra tại Việt Nam lần thứ 4 (tháng 10/2023), đến nay Bình Thuận đã thực hiện khối lượng công việc khá lớn, bước đầu đạt được kết quả quan trọng theo các yêu cầu, chỉ tiêu đề ra, góp phần cùng cả nước trên hành trình gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm nay. ...

Người dân tăng thu nhập nhờ đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mùa khô thì nắng hạn, mùa mưa thì lũ cục bộ, mưa lớn kéo dài gây ngập úng nhiều diện tích cây trồng...Trong thế khó khăn ấy, Tánh Linh đã chủ động phòng chống thiên tai để giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời lên phương án giúp người dân sản xuất – kinh doanh phù hợp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp để tăng thu nhập, tạo nguồn thu bền vững...

2 danh mục công trình nước sạch được lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

Ở vùng đất khô hạn Hàm Tân, nước không chỉ cần thiết cho tưới tiêu nông nghiệp mà còn với sinh hoạt đời sống hàng ngày của hàng chục ngàn người dân. Nhiều người dân trong huyện đã nêu kiến nghị về tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt tại các địa phương vào mùa nắng nóng kéo dài, có nơi phải mua nước sinh hoạt với giá cao. ...

UBND tỉnh Bình Thuận mời gọi đầu tư Dự án Khu Nông nghiệp Hồng Thuận

Dự án Khu nông nghiệp Hồng Thuận tại xã Bình An, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận với diện tích 61,28 ha; nguồn gốc khu đất do nhà nước quản lý. Phương thức đầu tư là không sử dụng kinh phí nhà nước. Nhà đầu tư muốn thực hiện dự án cần...

Đảm bảo tính minh bạch trong áp dụng thuế

BTO-Tham gia thảo luận dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào sáng nay 22/11, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận - Bố Thị Xuân Linh bày tỏ thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh khẳng định, việc xây...

Bình Thuận tham gia Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam)

BTO-Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc) năm 2024 do UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp tổ chức sẽ diễn ra vào giữa tháng 12 tới đây.  Sở Công Thương Bình Thuận vừa xây dựng kế hoạch tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ...

Doanh nghiệp định hướng phát triển khoa học công nghệ từ đầu

Doanh nghiệp KH&CN được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; có năng lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN; có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt tỷ lệ theo quy định (30% tổng doanh thu của doanh nghiệp có “hàm lượng” KH&CN). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất