Powered by Techcity

Cần cơ chế “phạt nguội”

Tính đến thời điểm này, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS) trên toàn tỉnh cơ bản đã hoàn thành và việc giám sát tàu cá qua hệ thống cũng được ngành chức năng quyết liệt triển khai. Nhờ đó, những tàu cá vượt ranh giới trên biển, mất kết nối VMS dài ngày đều được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm những tàu cá mất kết nối còn nhiều vướng mắc vì đang chờ hướng dẫn cụ thể theo nghị định mới.

Phát huy hiệu quả Trung tâm giám sát

Tính đến nay, toàn tỉnh có 1.942 tàu cá đang hoạt động đã lắp đặt thiết bị VMS, đạt tỷ lệ 100%, trong đó, nhóm tàu trên 24m đã lắp đặt 37 chiếc, nhóm tàu cá có chiều dài từ 15 đến dưới 24m lắp đặt 1.905 chiếc. Ngoài ra, có 11 tàu cá chưa thực hiện lắp đặt thiết bị VMS. Qua kiểm tra xác minh tại các địa phương, số tàu cá này đã ngừng hoạt động do hư hỏng nằm bờ, thi hành án, tranh chấp dân sự đã được Chi cục Thủy sản lập danh sách để quản lý, giám sát chặt chẽ, có thông tin cụ thể nơi tàu đang neo đậu, số điện thoại để liên hệ khi cần thiết.

cang-ca-la-gi-anh-ngoc-lan-3-.jpg
100 tàu cá từ 15m trở lên đang hoạt động đã lắp thiết bị VMS ảnh N Lân

Từ sau đợt thanh tra lần thứ 4 (tháng 10/2023) của đoàn Thanh tra EC đến nay, Bình Thuận có 69 tàu cá mất kết nối trên 6 tiếng đồng hồ không báo cáo vị trí về bờ. Chi cục Thủy sản đã chỉ đạo các Trạm Kiểm ngư khu vực phối hợp với các Đồn Biên phòng, chính quyền địa phương xác minh nhắc nhở chủ tàu thực hiện việc kết nối đúng quy định khi hoạt động trên biển. Ngoài ra, còn có 43 tàu cá mất kết nối 10 ngày không đưa tàu cá vào về bờ theo quy định. Chi cục Thủy sản đã xác minh xử lý 24 vụ còn lại 19 tàu đang tiếp tục xác minh xử lý theo quy định. Riêng những tàu cá mất kết nối trên 6 tháng hoặc 1 năm, có 204 trường hợp. Qua rà soát, kiểm tra có 177 tàu cá mất kết nối trong bờ và ngưng sử dụng dịch vụ, 27 tàu mất kết nối trên biển nhưng đã vào bờ trước 10 ngày.

z4491325604630_3ef8615f60bb38d5c10cceccf7ed9815.jpg
Thông qua hệ thống giám sát tàu cá giám sát chặt chẽ đội tàu đang hoạt động trên biển

Theo kết quả xác minh của các Trạm Kiểm ngư phối hợp Đồn Biên phòng, chính quyền địa phương và các nhà cung cấp cho thấy, việc tàu cá mất kết nối VMS trên 6 tháng chủ yếu do ngưng hoạt động nên không sử dụng dịch vụ, tàu cá nằm bờ, không đóng cước phí… Hầu hết, các tàu cá này đang neo đậu tại các cảng cá, bến cá địa phương và được địa phương theo dõi giám sát chặt chẽ. Đặc biệt, từ đầu năm 2023 đến nay, Bình Thuận có 23 lượt tàu cá vượt ranh giới cho phép (trong đó, 5 trường hợp tàu cá bị lỗi thiết bị, 13 trường hợp trực ban liên lạc trực tiếp với thuyền trưởng đề nghị đưa tàu quay về vùng biển Việt Nam, 4 trường hợp liên lạc với thuyền trưởng, đồng thời làm việc với gia đình chủ tàu). Trong năm 2024, có 1 trường hợp tàu cá vượt ranh giới, trực ban đã phát thông báo và đề nghị Ban chỉ đạo IUU TP. Phan Thiết tổ chức làm việc với chủ tàu, yêu cầu thuyền trưởng tàu BTh-99398-TS khẩn trương đưa tàu quay về vùng biển Việt Nam.

van_0140.jpg
Đoàn thanh tra của Bộ NN kiểm tra công tác IUU tại Trung tâm giám sát tàu cá tỉnh mới đây

Cần hướng dẫn kịp thời

Nhằm bảo đảm các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác thủy sản được xử lý triệt để và đáp ứng các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu, nỗ lực gỡ “Thẻ vàng” trong năm nay, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP thay thế Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Theo nghị định này, tàu cá mất kết nối trên 6 giờ, trên 10 ngày, tàu vượt ranh giới không báo vị trí sẽ bị xử lý vi phạm, tuy nhiên việc thực hiện còn vướng mắc, chồng chéo giữa các luật. Theo Nghị định 38: “Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đã được kiểm định, hiệu chuẩn…”. Trong khi đó, Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định: “Các hành vi bị nghiêm cấm: Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ không bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định…”, còn phương tiện, thiết bị kỹ thuật nào đạt chuẩn thì không thấy nhắc đến.

z4525990425936_ba048fa4b22b56ddaca01d36ff1f71ee.jpg
Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm ban hành hướng dẫn sử dụng phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

Về vấn đề này, ông Lê Thanh Bình – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản giải thích: “Trước đây, chưa có Nghị định 38, các địa phương có thể xử lý những tàu mất kết nối VMS thông qua các thiết bị kỹ thuật. Tuy nhiên hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa có hướng dẫn chi tiết, cụ thể hóa nghị định này, do đó các địa phương lúng túng và chưa có cơ sở để “phạt nguội” các tàu cá vi phạm thông qua hệ thống giám sát”. Bên cạnh chất lượng của nhiều thiết bị VMS không đảm bảo, việc bảo dưỡng, sửa chữa chưa kịp thời, thì việc xác định do thiết bị hay do người sử dụng thiết bị khi gặp sự cố cũng gặp nhiều khó khăn. Ông Bình giải thích thêm: “Theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP, khi thiết bị VMS tàu cá bị hỏng, thuyền trưởng phải báo cáo vị trí 6 giờ/lần và phải đưa tàu về bờ trong 10 ngày. Các trường hợp mất kết nối do lỗi kỹ thuật, mất sóng vệ tinh… không quy định phải báo cáo vị trí 6 giờ/lần và phải đưa tàu về bờ. Do đó, việc xác định vi phạm quy định của thuyền trưởng khi thiết bị VMS mất kết nối không phải do hư hỏng là thiếu thuyết phục. Đặc biệt, số lượng tàu cá mất kết nối trên 6 giờ hàng ngày quá lớn, có ngày trên 100 tàu và trong đó đa phần lỗi không phải do chủ tàu, thuyền trưởng mà do thiết bị, nên việc xử phạt rất khó khăn.

Với những vướng mắc trên, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm ban hành hướng dẫn sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Ngoài ra, kiến nghị Cục Thủy sản tổ chức đợt kiểm tra, rà soát đánh giá lại chất lượng, sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn các loại thiết bị VMS và hạ tầng kỹ thuật của các nhà cung cấp dịch vụ VMS. Sớm chỉ đạo hoàn thiện phần mềm giám sát tàu cá nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế hiện nay, nhất là việc điều chỉnh phạm vi neo đậu tại vùng bờ ở các đảo, xã bãi ngang.

Nguồn

Cùng chủ đề

Loay hoay tìm cơ chế “phạt nguội” tàu cá mất kết nối VMS

Ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá mất kết nối VMS khi đang hoạt động trên biển là 1 trong 4 nhóm khuyến nghị Ủy ban châu Âu (EC) yêu cầu để được xem xét gỡ “thẻ vàng” thủy sản. Từ sau đợt thanh tra lần thứ 4 (tháng 10/2023) đến nay, tình trạng tàu cá từ 15 m trở lên mất kết nối trên biển tiếp tục diễn biến phức tạp, tuy nhiên việc xử phạt vẫn...

Bàn giải pháp xử lý tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình VMS

BTO-Sáng 25/9, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức họp nghe báo cáo tình hình tàu cá mất kết nối VMS và giải pháp xử lý. Dự họp có ông Nguyễn Văn Chiến – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Thượng tá Phạm Xuân Độ - Phó Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các thành viên Tổ công tác liên ngành theo Quyết định 1608 và kết nối trực tuyến các...

Siết chặt công tác quản lý hoạt động tàu cá ở địa phương

Quản lý chặt chẽ đội tàu khai thác hải sản là một trong những khuyến nghị quan trọng của EC liên quan đến gỡ “thẻ vàng” IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định), chính vì vậy Bình Thuận đang nỗ lực triển khai tích cực nhiều giải pháp trọng tâm, trọng điểm. ...

Xử lý nghiêm chủ tàu cá vi phạm giám sát hành trình

Ngày 15/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 49 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung phát hiện, điều tra và xác minh thông tin để xử lý vi phạm quy định về hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS). Vi phạm liên...

Đừng đối phó để cố tình “trộm cá”

Những ngày qua, thông tin 1 tàu cá ở Kiên Giang giấu thiết bị giám sát hành trình (VMS) của 14 tàu cá khác khiến ngành chức năng lại “đau đầu” khi tình trạng này ngày càng phổ biến. Đây không phải là trường hợp đầu tiên một số tàu cá cố tình gửi thiết bị VMS sang tàu cá khác để đi đánh bắt hải sản trái phép… ...

Cùng tác giả

Đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới

Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới” là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhằm ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ toàn Vùng trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Để có được thành quả ấy là cả một quá trình gần 50 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng...

Hé lộ loạt ông lớn đầu tư điện tái tạo có nguy cơ bị thu hồi tiền mua bán điện

Thống kê sơ bộ của Bộ Công Thương, có nhiều dự án điện tái tạo được công nhận vận hành thương mại khi chưa đủ điều kiện – Ảnh: NAM TRẦN Thông tin được nêu ra trong báo cáo Bộ Công Thương gửi Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về kế hoạch triển khai nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho dự án điện năng lượng tái tạo. Tỉnh Long An có 8...

Ẩm thực góp phần nâng tầm du lịch

Ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần “thành bại” cho ngành du lịch. Trong thời gian qua, nền ẩm thực đã góp phần nâng tầm du lịch Bình Thuận lên tầm cao mới. Phan Thiết đang chuẩn bị đưa vào hoạt động “phố ẩm thực” ở khu vực đường Nguyễn Tất Thành – Tuyên Quang – Thủ Khoa Huân là sự kiện đang được nhiều người mong đợi. ...

Nhạc Noel và Réveillon

(Gởi La Gi - Hàm Tân, nơi đây tôi có những kỷ niệm đong đầy từ những năm tháng chiến tranh) Một mùa Noel nữa lại về. Hằng năm cứ mỗi mùa đến, bất cứ mùa nào, là tôi cũng nhớ quê tôi, mặc dù miền Nam chỉ có hai mùa mưa nắng....

Cảm nhận về “Ươm vào đất chút hương”

“Ươm vào đất chút hương” là tên tập thơ của nhà giáo - nhà thơ Phạm Tường Đại, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn cấp phép xuất bản quý II năm 2018. Tập thơ gồm 94 bài, trong đó có 36 bài lục bát. Tập thơ được ra mắt độc giả theo ý nguyện của anh Phạm Hồng Kỳ, con của nhà thơ, sau khi nhà thơ đã qua đời. ...

Cùng chuyên mục

Đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới

Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới” là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhằm ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ toàn Vùng trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Để có được thành quả ấy là cả một quá trình gần 50 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng...

Cảnh báo thiếu nước cục bộ khu vực không có thủy lợi

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp các sở, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh khẩn trương triển khai các giải pháp để chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về nội dung liên quan. ...

Năm 2024, Bình Thuận giải ngân vốn đầu tư đạt 75,6%

BTO-Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2024, Bình Thuận giải ngân vốn đầu tư công đạt 3.600,869/4.763,232 tỷ đồng, đạt 75,6% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao (cao hơn mức trung bình cả nước). ...

Hội thảo mô hình “Sản xuất rau hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP”

Ngày 24/12, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội thảo và nghiệm thu mô hình “Sản xuất rau hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP” trên địa bàn thị trấn Phú Long, Hàm Thuận Bắc. Mô hình có quy mô 15 ha/47 hộ tham gia. Mô hình được Trung tâm Khuyến...

Xử lý triệt để các dự án đầu tư chậm thực hiện hoặc không đúng tiến độ

Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận vừa có văn bản về việc thông báo xử lý các dự án đầu tư chậm thực hiện hoặc thực hiện không đúng tiến độ được quy định trên địa bàn tỉnh. Theo văn bản gởi các nhà đầu tư có dự án đầu...

La Gi thu ngân sách vượt dự toán

Năm qua, thị xã La Gi thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh kinh tế chịu nhiều tác động tiêu cực từ sức ép lạm phát, giá cả các yếu tố đầu vào ở mức còn cao... Dù vậy, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, kết quả thu ngân sách nhà nước của thị xã năm 2024 là 348 tỷ đồng, đạt 182,2% dự toán giao, bằng 110% so cùng kỳ. ...

Có nhiều chuyển biến tích cực

BTO-Ngày 25/12, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian còn lại của năm 2024. Cùng tham dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện Ban Kinh tế ngân sách - HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND thành phố Phan Thiết. Đối với lãnh...

“Sức mạnh” của khuyến nông cộng đồng. Bài 2

Mô hình tổ khuyến nông cộng đồng sẽ làm trung tâm kết nối hệ thống khuyến nông với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp nhằm hỗ trợ người nông dân tốt hơn. Phát triển kinh tế hộ từ chuyển đổi số Không chờ đến thời...

Livestream đưa đặc sản Bình Thuận đến tận tay khách hàng

Dù có nhiều lợi thế nhưng phần lớn nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh vẫn được tiêu thụ bằng các kênh truyền thống. Để mở rộng đầu ra, các sở, ngành và chủ thể sản xuất đang dồn sức khai thác thương mại điện tử (TMĐT) như một cánh cửa mới cho nông sản địa phương. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất