Powered by Techcity

Du lịch Phan Dũng, cung đường xanh

Trong những ngày tháng tư lịch sử, chúng tôi tiếp tục hành trình về với chiến khu xưa nơi núi rừng Phan Dũng. Qua các địa danh, cảnh sắc núi rừng đã cho chúng tôi một cảm giác thật hoang dã, tự nhiên. Những cánh rừng 1 thời che bộ đội, ngăn quân thù nay đã có diện mạo mới và có thể trở thành 1 cung đường xanh khi khai thác du lịch.

Rời hồ thủy lợi Phan Dũng, cùng dòng Tà Uông hiền hòa, men theo con đường cấp phối sỏi đó chúng tôi hướng đến địa danh có tên là Phùm. Phùm, theo tiếng dân tộc Rắc Lây nghĩa là cánh đồng lớn. Trong kháng chiến, đây là nơi tăng gia sản xuất như lúa và lương thực các loại cho bộ đội. Hiện Phùm có rất nhiều rẫy của bà con dân tộc Phan Dũng và có cả người Kinh từ Liên Hương, Phong Phú lên sản xuất. Họ trồng chủ yếu là các loại cây nông nghiệp ngắn ngày như đậu, bắp, lúa, mè. Đất đai ở đây khá tốt với nguồn nước quanh năm nên nhìn đâu cũng thấy 1 màu xanh biếc. Tuy nằm sâu trong rừng núi nhưng đất đai ở đây bằng phẳng giống như 1 lòng chảo mà xung quanh bao bọc bởi núi non. Cảnh sắc bình yên khiến con người ta càng gần gũi với thiên nhiên.

phan-dung-1.jpg
Rừng Phan Dũng nhìn từ trên cao

Chia tay Phùm, chúng tôi hướng đến 1 địa danh khác của xã Phan Dũng có tên Tân Lê. Nếu như Phùm là nơi sản xuất lương thực thì Tân Lê chính là nơi đóng quân của quân dân huyện Tuy Phong ngày đó. Vượt qua những con dốc khá cao, chúng tôi đến nơi sau gần 2 giờ đi bộ. Trước mắt chúng tôi là suối Tân Lê đang lượn lờ qua những gốc cây to. Khung cảnh khá đẹp với những thác nhỏ đan xen cùng những ghềnh đá nhấp nhô và nước trong veo. Rừng ở đây đẹp và có nhiều loại gỗ quý như loại cây căm liên, cà chí, căm xe, sao, gõ, giáng hương… Chúng mọc rất đều và trạc cỡ như nhau với đường kính từ 20 đến 30 cm và càng đi sâu vào thì những cây gỗ to xuất hiện càng nhiều. Vì được bảo vệ nghiêm ngặt nên ở đây còn khá nhiều lan rừng đang khoe sắc.

Rời Tân Lê trên con đường cấp phối được thi công vào năm 2014, chúng tôi hướng đến ngọn thác Yaly nằm trên khe núi Tà Hoàng. Đã tàn xuân nhưng núi rừng Phan Dũng vẫn còn sự lãng mạn trong sắc màu của mùa lá và hoa. Chừng 30 phút, chúng tôi đến 1 danh có tên Tằng Thú. Đây là nơi có đất đai khá phì nhiêu, bằng phẳng được bao bọc bởi những dãy núi nhấp nhô. Phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trong sự hùng vĩ của núi rừng và 1 chút lãng mạn của cỏ hoa. Tằng Thú là 1 vùng đất cổ xưa, là nơi sinh sống của đồng bào Phan Dũng trước và trong kháng chiến. Ngày đó đồng bào Phan Dũng sống tập trung ở đây kéo dài lên tới Tà Hoàng. Qua khỏi Tằng Thú, chúng tôi lạc vào 1 cánh rừng bằng lăng tuyệt đẹp. Những cây bằng lăng gỗ có thân trắng phau mọc đều, thẳng tắp, không xen lẫn. Buổi trưa, những tia nắng xuyên qua kẽ lá chiếu sáng những chùm hoa tim tím thật đẹp bình yên và thơ mộng. Cảnh vật thật mê đắm lòng người.

phan-dung-2.jpg

Qua khỏi rừng bằng lăng, chúng tôi đến căn cứ Tà Hoàng. Bên cạnh là căn cứ địa cách mạng thì Tà Hoàng còn là 1 vùng đất khá đặc biệt. Đến đây chúng ta sẽ thấy những thửa ruộng theo kiểu cổ xưa, những ngôi nhà sàn lấp ló trong núi. Tà Hoàng ngày xưa là vùng đất xưa của đồng bào Phan Dũng bây giờ, khi hòa bình lập lại, Đảng và Nhà nước thuyết phục đồng bao xuống núi đến khu vực bằng phẳng, dễ đi lại và phát triển cuộc sống dễ dàng hơn. Cho đến bây giờ, Tà Hoàng vẫn là hồn quê hương, là nơi để đồng bào đi về khi nhớ đến ông bà tổ tiên.

Qua những dãy ruộng cổ xưa mang tính đặc trưng của đồng bào Rắc Lây chúng tôi đến được suối Tà Hoàng. Đây chính là hạ lưu của thác Yaly mà chúng tôi đang hướng đến. Từ xa, chúng tôi đã nghe được thiếng thác đổ vang cả 1 góc rừng. Men theo con suối Tà Hoàng khá nhiều đá và được che mát bởi những bóng cây cổ thụ, chúng tôi đã đến được thác trong niềm hân hoan, vui sướng.

Thác Yaly khá đẹp, được đổ xuống từ độ cao hơn 100m tung bọt trắng xóa. Dưới chân thác là 1 hồ nước rộng chừng 100 m2, sâu chừng hơn 1m, nước trong vắt có thể nhìn tận đáy.

phan-dung.jpg

Không thể so sánh những ngọn thác ở Bình Thuận ngọn nào đẹp hơn vì mỗi ngọn thác có 1 vẻ đẹp riêng. Có ngọn thác đẹp với sự hùng vĩ của núi rừng nhưng cũng có ngọn thác đẹp theo vẻ yểu điệu hoang dã miền sơn cước. Với chúng tôi, thác Yaly cứ như 1 nàng thơ dịu dàng nơi núi rừng Phan Dũng. Mùa này thác ít nước nên khi nắng lên cao, dòng thác xuyên qua những tia nắng chiếu lấp lánh rất nên thơ, hữu tình. Trời xanh, mây trắng, quanh ngọn thác là những tán cây rừng luôn nở hoa theo mùa với hương thơm ngào ngạt gọi mời cho những đàn bướm lượn lờ đa sắc. Có đến thưởng ngoạn và hòa mình vào thiên nhiên nơi này, chúng ta mới cảm nhận hết được vẻ đẹp, chất thơ của 1 vùng núi rừng đầy cảm xúc như ở thác Yaly.

Có thể nói rằng, đến với núi rừng Phan Dũng là đến với cảnh quan thiên nhiên của núi rừng đầy ắp những cung bậc cảm xúc. Từ niềm hự hào của căn cứ địa cách mạng với các địa danh Phùm, Tân Lê, vùng đất cổ xưa Tằng Thú hay cố hương Tà Hoàng của đồng bào Phan Dũng đều cho chúng ta những cảm xúc riêng biệt và thú vị.

Thời gian gần đây, du lịch trekking đang trở thành xu hướng thì cung đường La Bá – Phan Dũng – Tà Năng sẽ là con đường hoa đầy màu xanh cho du lịch Bình Thuận.

Trekking là hoạt động đi bộ đường dài trên những địa hình phức tạp để khám phá thiên nhiên hoang dã kết hợp với du lịch dã ngoại, du lịch thể thao mạo hiểm, cắm trại trong rừng… bị hạn chế về cơ sở vật chất hay nhu cầu cần thiết. Vì thế, khám phá núi rừng Phan Dũng sẽ là 1 trải nghiệm thú vị và đầy mạo hiểm nhưng cũng đầy chất thơ cho 1 cuộc hành trình.

Nguồn

Cùng chủ đề

Đường đến mũi La Gàn

La Gàn là tên gọi theo tiếng Pháp Lagar của vùng đất Bình Thạnh xưa. Đây là nơi hội tụ của sự bình yên và giàu có 1 thời. Người ta so sánh La Gàn như một Hội An thu nhỏ. Trên bờ, ghe thuyền giao thương tấp nập, dưới biển thật lắm cá tôm. Trải qua trăm năm, đất La Gàn không còn sung túc như xưa nhưng mũi La Gàn vẫn trời xanh mây trắng, phong cảnh...

Đảm bảo an ninh vùng dân tộc thiểu số

Với 34 DTTS chiếm trên 8% dân số toàn tỉnh, hiện đồng bào DTTS tại Bình Thuận định cư, sinh sống tập trung ở 17 xã thuần và 32 thôn ghép thuộc 8/10 huyện, thị xã, thành phố. Nhờ quan tâm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nên vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nhìn chung đã khởi sắc, đời sống vật chất lẫn tinh thần của...

Cùng tác giả

Thử thách đặc biệt ở giải ô tô địa hình Bình Thuận mở rộng

Ở 5 mùa giải đã qua, HTV Challenge Cup liên tục đổi mới về địa hình lẫn hạng mục thi đấu nhằm đáp ứng thị hiếu của khán giả lẫn cộng đồng đam mê xe địa hình tại Việt Nam. Mùa giải thứ 6 sẽ diễn ra ngày 30.11 và 1.12 tại khu du lịch NovaWorld Phan Thiết (Bình Thuận). Giải ô tô địa hình Bình Thuận mở rộng – HTV Challenge Cup 2024 thi đấu trên địa hình...

Biến động giá trái chiều ở cả ba miền

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (23/11/2024) ghi nhận các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Thái Bình đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg, cùng về giá 62.000 đồng/kg. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực này dao động trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội là những tỉnh, thành phố vẫn giữ giao dịch tại mức 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Khu vực...

Hoa hậu Ý Nhi gây sốc với trang phục táo bạo

video-embed-169"> Lê Dũng Ảnh: BTC Hoa hậu Ý Nhi ấn tượng bên Nam vương Thế giớiHoa hậu Thế giới Krystyna Pyszková, Toni-Ann Singh cùng các hoa, á hậu Việt Nam như Ý Nhi, Thiên Ân, Thanh Thuỷ… tham dự sự kiện Vietnam Beauty Fashion Fest 2024 ở TPHCM. Nguồn: https://vietnamnet.vn/hoa-hau-y-nhi-gay-soc-voi-trang-phuc-tao-bao-2344775.html

Đảm bảo tính minh bạch trong áp dụng thuế

BTO-Tham gia thảo luận dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào sáng nay 22/11, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận - Bố Thị Xuân Linh bày tỏ thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh khẳng định, việc xây...

Nên bổ sung pháo hoa vào hàng hoá áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt

BTO-Sáng nay 22/11, Quốc hội làm việc tại Tổ thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận tham gia thảo luận tại Tổ 15. Tham gia góp ý, đại biểu Đặng Hồng Sỹ - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc...

Cùng chuyên mục

Hợp tác và liên kết trong phát triển du lịch

Hợp tác và liên kết du lịch là vấn đề tất yếu đặt ra đối với mỗi địa phương nhằm khai thác lợi thế tiềm năng đưa ngành du lịch phát triển, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách địa phương. Việc gắn kết, cùng phát triển du lịch giữa các địa phương đã được triển khai và có nhiều sự thuận lợi hơn nhằm phục vụ du khách. ...

Giới thiệu văn hóa Chăm đến du khách quốc tế

Bình Thuận đang vào cao điểm đón khách quốc tế. Bên cạnh việc xây dựng các tour, tuyến đặc sắc, giới thiệu các khu vui chơi giải trí mới đi vào hoạt động thì việc tổ chức những hoạt động gắn liền với văn hóa địa phương ngay tại nơi nghỉ dưỡng sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách trong thời gian lưu trú tại đây. ...

Lộ trình ‏“‏xanh hóa” đến phát triển bền vững

Nội dung này được ông Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi tại Hội thảo ‏“‏Du lịch Bình Thuận: Lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững” vừa mới được tổ chức tại Bình Thuận. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Minh cho biết: thời gian qua, phát triển bền vững đã trở thành trọng tâm của chính sách phát triển ở hầu hết các quốc gia và trở thành xu thế tất...

Nâng chất lượng thu hút du khách

Không chỉ dừng lại nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn giá trị lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu, mà Ban Quản lý Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ đang dần trở thành nơi học tập, tuyên truyền giáo dục và là điểm đến hấp dẫn du khách. ...

Đưa ẩm thực của đồng bào Chăm vào phục vụ du khách

Ngoài di sản văn hóa Chăm bao hàm cả văn hóa vật thể và phi vật thể, đồng bào Chăm ở Bình Thuận còn có nét văn hóa ẩm thực đặc sắc, đặc biệt là ẩm thực trong các lễ hội của đồng bào Chăm. Ẩm thực trong lễ hội của đồng bào Chăm không phải là ở những món ăn cao lương mỹ vị, đắt tiền mà nó mang vẻ bình dị, mộc mạc. ...

Khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch

Việc đề xuất đặt hàng đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025 vừa được Sở Khoa học & Công nghệ (KH & CN) đặt hàng với các tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh tham gia thực hiện. Các đề tài nghiệm thu, ứng dụng sẽ góp phần khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch của tỉnh. ...

Trải nghiệm du lịch canh nông ở Bình Thuận

Du lịch canh nông hay còn gọi là du lịch nông nghiệp đang thu hút lượng khách khá đông. Đây là mô hình đã có một số tỉnh, thành triển khai như Quảng Nam, Nha Trang, Đồng Nai... Tại Bình Thuận các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Đức Linh... hiện nay được một số doanh nghiệp, hộ cá nhân thử nghiệm và có kết quả khả quan... ...

Điểm đến Bình Thuận đón gần 8 triệu lượt khách

BTO-Trong tháng 10 vừa qua, du lịch Bình Thuận tiếp tục đón hơn 800.000 lượt khách, tăng 2,89% so tháng trước đó và tăng gần 15% so cùng kỳ năm 2023. Riêng khách du lịch quốc tế có khoảng 25.900 lượt khách, tăng 14,45% so tháng trước và tăng 14,32% so cùng kỳ năm ngoái. ...

Nguồn lực tài nguyên – tiềm năng lớn cho phát triển du lịch

Lợi thế về tài nguyên du lịch, cùng với các yếu tố nguồn lực khác như vị trí địa lý, chính trị, kinh tế, chiến lược, hạ tầng giao thông, hạ tầng dịch vụ du lịch được đầu tư, phát triển đã góp phần đưa ngành du lịch Bình Thuận đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong những năm qua. Nếu tiếp tục khai thác tốt lợi thế tài nguyên và phát huy sức mạnh tổng hợp...

Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày Du lịch Bình Thuận

BTO-Nội dung các hoạt động phải có sự chọn lọc, thiết thực, tạo được hiệu quả và sức lan tỏa trong công tác giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của du lịch Bình Thuận, đồng thời tạo cơ hội thu hút du khách trong nước lẫn quốc tế… Đó là một trong những yêu cầu của Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày Du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025) vừa được...

Tin nổi bật

Tin mới nhất