Powered by Techcity

Hát nhạc phẩm “Hùng Vương”, để nhớ công đức của ngài

Hàng năm đến mùng 10 tháng 3 âm lịch là Giỗ tổ Hùng Vương.

Nhắc đến ông tổ của Việt Nam, tôi nhớ nhạc phẩm “Hùng Vương” của nhạc sĩ Thẩm Oánh. Đây là một trong những bản hùng ca, lịch sử ca, non sông ca, đất nước ca, ông cha ca… nằm trong số nhạc phẩm của những nhạc sĩ “tiền chiến” một thời nặng nợ với Tổ quốc như: Lưu Hữu Phước, Hoàng Quý, Đỗ Nhuận, Văn Cao, Phạm Duy, Tô Vũ, Thẩm Oánh…

gio-to.jpg
Ảnh minh họa

Thẩm Oánh, một giáo sư âm nhạc, ông tiên phong trong thời kỳ nền tân nhạc Việt Nam vừa mới thoát ly ra khỏi nhạc Tây, Tàu… để viết nên những bản nhạc Việt Nam đậm bản sắc dân tộc.

Nghe nói, ông rất khắt khe với một số nhạc sĩ “mới ra lò”, những nhạc phẩm gởi đến ông để thẩm định, chưa nói đến ca từ, giai điệu, trật luật “cân phương” (Carrure) là ông loại ngay vòng đầu. Đúng “thẩm”, như Thẩm Oánh!

Nhạc sĩ Thẩm Oánh viết chừng 50 tác phẩm, nhưng không phải nhạc phẩm nào của ông cũng “nghe được”, rất kén chọn người nghe, vì nhạc ông “khó nghe”. Giới yêu chuộng âm nhạc, nghe nhạc phẩm ông qua các giọng ca: Thanh Lan, Mai Hương, Kim Tước, Tâm Vấn, Hà Thanh, Duy Trác, Anh Ngọc… với những nhạc phẩm: Gió hoan ca, Nhớ nhung, Tôi bán đường tơ, Thiếu phụ Nam Xương, Tòa miếu cổ, Sóng nước viễn phương, Xa cách muôn trùng, Cô hàng hoa, Nàng bân, Vợ chồng ngâu, Chiều tưởng nhớ, Vương tơ, và Hùng Vương…

Tôi nhớ chừng khoảng năm 1993, tôi có mua một băng Vidéo “Bản hùng ca”, đây cũng là lần đầu, tôi nghe những bài “lịch sử ca” chính gốc, mà tôi tưởng đã mai một theo thời gian. Băng Vidéo dàn dựng núi non, sông nước, biên ải… khá công phu, gồm những bài hát lịch sử của một thời lừng danh như: Ải Chi Lăng, Hội nghị Diên Hồng, Bạch Đằng giang (Lưu Hữu Phước), Bóng cờ lau (Hoàng Quý), Ngày xưa (Tô Vũ), Gò Đống Đa (Văn Cao), Hùng Vương (Thẩm Oánh). Riêng nhạc phẩm “Hùng Vương”, khác những nhạc sĩ khác, Thẩm Oánh chỉ dùng hai chữ “Hùng Vương” mà không dùng từ ngữ nào khác để nói về công đức vua Hùng.

Những nhạc sĩ tiền bối nêu trên đã đóng góp cho cuộc chiến tranh bằng nhiều nhạc phẩm ca ngợi người Việt Nam dù nhỏ bé nhưng là một dân tộc anh hùng, đã từng đánh tan đạo quân xâm lược, giữ vững non sông từ ngày lập quốc cho đến nay. Âm nhạc tuy không mạnh như vũ khí tối tân, nhưng là nguồn động viên tinh thần của muôn người xông pha nơi trận mạc.

Bài hùng ca lịch sử của nhạc sĩ Thẩm Oánh và một số nhạc lịch sử đã kể trên là những bài ca không biên giới, là những ngọn triều dâng phá tan nô lệ xiềng xích, đó cũng là những “giai điệu tự hào” của ông cha chúng ta đã đổ máu để có ngày hòa bình, và riêng bài hát “Hùng Vương” chúng ta hát như một lời tri ân “nước Nam khang cường là nhờ công đức Hùng Vương”.

Thẩm Oánh là một nhạc sĩ “tiền chiến”, ông sinh năm 1916 tại Hà Nội, ngoài nhạc phẩm, ông còn sáng tác ba vở nhạc kịch: Quán giang hồ, Bá Nha – Tử Kỳ, Đoàn kết là sức mạnh. Và, mỗi năm đến Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, hãy hát nhạc phẩm “Hùng Vương” – để tự hào – đất nước chúng ta có bốn ngàn năm văn hiến: “… Bốn ngàn năm văn hiến/ Nước Nam khang cường là nhờ công đức Hùng Vương/ Hoa gấm giang sơn này cùng chung đắp xây/ Bao đời hùng uy vẻ vang/ Đời đời nhờ Hùng Vương đã vì quốc dân lập non nước này/ Cho cháu con quây quần vẽ nên cơ đồ bền vững tới nay/ Việt Nam bao sáng tươi/ Thề cùng bền gắng cương quyết xây nhà Nam/ Đây cháu con Lạc Hồng từ Bắc chí Nam/ Xin đoàn kết tâm đồng/ Non nước Việt Nam nhờ Hùng Vương quyết thắng muôn năm/ Dòng giống khang cường…”.

Ban “Tam ca áo trắng” đã trình bày bài hát này trong băng Vidéo “Những bài hùng ca”, nghe như những lời “vọng cố hương” dù đã ngàn trùng xa xăm. Lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, gói trong bài hát chỉ có mấy phút, và mỗi năm hát “Hùng Vương” để mặc niệm nhớ về công đức của ngài.

Giới nghiên cứu và phê bình âm nhạc Việt Nam mà quên nhạc sĩ Thẩm Oánh thì là một thiếu sót đáng trách!

Lịch sử, nếu giảng không hay, hoặc dạy không hấp dẫn, sẽ trở thành môn học khô khan, nhàm chán. Để dung hòa, thay vì học lịch sử, ta hát lịch sử vậy!

Nguồn

Cùng chủ đề

Tết và nỗi nhớ

Không biết mình đã xa mấy cái tết ở quê hương rồi, chạnh lòng khi nhớ đến những ngày cận tết ở Phan Thiết - vui và rộn ràng biết bao! Nhớ hoài những tiết dạy cuối năm, thầy và trò đều nôn nao... Những lời chúc dễ thương và ấm áp:...

Cùng tác giả

Doanh nghiệp, nông dân Bình Thuận kiến nghị Chính phủ quan tâm phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nông dân xuất sắc 2024 ở Bình Thuận kiến nghị đầu tư vốn, liên kết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ Liên kết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ Trao đổi với Dân Việt, anh Nguyễn Minh Tâm (SN 1981, chủ Ba Tường Farm – Công ty TNHH SX – TM – DV Ba Tường ở xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), cho biết thời gian qua anh có nhiều chuyến công tác hỗ trợ nông...

Nỗ lực vượt khó, hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm

Dù gặp không ít khó khăn và thách thức, song ngành Công Thương Bình Thuận cũng đã nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương tiếp tục vươn lên… Theo đánh giá của ngành Công Thương Bình...

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Hàm Minh: Xây dựng nông thôn mới nâng cao

Nằm ở “thủ phủ” thanh long của Bình Thuận, người dân xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) đã gắn bó lâu dài với loại cây thoát nghèo, làm giàu ấy. Cùng với sự đoàn kết, chung tay, chung sức của chính quyền và nhân dân địa phương, đến cuối năm 2024 Hàm Minh đã đáp ứng 19/19 tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao. Trong đó, tiêu chí 13 về Tổ chức sản xuất và phát triển...

Khó mấy cũng phải thực hiện cho được

Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước; là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị. Thời điểm này, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy được các cấp, các ngành, các địa phương quyết liệt triển...

Cùng chuyên mục

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Bình Thuận giành huy chương vàng giải vô địch đua thuyền truyền thống thành phố Hồ Chí Minh mở rộng

BTO - Sáng 22/12, tại Bến Bạch Đằng, Sở Văn hóa và Thể thao Tp.Hồ Chí Minh đã tổ chức giải vô địch đua thuyền truyền thống mở rộng năm 2024. Đây là giải đấu chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944) và...

Công an tỉnh giành giải nhất Giải vô địch Bóng chuyền nam tỉnh

BTO - Từ ngày 19 - 21/12, tại huyện Hàm Thuận Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Giải vô địch bóng chuyền nam tỉnh Bình Thuận năm 2024. Đây là hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ vĩ đại”; chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và kỷ niệm 35 năm Ngày hội Quốc phòng...

Chị tôi và đôi bông tai!

1. Chứng bịnh suy tụy của chị tôi lại tái phát, cháu tôi, đứa con gái duy nhất của chị đưa chị vào bệnh viện La Gi (Bình Thuận) cấp cứu trong đêm. 5 giờ sáng tôi được tin báo, vội chạy xe máy đến bệnh viện xem bệnh tình chị ra...

Tướng Năm Châu – một thời với Hàm Tân

Quân Pháp từ Phan Thiết tiến chiếm La Gi/Hàm Tân vào ngày mùng 3 tết Bính Tuất (4/2/1946), tức sau ngày nổi dậy Cách mạng Tháng Tám với trận Đồi Dương kỳ tích, chỉ mới năm tháng, tổ chức bộ máy chính quyền, lực lượng phòng vệ, vũ trang chưa ổn định… ...

Triển lãm ảnh “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”

BTO-Chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận tổ chức trưng bày triển lãm ảnh tư liệu, ảnh thời sự chuyên đề “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” tại Khu Di tích Dục Thanh. ...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai nhiệm vụ năm 2025

Thủ tướng đề nghị ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải thực sự đổi mới tư duy, đột phá kiến tạo không gian phát triển để văn hóa, thể thao và du lịch “cất cánh”; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Toàn ngành quyết tâm cao, nỗ lực để tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp. Bên cạnh đó, ngành phải tạo đột...

Hấp dẫn mùa giải vận động viên xuất sắc Taekwondo Quốc gia

Suốt giải đấu, hơn 270 vận động viên xuất sắc nhất đến từ 31 tỉnh, thành phố trong cả nước đã cống hiến cho khán giả, người hâm mộ bộ môn Taekwondo những trận đấu sôi nổi, đầy kịch tính. Nhất là các trận đối kháng của các vận động viên trong đội tuyển quốc gia như: Nguyễn Thị Mai; Nguyễn Trần Ánh Ngân; Lê Phi Hùng…Theo ông Trương Ngọc Để - Chủ tịch Liên đoàn Taekwondo Việt Nam...

Trao giải cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật “Nét đẹp quê hương, con người Tánh Linh”

BTO-Sáng 16/12, huyện Tánh Linh tổ chức trao giải cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật “Nét đẹp quê hương, con người Tánh Linh” cho các tác phẩm đạt giải. Qua hơn 3 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận trên 200 tác phẩm của 22 tác giả của hội viên...

Tổ chức Liên hoan Diều nghệ thuật toàn quốc 2024

UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương tổ chức Liên hoan Diều nghệ thuật toàn quốc năm 2024. Theo đề xuất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xin phép tổ chức Liên hoan Diều nghệ thuật toàn quốc năm 2024, mới đây Chủ tịch UBND tỉnh đã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất