Powered by Techcity

Bình Thuận quyết liệt kiểm soát tàu “3 không”

Là một trong những tỉnh có số lượng tàu “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm và không giấy phép khai thác thủy sản) nhiều nhất nước với hơn 2.000 chiếc, đã gây khó khăn trực tiếp cho việc kiểm soát, xử lý vi phạm trong khai thác thủy sản. Tuy nhiên, với nhiều nỗ lực, Bình Thuận là tỉnh đã tiên phong hoàn thành việc đăng ký tạm thời số lượng lớn tàu “3 không” – là một trong những khuyến cáo quan trọng mà đoàn Thanh tra EC sẽ kiểm tra lần 5 sắp tới đây.

Bình Thuận hiện có 8.317 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m trở lên hoạt động khai thác thủy sản. Số lượng tàu đăng ký là 5.937 chiếc, trong đó tàu khai thác vùng khơi 1.960 chiếc, tàu khai thác vùng lộng 1.902 chiếc, tàu khai thác vùng bờ là 2.075 chiếc. Đặc biệt, số tàu cá phát sinh, tồn đọng chưa đăng ký trên địa bàn tỉnh (tàu cá “3 không”) là 2.380 chiếc. Việc quản lý tàu cá dựa trên hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản đã tạo sự thay đổi lớn trong quản lý nghề cá, tăng cường trách nhiệm của cơ quan chức năng chuyên ngành và của chính quyền các cấp trong quản lý đội tàu cá tại địa phương. Tuy vậy, bên cạnh việc thực hiện hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi được Bộ Nông nghiệp và PTNT phân bổ khá sát với thực tế (đạt 99,2%) thì việc thực hiện hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản vùng lộng, vùng bờ do UBND tỉnh công bố còn thấp (đạt 84,67% hạn ngạch cấp cho vùng lộng và chỉ đạt 39,84% hạn ngạch cấp cho vùng bờ). Nguyên nhân do số lượng tàu cá “3 không” hoạt động tại vùng bờ khá lớn, nhưng không đáp ứng các điều kiện, thủ tục để thực hiện đăng ký tàu cá chính thức, nên chưa được cấp giấy phép khai thác thủy sản. Sau nửa tháng quyết liệt, tập trung nguồn lực nhằm triển khai công tác đăng ký, đăng ký tạm thời đối với các tàu cá “3 không” đang hoạt động, đến nay 2.380 tàu cá “3 không” trong toàn tỉnh đã được cấp đăng ký tạm để theo dõi, quản lý trước khi Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT có hiệu lực thi hành.

cang-ca-la-gi-anh-ngoc-lan-3-.jpg
<i>Bình Thuận có hơn 8000 tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên Ảnh NLân<i>

Để đảm bảo cho tất cả các tàu cá trong tỉnh hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách chống khai thác IUU theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp bổ sung hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản tại vùng khơi cho tỉnh Bình Thuận. Tại Quyết định 1223 ngày 23/3/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc giao hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản tại vùng khơi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh Bình Thuận được phân bổ hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản tại vùng khơi là 1.940 giấy phép. Đến nay đã cấp 1.921 giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi, số lượng hạn ngạch chưa sử dụng là 19 giấy phép.

z4341092285805_461696379041a915032ec42058ddbf58.jpg
<i>Số lượng tàu cá 3 không của tỉnh hoạt động tại vùng bờ khá lớn<i>

Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang – Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia, UBND tỉnh đã triển khai quyết liệt việc rà soát, thống kê, lập danh sách tàu cá “3 không” để kiểm soát, xử lý. Qua rà soát, có 77 tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên thuộc diện “3 không” (chưa thực hiện đăng ký). Để đảm bảo hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi cấp cho số tàu cá này, đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, cấp bổ sung cho tỉnh Bình Thuận 77 giấy phép khai thác thủy sản tại vùng khơi. Như vậy, tổng hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi của tỉnh sau điều chỉnh, bổ sung là 2.017 giấy phép. Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT để tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho các địa phương giải quyết dứt điểm nhóm tàu cá “3 không” để đưa vào quản lý, kéo giảm số tàu cá vi phạm khai thác IUU.

z5322553825180_b21b8fc31090a17e1e6d6bafed5dc5a6.jpg
<i>Hơn 2000 tàu 3 không trong tỉnh đã được cấp đăng ký tạm để theo dõi quản lý<i>

Đợt thanh tra lần thứ 5 của EC vào tháng 4/2024 là cơ hội cuối cùng để Việt Nam gỡ thẻ vàng trước khi EU bầu cử, vì thế rất cần những giải pháp tổng lực, tạo chuyển biến thực chất trong công tác chống khai thác IUU để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC.

Đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét trở lên đã được đăng ký, được cấp giấy phép khai thác thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 và Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ, đã được cơ quan chức năng trong tỉnh thường xuyên rà soát, cập nhật vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase) theo đúng quy định.


M. VÂN

Nguồn

Cùng chủ đề

Bình Thuận dồn lực chống khai thác IUU

Qua hơn 1 năm tập trung triển khai thực hiện khuyến nghị của EC sau đợt thanh tra tại Việt Nam lần thứ 4 (tháng 10/2023), đến nay Bình Thuận đã thực hiện khối lượng công việc khá lớn, bước đầu đạt được kết quả quan trọng theo các yêu cầu, chỉ tiêu đề ra, góp phần cùng cả nước trên hành trình gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm nay. ...

Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Đó là sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang...

Làm gì để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC?

Tại hội nghị lần thứ XI trực tuyến Chính phủ về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, với kết quả chống khai thác IUU hiện nay, nếu không khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế, không tạo sự chuyển biến đột phá sẽ rất khó gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” tại đợt...

Tăng cường giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2024

An toàn thực phẩm (ATTP) có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan đến sức khỏe con người, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và gắn liền với năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế và an sinh xã hội... Do đó, quản lý chất lượng ATTP, gắn đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức; tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng...

Xúc tiến thương mại và phát triển thị trường sản phẩm nông lâm thủy sản

Việc phối hợp trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường giữa Bình Thuận và các tỉnh nhằm phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, nhất là trong trường hợp nông sản của các tỉnh đến kỳ thu hoạch gặp vấn đề khó khăn trong quá...

Cùng tác giả

Chính phủ nêu lý do không kéo dài dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau

Ảnh minh họa Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Vì sao không kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ? Theo đó, có ý kiến đề nghị xem xét kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ. Có ý kiến đề nghị sửa đổi, bố sung chiều dài tuyến khoảng 2.110km từ Lạng Sơn...

Bắc Bộ và Hà Nội rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng

Ảnh minh họa: Bích Liên  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/11, Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội rét về đêm và sáng sớm, có mưa vài nơi, sương mù nhẹ; trưa chiều hửng nắng. Hình thái thời tiết này duy trì trong vài ngày tới. Dự báo, đầu tháng 12/2024, một đợt không khí lạnh sẽ xuất hiện. Trong khi đó, Trung Bộ tiếp tục có mưa rải rác. Một số khu vực...

Bình Thuận tham gia Tuần lễ Văn hóa – Du lịch

BTO-Tối ngày 28/11, Tuần lễ Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực tỉnh Đồng Nai năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Công viên Dương Tử Giang (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Diễn ra từ ngày 28/11 - 1/12/2024 với chủ đề “Du lịch Đồng Nai - Cất...

Một số tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam đồng loạt tăng giá

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (29/11/2024) tại khu vực miền Bắc không ghi nhận sự điều chỉnh giá đến từ các địa phương so với ngày hôm qua. Giá heo hơi khu vực này đang dao động từ 61.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, Thái Bình và Phú Thọ đang giao dịch tại mức 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Thấp hơn một giá, mức 62.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bắc Giang, Hưng Yên và Hà...

Du lịch xanh Bình Thuận

Kiến trúc thân thiện với môi trường như sử dụng vật liệu thiên nhiên mây, tre, lá để xây dựng. Tạo không gian xanh với nhiều cây trồng bản địa phù hợp điều kiện tự nhiên và sử dụng năng lượng mặt trời, điện gió đang được nhiều cơ sở du lịch Bình Thuận áp dụng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đồng thời tiến tới lộ trình “du lịch xanh” của Bình Thuận. ...

Cùng chuyên mục

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Bài 2

Hiện các thông tư có nội dung liên quan đến đền bù giải tỏa phải đến ngày 1/1/2025 mới hết hiệu lực. Vì vậy, các địa phương dốc sức tận dụng định mức kinh tế kỹ thuật, quyết định đơn giá hiện hành của tỉnh vẫn đang còn hiệu lực để...

Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững

Còn huyện Hàm Thuận Nam nghề nung gạch, ngói sau này mới phát triển nhưng có bước phát triển khá nhanh tập trung tại xã Tân Lập. Đứng trước sự cần thiết phải chuyển đổi công nghệ đốt để tăng chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp gạch, ngói đã thay thế từ lò thủ công sang lò hoffman hoặc tuynel. Nhờ đó, đã tác động tích cực đến hoạt động sản xuất của...

Mong chờ tuyến đường nối cao tốc – Phan Thiết

Bình Thuận đã đón được 10 triệu lượt khách trong năm 2024, đó là tín hiệu vui cho ngành du lịch. Bên cạnh “công lớn” của ngành chủ lực thì nhiều sở, ngành và các địa phương cũng đóng góp không nhỏ, nhất là TP. Phan Thiết. Trong thời gian qua, TP....

Đưa sản phẩm OCOP vào kênh bán lẻ hiện đại

Xây dựng điểm trưng bày và đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị đang là bước đi chiến lược nhằm mở rộng kênh tiêu thụ và giúp sản phẩm địa phương tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng. Đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị Hạ tầng...

Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết không nơi nào sánh bằng. ...

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Bài 1

Chuyển vốn Đầu tháng 11/2024, HĐND tỉnh khóa XI tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 28 với chương trình diễn ra thông qua 5 nghị quyết thì trong đó đã có 2 nghị quyết về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 nguồn...

“Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam

BTO-Sở Công Thương vừa đề nghị các đơn vị, địa phương phối hợp triển khai chương trình “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday” trên địa bàn Bình Thuận. Cụ...

Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận

BTO - Lễ Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 vừa diễn ra tại TP. Phan Thiết, theo đó có 30 sản phẩm/bộ sản phẩm đạt giải được trao Giấy chứng nhận và kỷ niệm chương. ...

Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Nhờ gần dân, biết rõ mục đích vay vốn, đồng thời chia sẻ những khó khăn với nông dân trong quá trình đầu tư kinh doanh – sản xuất, tạo sự liên kết bền vững nên quỹ ngày càng được người dân trong vùng tin tưởng, tín nhiệm... Gần dân để tăng...

“Giữ lửa” tinh thần dùng hàng Việt

Sang năm 2023, 2024 là các công văn có nội dung tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Và tất cả đều có câu: “Báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường vụ Đảng ủy Khối trong báo cáo năm của cơ sở”. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất