Powered by Techcity

Phải tăng thu ngân sách, đảm bảo nguồn chi hiệu quả để tự cân đối ngân sách

BTO-Sáng 6/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa XIV) họp cho ý kiến Đề án phấn đấu tự cân đối ngân sách tỉnh Bình Thuận đến năm 2025 và giai đoạn 2026 – 2030 theo Tờ trình số 340 ngày 18/12/2023 của Ban cán sự đảng UBND tỉnh. Đồng chí Dương Văn An – ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì cuộc họp.

Thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 289/TB-VPCP ngày 19/9/2022 của Văn phòng Chính phủ, Kế hoạch số 111 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh xây dựng Đề án “Phấn đấu tự cân đối thu, chi ngân sách tỉnh Bình Thuận đến năm 2025 và giai đoạn 2026 – 2030” (Đề án).

Theo đó, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã đề xuất phương án với tốc độ thu nội địa tăng bình quân từ 9- 10%/năm trong giai đoạn 2021 – 2030; trong đó giai đoạn 2024 – 2025 tăng 9%/năm, giai đoạn 2026 – 2030 tăng 11%/năm theo định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh hoặc theo phương án số thu nội địa theo tỷ lệ huy động GRDP vào ngân sách đạt 8%. Theo đó, các mốc thời gian Bình Thuận sẽ tự chủ cân đối thu, chi ngân sách đề xuất theo 3 phương án vào năm 2026, năm 2028 và năm 2030.

Tại cuộc họp, các ý kiến thống nhất cao theo đề xuất xác định số thu nội địa để đảm bảo nhu cầu chi ngân sách địa phương năm 2024, 2025 và giai đoạn 2026 – 2030 nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội; đồng thời thực hiện tiết kiệm chi ở một số khoản chi không cần thiết nhằm đảm bảo chi ngân sách địa phương (NSĐP). Đồng thời đề ra các giải pháp để tăng thu ngân sách, các giải pháp tháo gỡ khó khăn thu ngân sách; xác định nguồn thu từ đất cho hợp lý…

Đồng chí Đoàn Anh Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh

Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng cho rằng: “Cần rà soát tính toán lại để có phương án phù hợp nhằm tăng thu ngân sách tỉnh trong thời gian tới. Tiềm năng lợi thế của tỉnh còn rất lớn, tinh thần là nỗ lực cao nhất thực hiện quy hoạch tỉnh, tăng thêm nguồn thu để triển khai đề án trong thời gian sớm nhất…”

Đồng chí Dương Văn An – Bí thư tỉnh ủy kết luận

Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: “Tỉnh Bình Thuận đã bước qua giai đoạn khó khăn, giai đoạn “khó, khô, khổ” đã vào quá khứ, giờ bước vào giai đoạn khơi thông nguồn lực, khai thác tiềm năng, khát vọng vươn lên. Chúng ta biến khó khăn, thách thức thành động lực để phát triển, biến yếu tố bất lợi thành kho báu, biến tiềm năng thành của cải vật chất và biến cơ hội thành thành tựu”, Bí thư Tỉnh ủy dẫn chứng rằng dư địa đất đai của Bình Thuận có quy mô tương đối lớn với tổng diện tích đất gần 8.000 km vuông, đường bờ biển 192km…. Giai đoạn 2017-2023 thu ngân sách tăng bình quân 11,09%; tỷ lệ huy động GRDP khoảng 10,4%. Dù vậy, hiện nay, Bình Thuận chưa tự cân đối ngân sách. Do vậy, tỉnh xây dựng đề án thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ là rất cần thiết. Ban Thường vụ Tỉnh ủy cơ bản thống nhất theo chủ trương và những nội dung được đề cập trong đề án. Tuy nhiên, Đề án cần phải điều chỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu, Cục Thuế cần tính toán điều chỉnh bổ sung để phấn đấu đạt kết quả cao hơn; trong đó, chú ý mục tiêu chính vẫn phải tăng thu, đảm bảo nguồn chi một cách hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm theo nguyên tắc chi đúng, chi đủ những nguồn chi cần thiết, hiệu quả phục vụ cho phát triển. Để thực hiện tốt mục tiêu này, phải thực hiện tốt quy hoạch tỉnh vừa mới công bố nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển và tạo sự hồi phục mạnh mẽ trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Đồng thời, nghiên cứu, rà soát đề ra các giải pháp để mở rộng huy động bồi dưỡng khai thác tốt các nguồn thu, nhất là các nguồn thu lớn, chủ lực, ổn định; tăng nguồn thu từ du lịch, tiêu dùng, thu từ sản xuất công nghiệp, nhất là lĩnh vực sản xuất phân phối điện, nguồn thu từ đất….

Bí thư Tỉnh ủy thống nhất, yêu cầu nghiên cứu lại Đề án trên cơ sở tính toán một cách kỹ lưỡng, bám sát thực tế, có dự báo đến chiều hướng phát triển trong tương lai để tính toán các nguồn thu có thể thu được trong giai đoạn 2021 -2025 và giai đoạn 2026-2030. Từ đó, tính toán dự kiến nguồn thu đạt được và phấn đấu trên cơ sở thực hiện các giải pháp: cải cách hành chính, thúc đẩy đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, bồi dưỡng nguồn thu, chống thất thu… để cân đối nguồn chi NSNN cho phù hợp. Về mốc thời gian, quyết tâm thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên trong quá trình thực hiện có trở ngại do tác động của tình hình kinh tế, chính trị của thế giới, trong nước và những vấn đề tại địa phương có thể sẽ khó đạt được trong năm 2025. Vì vậy, tỉnh đặt ra mục tiêu phấn đấu chậm nhất đến năm 2028 sẽ tự chủ cân đối ngân sách.

Nguồn

Cùng chủ đề

Giải bài toán giá đất, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ năm 2024

Tại cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghe báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm đến cuối năm diễn ra mới đây, lãnh đạo các sở, ban, ngành cũng như các đồng chí trong Ban Thường vụ cùng nhau thảo luận và đưa ra các giải pháp để gỡ “nút thắt” lớn về giá đất, làm tắt nghẽn, chậm tiến độ các dự án, kéo theo trì...

Sẽ xây nút giao dạng kim cương trên cao tốc Biên Hòa

TPO – Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ xây nút giao đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với tỉnh lộ 991, đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao – Hòa Bình dạng kim cương hoàn chỉnh với tổng mức đầu tư dự kiến 1.495 tỷ đồng. Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu vừa thông báo kết luận đồng ý chủ trương đầu tư nút giao đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với tỉnh lộ...

Phát huy vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức Đảng trong cơ quan hội quần chúng

Theo đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, qua 15 năm thực hiện Quy định số 171 của Ban Bí thư “về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan hội quần chúng” đã góp phần củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết, thực hiện có hiệu quả việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh ở địa phương. ...

Triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách cải cách tiền lương

Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 27, Chương trình hành động số 51, việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tích cực. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nội dung liên quan đến cải cách chính sách tiền lương được đẩy mạnh, tạo được sự đồng thuận trong đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động... ...

Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong giai đoạn mới

Qua 1 năm thực hiện Kế hoạch số 66 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Kế hoạch số 03 của Bộ Chính trị khóa XIII; đến thời điểm này, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả khá toàn diện; hệ thống chính trị hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả; các phong trào thi đua...

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết ngày 27/11/2024: Bắc Bộ rét sâu, nhiều nơi mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ngày 27/11, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc...

Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận

BTO - Lễ Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 vừa diễn ra tại TP. Phan Thiết, theo đó có 30 sản phẩm/bộ sản phẩm đạt giải được trao Giấy chứng nhận và kỷ niệm chương. ...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ trời chuyển rét

 Ảnh minh họa: Bích Liên Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (26/11), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở khu vực Đông Bắc Bắc Bộ. Dự báo ngày 26/11, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp...

Hấp dẫn giải bóng bàn mở rộng lần thứ III

BTO-Trong 2 ngày (23 - 24) tại Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tp. Phan Thiết đã diễn ra Giải bóng bàn các Câu lạc bộ ( CLB ) tỉnh Bình Thuận mở rộng lần III - năm 2024. Giải có sự góp mặt của 80 vận động viên của 17...

Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận

Công tác bảo tồn gặp nhiều khó khăn Đầu thập kỷ 1940, đờn ca tài tử bắt đầu rộ lên ở Mũi Né, Phú Long, Hàm Thuận, Chợ Lầu. Nơi diễn ra hoạt động này chủ yếu là sân đình, dinh, vạn… Sau thời gian thành lập và bầu Ban Chủ nhiệm lâm thời vào năm 2005, đến cuối năm 2020, CLB ĐCTT tỉnh Bình Thuận chính thức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020 – 2023. Ngoài Câu...

Cùng chuyên mục

Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận

BTO - Lễ Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 vừa diễn ra tại TP. Phan Thiết, theo đó có 30 sản phẩm/bộ sản phẩm đạt giải được trao Giấy chứng nhận và kỷ niệm chương. ...

Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Nhờ gần dân, biết rõ mục đích vay vốn, đồng thời chia sẻ những khó khăn với nông dân trong quá trình đầu tư kinh doanh – sản xuất, tạo sự liên kết bền vững nên quỹ ngày càng được người dân trong vùng tin tưởng, tín nhiệm... Gần dân để tăng...

“Giữ lửa” tinh thần dùng hàng Việt

Sang năm 2023, 2024 là các công văn có nội dung tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Và tất cả đều có câu: “Báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường vụ Đảng ủy Khối trong báo cáo năm của cơ sở”. ...

Bình Thuận dồn lực chống khai thác IUU

Qua hơn 1 năm tập trung triển khai thực hiện khuyến nghị của EC sau đợt thanh tra tại Việt Nam lần thứ 4 (tháng 10/2023), đến nay Bình Thuận đã thực hiện khối lượng công việc khá lớn, bước đầu đạt được kết quả quan trọng theo các yêu cầu, chỉ tiêu đề ra, góp phần cùng cả nước trên hành trình gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm nay. ...

Người dân tăng thu nhập nhờ đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp

Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mùa khô thì nắng hạn, mùa mưa thì lũ cục bộ, mưa lớn kéo dài gây ngập úng nhiều diện tích cây trồng...Trong thế khó khăn ấy, Tánh Linh đã chủ động phòng chống thiên tai để giảm thiểu thiệt hại. Đồng thời lên phương án giúp người dân sản xuất – kinh doanh phù hợp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp để tăng thu nhập, tạo nguồn thu bền vững...

2 danh mục công trình nước sạch được lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

Ở vùng đất khô hạn Hàm Tân, nước không chỉ cần thiết cho tưới tiêu nông nghiệp mà còn với sinh hoạt đời sống hàng ngày của hàng chục ngàn người dân. Nhiều người dân trong huyện đã nêu kiến nghị về tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt tại các địa phương vào mùa nắng nóng kéo dài, có nơi phải mua nước sinh hoạt với giá cao. ...

UBND tỉnh Bình Thuận mời gọi đầu tư Dự án Khu Nông nghiệp Hồng Thuận

Dự án Khu nông nghiệp Hồng Thuận tại xã Bình An, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận với diện tích 61,28 ha; nguồn gốc khu đất do nhà nước quản lý. Phương thức đầu tư là không sử dụng kinh phí nhà nước. Nhà đầu tư muốn thực hiện dự án cần...

Đảm bảo tính minh bạch trong áp dụng thuế

BTO-Tham gia thảo luận dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vào sáng nay 22/11, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận - Bố Thị Xuân Linh bày tỏ thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh khẳng định, việc xây...

Bình Thuận tham gia Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam)

BTO-Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc) năm 2024 do UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp tổ chức sẽ diễn ra vào giữa tháng 12 tới đây.  Sở Công Thương Bình Thuận vừa xây dựng kế hoạch tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ...

Doanh nghiệp định hướng phát triển khoa học công nghệ từ đầu

Doanh nghiệp KH&CN được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; có năng lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN; có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt tỷ lệ theo quy định (30% tổng doanh thu của doanh nghiệp có “hàm lượng” KH&CN). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất